Những thành tựu cơ bản

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam (Trang 65)

- Đối với người đơn thân đang nuôi con: Người đơn thân thuộc diện hộ

2.3.1.Những thành tựu cơ bản

Thứ nhất, hệ thống chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên ngày càng đồng bộ và hoàn thiện, tạo điều kiện để người dân được hưởng thụ nhiều hơn cả về vật chất và tinh thần. Kể từ khi chuyển nền kinh tế sang vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách làm cơ sở cho việc xác định đối tượng và mức độ trợ giúp xã hội thường xuyên cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

Thứ hai, quy mô đối tượng thụ hưởng với mức trợ giúp ngày càng tăng hơn. Trong điều kiện của nền kinh tế đang phát triển, đang phải khắc phục nhiều hậu quả chiến tranh, Chính phủ đã nhiều lần bổ sung đối tượng được trợ giúp đã góp phần bảo đảm an toàn cuộc sống cho các đối tượng yếu thế trong xã hội. Kết quả là độ bao phủ của trợ giúp xã hội nước ta đạt khá cao, chiếm 2% dân số tương đương với một số nước trên thế giới.

Mức trợ cấp đã góp phần đảm bảo an toàn cuộc sống cho các đối tượng hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên. Đặc biệt, việc Chính phủ chỉ quy định mức trợ cấp tối thiểu, cho phép các địa phương có quyền quyết định mức trợ giúp cao hơn mức quy định tùy thuộc vào khả năng tài chính của địa phương. Chính sách mềm dẻo đó đã tạo điều kiện thúc đẩy các địa phương đó hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên có hiệu quả hơn. Mức trợ giúp xã hội bình quân đạt 281.000 đồng/người/tháng đã nâng tỷ lệ mức trợ cấp xã hội trong thu nhập tối thiểu bình quân của đối tượng từ 20% vào năm 2000 lên 60% vào năm 2010.

Kinh phí trợ giúp xã hội thường xuyên từ ngân sách nhà nước từ 123,1 tỷ (năm 2000) lên đến 4.500 tỷ đồng vào năm 2010, gấp 36,5 lần kinh phí năm 2000.

2.3.2. Hạn chế

Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cũng còn một số hạn chế. Thứ nhất, mức độ bao phủ của chính sách chưa cao. Hiện nay, tỷ lệ đối tượng được hưởng trợ cấp mới đạt khoảng 85% diện được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên.

Thứ hai, mức độ tác động của chính sách thấp. Mức chuẩn trợ cấp xã hội quy định là 180.000 đồng/người/tháng vẫn còn thấp, chỉ đảm bảo khoảng 60% mức sống tối thiểu, 40% chi tiêu cho cuộc sống của đối tượng vẫn dựa vào gia đình, người thân. Hầu hết đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội lại là những đối tượng sống trong các gia đình nghèo với một mức trợ cấp xã hội như vậy khó có thể bảo đảm cuộc sống ở mức tối thiểu nếu như không có sự trợ giúp khác của gia đình, cộng đồng và xã hội.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên có nhiều, trong đó chủ yếu là :

+ Do nhận thức xã hội về trợ cấp xã hội chưa đầy đủ

Việt Nam vốn vẫn là một nước nghèo, lại đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, do vậy nhận thức về trợ giúp xã hội chưa thật đầy đủ. Nhận thức về trợ giúp xã hội thường xuyên vẫn nặng về các hoạt động nhân đạo từ thiện, “lá lành đùm lá rách”, chưa phải sự chia sẻ trách nhiệm xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu và quyền của đối tượng và bảo đảm an toàn cho mọi thành viên trong xã hội khi gặp rủi ro.

+ Do nguồn tài chính cho trợ cấp xã hội thường xuyên còn hạn chế,

chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước. Thêm vào đó định mức phân bổ chi ngân sách cho trợ giúp xã hội thường xuyên hiện hành quá thấp chỉ có 0,5%.

+ Do tổ chức và đội ngũ cán bộ hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên chưa đồng bộ và chưa chuyên nghiệp. Hiện tại đội ngũ cán bộ cấp cơ sở vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng, dẫn đến tình trạng “rò rỉ” sai sót trong việc xác định đối tượng, quản lý đối tượng và chi trả chưa kịp thời

vẫn là hiện tượng khá phổ biến. Đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội cũng rất mỏng ở cấp huyện, tỉnh và trung ương; hoạt động nặng về hành chính, thiếu tính chuyên nghiệp về công tác xã hội, điều này hạn chế đến hiệu quả hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên.

+ Do trách nhiệm của một số địa phương chưa thực sự cao. Thậm chí một số địa phương còn có tư tưởng ỷ vào ngân sách nhà nước chưa chủ động trong việc tổ chức, tuyên truyền để huy động nguồn tài chính từ các tổ chức cá nhân. Việc xét duyệt đối tượng nhiều khi chưa được sát thực, chậm trễ...Tất cả điều đó cũng phần nào ảnh hưởng đến việc mở rộng đối tượng tham gia trợ giúp xã hội thường xuyên.

Chương 3

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam (Trang 65)