Sự biến đổi hàm lượng lipit

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nghiên cứu động thái một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh theo tiến trình phát triển của quả Na Dai (Trang 45 - 47)

- Một số nguyên tố khoáng được phân tích tại viện hoá học thuộc viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2.3. Sự biến đổi hàm lượng lipit

Lipit là các hợp chất hữu cơ khác nhau có chứa một hoặc nhiều chuỗi axit béo mạch dài. Lipit không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ như clorofooc, ete, etanol... Lipit là thành phần quan trọng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Trong quả, lipit không chỉ có trong tế bào thịt quả mà còn tập trung ở tế bào biểu bì của vỏ tạo nên lớp cutin, đóng vai trò quan

trọng trong việc kiểm tra sự thoát hơi nước, bảo vệ các cơ quan chống lại sự khắc nghiệt của thời tiết và sự tấn công của côn trùng, vật kí sinh [33].

Ngoài vai trò cung cấp năng lượng, lipit còn tham gia vào cấu trúc như màng sinh chất, keo nguyên sinh chất; tham gia vào vận chuyển và hấp thụ các chất hoà tan trong chất béo [2].

Dạng lipit dự trữ trong hạt của cơ thể sinh vật là triglyxerol, ở thực vật gọi là dầu. Dầu thực vật có nhiều trong quả và hạt của cỏc cõy có dầu như lạc, thầu dầu, vừng, bơ. Hàm lượng dầu thay đổi tuỳ theo từng giống, từng loài cây, chế bộ bón phân, giai đoạn sinh trưởng, phát triển [29].

Kết quả phân tích sự biến đổi lipit trong quả na dai trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn được trình bày trong hình 11, bảng 11(phụ lục).

Hình 11: Động thái hàm lượng lipit trong thịt quả na dai theo tiến trình sinh trưởng, phát triển.

Kết quả phân tích cho thấy, ở quả na dai hàm lượng lipit giảm dần từ thời kì quả non (3 tuần tuổi) đến khi quả chín.

Thời kì từ 3 đến 5 tuần tuổi hàm lượng lipit giảm nhanh, có thể do thời kì này lipit được huy động để cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho quá trình sinh trưởng dãn dài của tế bào.

Từ 7- 15 tuần tuổi, hàm lượng lipit giảm chậm. Đây cũng là giai đoạn thịt quả hình thành, phát triển mạnh mẽ, tích luỹ các chất.

Từ 15-16 tuần tuổi, hàm lượng lipit có xu hướng giảm mạnh, lipit tham gia vào các phản ứng nhằm cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho quá trình hô hấp.

Ở na dai, hàm lượng lipit không cao nhưng cũng chiếm một tỉ lệ nhất định. Nú cú vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của quả và cùng với các chất dinh dưỡng khác tạo nên hương vị đặc trưng cho quả. Vì vậy, chúng ta nên thu hoạch quả khi hàm lượng lipit còn cao.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nghiên cứu động thái một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh theo tiến trình phát triển của quả Na Dai (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w