Động thái một số chỉ tiêu sinh lí của quả na dai trồng tại huyện Hữu Lũng Lạng Sơn theo tiến trình sinh trưởng và phát triển của quả.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nghiên cứu động thái một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh theo tiến trình phát triển của quả Na Dai (Trang 32 - 40)

- Một số nguyên tố khoáng được phân tích tại viện hoá học thuộc viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

3.1.2Động thái một số chỉ tiêu sinh lí của quả na dai trồng tại huyện Hữu Lũng Lạng Sơn theo tiến trình sinh trưởng và phát triển của quả.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.2Động thái một số chỉ tiêu sinh lí của quả na dai trồng tại huyện Hữu Lũng Lạng Sơn theo tiến trình sinh trưởng và phát triển của quả.

Hữu Lũng- Lạng Sơn theo tiến trình sinh trưởng và phát triển của quả.

Tất cả các loại quả đều có sự phát triển định tính rất khác nhau. Tuy nhiên, sự sinh trưởng của chúng đều diễn ra theo một cách thức tương tự nhau. Những mô hợp thành một quả không xuất hiện mỗi khi tạo quả (quả là do bầu nhụy chuyển thành). Sự phát triển của quả bắt đầu cùng thời gian với các bộ phận của hoa, trước khi hoa nở. Do đó người ta có thể phân biệt nhiều giai đoạn trong quá trình hình thành và đời sống của một quả [16].

+ Giai đoạn nở hoa được đặc trưng bởi sự ngừng sinh trưởng của cỏc mụ. + Giai đoạn sau thụ tinh, một giai đoạn sinh trưởng quan trọng, chủ yếu là do sinh trưởng dãn dài của tế bào.

+ Giai đoạn chín, tiếp theo là sự già của quả.

Thời gian phát triển của quả giữa giai đoạn nở hoa và chín dao động nhiều tuỳ thuộc vào loài cây. Đối với quả mọng, thời gian biến động trong khoảng 15 tuần (90 – 100 ngày với mơ, sung, đào, nho; 120 ngày với chuối). Gia tăng mức độ sinh trưởng (khối lượng hay thể tích) trong thời kỳ đó là rõ rệt với tỉ lệ tăng từ bầu nhụy thành quả chín là từ 40 (bầu, bí) đến 400000 (lê) lần. Trong sự tăng trưởng đó, tăng số lượng tế bào là không đáng kể, nú đó được xác định trước khi nở hoa. Ví dụ: Táo (Malus) có 2.106 tế bào trong bầu nhụy khi nở hoa, 40.106 tế bào trong thịt quả khi chín. Nho có 2.105 tế bào khi nở hoa, 6.105 tế bào khi chín [16]. Sự giãn tế bào tiếp tục đến tận lỳc chớn trong tất cả các loại quả [33].

3.1.2.1. Sự biến đổi kích thước và thể tích theo tuổi của quả na dai

Kết quả phân tích sự biến đổi kích thước và thể tích của quả ở giống na dai trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn được trình bày trong hình 4, 5 và bảng 2,3,4 (phụ lục).

Kết quả cho thấy, cả hai chỉ tiêu về chiều dài và đường kính đều tăng thuận theo tiến trình sinh trưởng và phát triển của quả. Từ khi quả 2 ngày tuổi đến khi quả 16 tuần tuổi, chiều dài tăng gấp 22,721 lần, đường kính tăng gấp 28,973 lần.

Ban đầu quả mới hình thành, mức chênh lệch giữa chiều dài và đường kính là không nhiều (2 ngày tuổi chiều dài là 0,323cm, đường kính 0,294cm). Ở các thời kỳ tiếp theo, sự chênh lệch này rõ dần.

Hình 4: Động thái sinh trưởng chiều dài và đường kính của quả na dai qua các thời kỳ sinh trưởng, phát triển

Thời điểm 3 tuần tuổi: Chiều dài đạt 1,789cm gấp 5,539 lần và đường kính đạt 1,771cm gấp 6,024 lần lúc quả 2 ngày tuổi. Thời kì này, đường kính quả đã tăng mạnh hơn chiều dài quả vì vậy quả có hình dạng nún tròn nhọn. Đây cũng là thời kỳ tăng trưởng mạnh nhất của quả na dai. Sự tăng trưởng kích thước ở đõy chủ yếu là do sự sinh trưởng dãn dài của tế bào.

