- Đối với người đơn thân đang nuôi con: Người đơn thân thuộc diện hộ
2.2.3. Huy động nguồn lực cho hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên
Kinh phí hoạt động chi trả trợ cấp xã hội thường xuyên chủ yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy đi ̣nh của Luật Ngân s ách nhà nước. Các địa phương thực hiện trợ cấp xã hội thường xuyên dựa trên cơ sở ngân sách của từng địa phương và có sự hỗ trợ của ngân sách trung ương.
Đối với các địa phương tự cân đối thu - chi ngân sách (tự bảo đảm 100%) thì sử dụng ngân sách địa phương chi trợ cấp xã hội và được giao trong dự toán ngân sách hàng năm địa phương.
Đối với các địa phương thu ngân sách chỉ đáp ứng khoảng 50% đến dưới 100% nhu cầu chi trả trợ cấp xã hội thường xuyên của địa phương thì ngân sách trung ương hỗ trợ 50%, còn 50% là sử dụng ngân sách địa phương để chi trợ cấp xã hội và được giao trong dự toán ngân sách hàng năm của địa phương.
Đối với các địa phương thu ngân sách chỉ đáp ứng khoảng 30 đến dưới 50% nhu cầu chi trả trợ cấp xã hội thường xuyên của địa phương thì ngân sách trung ương hỗ trợ 70%, còn 30% là sử dụng ngân sách địa phương để chi trợ cấp xã hội và được giao trong dự toán ngân sách hàng năm của địa phương.
Đối với các địa phương thu ngân sách chỉ đáp ứng dưới 30 % nhu cầu chi trả trợ cấp xã hội thường xuyên của địa phương thì ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí chi trợ cấp xã hội.
Điều này đã góp phần tạo nên tính chủ động và tính trách nhiệm của từng địa phương trong việc thực hiện trợ giúp xã hội thường xuyên. Tuy nhiên cơ chế này cũng còn những bất cập vì khoảng cách chia theo 4 nhóm là quá rộng, và cơ chế tài chính giữa cấp tỉnh/thành phố với cấp huyện/quận chưa được xác định rõ ràng, chưa tạo được tính chủ động và tính trách nhiệm của cấp quận/huyện trong việc bố trí ngân sách thực hiện chính sách trợ cấp xã hội thường xuyên mà hoàn toàn phụ thuộc vào cấp tỉnh/thành phố. Trong những năm tới cần nghiên cứu để sáng tỏ hơn tính minh bạch và tính trách nhiệm trong việc lập dự toán, phê duyệt dự toán và bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách trợ cấp xã hội ở các cấp.
Ngân sách nhà nước chiếm khoảng trên 90% tổng nguồn lực và giữ vai trò chủ đạo trong việc trợ giúp đối tượng xã hội thường xuyên. Ngân sách nhà nước chi cho trợ cấp xã hội thường xuyên đã được tăng lên nhanh chóng. Năm 2000, kinh phí trợ cấp xã hội thường xuyên khoảng 123,1 tỷ đồng, đến năm 2005 đã tăng lên khoảng 421,82 tỷ đồng (cao gấp 3,4 lần năm 2000) và
năm 2010 ước tăng lên 4500 tỷ đồng (gấp 36,5 lần năm 2000 và gấp 2 lần năm 2009) (Biểu đồ 2.6). Kinh phí sử dụng cho trợ cấp xã hội hiện đã đạt 0,5% ngân sách nhà nước Nguyên nhân chủ yếu là do tăng số lượng đối tượng và tăng mức trợ cấp.
Đơn vị: Tỷ đồng Kinh phí trợ giúp xã hội thường xuyên
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Biểu đồ 2.6: Kinh phí thực hiện trợ cấp xã hội
(Nguồn: Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Kinh phí trợ giúp xã hội nhiều nhất dành cho nhóm người cao tuổi (46,78%), tiếp đến là kinh phí trợ giúp người tàn tật (chiếm trên 41,47%), kinh phí trợ giúp nhóm trẻ em mồ côi xếp thứ ba (chiếm 8,67% trong trong tổng số kinh phí trợ giúp) (xem bảng 2.3).
Bảng 2.3: Kinh phí trợ cấp xã hội thường xuyên cho các đối tượng
Loại đối tượng
Số tiền (tỷ đồng) Cơ cấu (%)
2007 2008 2010 2007 2008 2010
Tổng số 910 1.680 4.500 100,00 100,00 100,00 Người cao tuổi (gồm cả
người già cô đơn và từ 85 tuổi trở lên 269 802 2.105 29,60 47,76 46,78 Trẻ em mồ côi 132 171 390 14,56 10,15 8,67 Ngươì tàn tật (gồm cả hộ có 2 người tàn tật nặng, người tâm thần) 411 568 1.866 45,19 14,56 41,47
Đối tượng sống trong cơ
sở bảo trợ xã hội 83 45 79 9,09 2,66 1,75 Đối tượng khác (người
nhiễm HIV, phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ…)
14 95 60 1,55 5,63 1,33
(số liệu năm 2010 là ước tính) (Nguồn: Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Ngoài ra, Nhà nước tạo cơ chế để hình thành rất nhiều loại quỹ xã hội, quỹ nhân đạo từ thiện để trợ giúp các đối tượng xã hội như “quỹ bảo trợ trẻ em”, quỹ của Hội chữ thập đỏ, quỹ của người cao tuổi... Sự trợ giúp của gia đình, cộng đồng xã hội đang góp phần tích cực, thúc đẩy và mở rộng tính xã hội và đa dạng hoá các hoạt động trợ giúp xã hội ở nước ta, góp phần đưa công tác trợ giúp xã hội ngày càng phát triển. Sự trợ giúp của cộng đồng xã hội cũng có ý nghĩa quan trọng đối với các đối tượng xã hội, đặc biệt là nhóm người cao tuổi, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Ước tính, nguồn kinh phí thu hút từ cộng đồng, ước năm 2010 đạt khoảng gần 300 tỷ chiếm khoảng gần 10% kinh phí trợ giúp xã hội.
Tóm lại, nguồn tài chính chủ yếu cho hoạt động cứu trợ từ ngân sách nhà nước, các nguồn khác chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Trách nhiệm lớn nhất trong
hoạt động trợ giúp xã hội là nhà nước. Tuy nhiên, do về ngân sách hạn hẹp nên kinh phí dành cho trợ giúp xã hội chưa cao.