Sự biến đổi hàm lượng tanin

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nghiên cứu động thái một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh theo tiến trình phát triển của quả Na Dai (Trang 53 - 54)

- Một số nguyên tố khoáng được phân tích tại viện hoá học thuộc viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

3.2.7.Sự biến đổi hàm lượng tanin

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2.7.Sự biến đổi hàm lượng tanin

Tanin là một trong những hợp chất thứ cấp của cây trồng, có cấu trúc đa phân mà đơn phân là cỏc nhúm phenol. Tanin có khối lượng phân tử từ 500-20000, hoà tan trong nước trừ một vài loại có cấu trúc phân tử quá lớn. Tanin được chia thành hai nhóm là: Tanin thuỷ phân (HT) và proanthocyandin (PA) [11].

Tanin được tìm thấy ở hấu hết các loài thực vật. Nú cú trong lá, rễ, thân cây, vỏ cõy và trong quả. Trong cơ thể thực vật, tanin có thể kết hợp với protein, tinh bột, xenlulozơ, khoáng [33]. Đối với cơ thể thực vật, tanin là một vũ khí tự vệ. Trong mụ lỏ, tanin thường tập trung ở lớp tế bào biểu bì trên làm cho động vật ăn lá chán ăn. Trong mô rễ, tanin thường tập trung ở phía dưới như một hàng rào chắc chắn ngăn cản sự cư trú và xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như nấm, vi khuẩn.

Ở cây na, hàm lượng tanin rất cao, có nhiều trong vỏ quả, thân cây và cả lá cây có thể dùng làm nguyên liệu để chế các loại thuốc. Trong quả, hàm lượng tanin cũng có nhiều và biến đổi lớn trong quá trình sinh trưởng, phát triển. Sự biến đổi đó được thể hiện trong bảng 15 (phụ lục), hình 15.

Hình 15: Động thái hàm lượng tanin trong thịt quả na dai theo tiến trình sinh trưởng, phát triển.

Kết quả phân tích cho thấy: Ở thời kì quả non, hàm lượng tanin cao và đạt cực đại vào thời kì 3 tuần tuổi (19,40% chất khô). Khi chuyển sang thời kỡ chớn, hàm lượng tanin giảm. Tuy nhiên, khi quả chín mềm (16 tuần tuổi) vẫn còn một lượng nhỏ tanin (0,582% chất khô).

Sự biến đổi tanin theo tuổi có ý nghĩa sinh học đối với quả: Ở thời kì quả non, hàm lượng tanin cao nên quả cứng và có vị chát hạn chế được sự xâm nhập và lây lan của sâu bệnh. Khi quả chín, hàm lượng tanin giảm xuống thấp làm cho quả mềm, khi ăn không còn cảm giác chát tạo điều kiện cho sự phát tán hạt.

Trong y học, người ta sử dụng tanin làm thuốc chữa bệnh đường ruột, cầm máu nhẹ. Một số nước sử dụng tanin làm thuốc nhuộm vải [11].

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nghiên cứu động thái một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh theo tiến trình phát triển của quả Na Dai (Trang 53 - 54)