Từ 1 – 7 tuần tuổi: Chiều dài và đường kính của quả tăng khá mạnh. Chiều dài tăng gấp 7,212 lần đạt 4,118cm, đường kính tăng gấp 8,179 lần đạt 4,695cm. Lúc này đường kính tiếp tục tăng mạnh hơn chiều dài làm quả tròn hơn. Quả tập trung tích luỹ các chất dinh dưỡng và tích nước (bảng 5).

Từ 7 – 15 tuần tuổi: Tốc độ tăng kích thước chậm dần, đường kính vẫn tăng mạnh hơn chiều dài (chiều dài tăng gấp 1,768 lần, đường kính tăng gấp 1,780 lần) nhưng không nhiều. Quả na lúc này có hình dạng gần như hình tim, tròn. Ở tuần tuổi tiếp theo, quả vẫn tiếp tục tích nước nên kích thước có tăng nhẹ. Nếu gặp thời tiết mưa quả dễ bị nứt và rụng.

Như vậy, kích thước quả tăng mạnh nhất từ 1- 3 tuần tuổi, tăng mạnh cả về chiều dài và đường kính. Từ 3 – 7 tuần tuổi kích thước vẫn tăng mạnh nhưng đường kính tăng mạnh hơn. Ban đầu, sự tăng này là do sự phân chia và do sự sinh trưởng dãn dài của tế bào. Thời kì sau, tăng trưởng chủ yếu do sự dãn dài của tế bào. Tương ứng với sự biến đổi về kích thước, thể tích cũng biến đổi không ngừng.

Hình 5: Động thái thể tích quả theo tiến trình sinh trưởng, phát triển của quả na dai.

Kết quả trên cho ta thấy: Thể tích quả tăng thuận theo tiến trình sinh trưởng, phát triển của quả. Từ 2 ngày tuổi đến 16 tuần tuổi quả tăng thể tích gấp 4517,241 lần. Trong đó tăng mạnh nhất ở thời kì từ 1 – 3 tuần tuổi (tăng 23,297 lần). Điều này hoàn toàn phù hợp, bởi đây cũng là thời kì quả tăng trưởng mạnh về kích thước. Sự tăng trưởng mạnh về thể tích lúc này chủ yếu do sự dón dài tế bào, sự tăng trưởng của vỏ quả và hạt.

Từ 3 – 7 tuần tuổi, thể tích vẫn tiếp tục tăng mạnh. Ở thời kì này ngoài sự phát triển của vỏ quả và hạt, cùi xuất hiện và phát triển mạnh. Sự tăng trưởng kích thước của quả đi kèm với sự tích luỹ vật chất. Sau giai đoạn này thể tích quả tăng chậm lại.

Nhìn chung sự tăng trưởng về kích thước là chủ yếu là do sự sinh trưởng dãn dài tế bào, cùng với sự tích luỹ vật chất khô và nước. Quá trình này được phức hệ hoocmon nội sinh như auxin, cytokinin, giberellin... điều tiết [16].

3.1.2.2. Động thái sinh khối tươi, khô của quả na dai theo tuổi.

Để đánh giá sự sinh trưởng của quả, bên cạnh việc xác định kích thước, chúng tôi tiếp tục xác định khối lượng tươi và khô của quả. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng 5 (phụ lục) và hình 6.

Hình 6: Động thái hàm lượng chất tươi và khô của quả na dai theo tiến trình sinh trưởng, phát triển

Kết quả cho thấy; nhỡn chung trong tiến trình sinh trưởng, phát triển của quả, khối lượng tươi và khô đều tăng thuận. Từ lúc 2 ngày tuổi khối lượng quả tươi là 0,019g, khối lượng khô của quả là 0,005 đến 16 tuần tuổi khối lượng tươi của quả đạt tới 262,350g tăng gấp 13807,894 lần, khối lượng khô đạt 71,566g tăng gấp 14313,2 lần.

Khối lượng quả tăng nhanh nhất lúc 1-3 tuần tuổi (khối lượng tươi tăng gấp 29,353 lần, khối lượng khô tăng gấp 30,6 lần). Sự tăng trưởng này do sự sinh trưởng dãn dài của tế bào tiếp tục diễn ra sau thụ tinh kèm theo sự tích nhiều nước (hàm lượng nước tăng từ 72,855% lúc 2 ngày tuổi lên 74,45% lúc 3 tuần tuổi). Từ tuần thứ 5 về sau, tốc độ tăng khối lượng chậm dần.

Tỉ lệ chất khô giảm dần từ thời kì 2 ngày tuổi (27,145%) đến 1 tuần tuổi (24,197%). Có thể do thời kì này, các cơ quan bộ phận của quả còn non, các tế bào đang trong quá trình tăng trưởng mạnh nên hàm lượng nước tích trữ nhiều. Từ 1-5 tuần tuổi, hàm lượng chất khô tăng dần (từ 24,197% ở 1 tuần tuổi tăng lên 26,185% ở 5 tuần tuổi. Sau đó ở tuần thứ 7, sự tích nước đã làm cho tỉ lệ chất khô trong quả giảm chỉ còn 25,932%. Từ tuần thứ 7 kích thước, thể tích khối lượng quả tăng chậm dần.

Từ tuần thứ 9 – 13, hàm lượng chất khô tăng mạnh đạt 31,112% ở tuần 13 sau đó giảm dần do sự tích nước chuẩn bị cho quá trình chín của quả. Quả ở 16 tuần tuổi, hàm lượng chất khô là 27,279% ; hàm lượng nước 72,721%.

Như vậy, có thể thấy sự tăng kích thước và khối lượng của quả phụ thuộc rất nhiều vào sự tích nước trong quả (từ 1-7 tuần tuổi là thời kì quả na dai có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về kích thước và khối lượng, hàm lượng nước trong quả luôn đạt ở mức cao, cao nhất khi quả 1 tuần tuổi đạt 75,803%). Ở thời kỡ nuụi quả, đặc biệt là ở thời kì từ 1 đến 7 tuần tuổi, nếu cây thiếu nước sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất của quả.

Sự tích luỹ vật chất khô của quả ở thời kì này do mạch dẫn đem đến quả từ lá để dự trữ. Mặt khác chất hữu cơ trong quả cũng được tạo ra một phần nhờ vai trò tích cực quang hợp của vỏ quả.

3.1.2.3. Sự biến đổi của hệ sắc tố quang hợp trong vỏ quả na dai qua các thời kì sinh trưởng, phát triển .

Quan sát mầu sắc vỏ quả na dai trong tiến trình sinh trưởng và phát triển, chúng tôi nhận thấy, khi quả mới hình thành có mầu xanh lá mạ, sau đó

chuyển sang mầu xanh thẫm, khi quả gần chín mầu xanh nhạt dần, kẽ mắt trắng hồng, mắt na mầu xanh hơi vàng. Mầu sắc quả ở các thời kì khác nhau là không giống nhau do hàm lượng các sắc tố trong vỏ quả khác nhau.

Chúng tôi tiến hành định lượng hai nhóm sắc tố chính là clorophyl (diệp lục) và carotenoit trong vỏ quả, kết quả được trình bày trong hình 7, 8 và bảng 6, 7 (phụ lục). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 7: Động thái hàm lượng diệp lục trong vỏ quả na dai theo tiến trình sinh trưởng, phát triển.

Hình 8: Động thái hàm lượng carotenoit trong vỏ quả na dai qua các thời kì sinh trưởng, phát triển.

Trong thời kì sinh trưởng sớm của quả nói chung, sự sinh trưởng của noãn được nuôi dưỡng ít nhất một phần từ bầu nhụy và các bộ phận có liên quan đến nó như: đài hoa, lá bắc và đế hoa. Những bộ phận này thường có mầu xanh và có khả năng quang hợp. Trong lúc quả còn nhỏ, những bộ phận đó đóng vai trò dinh dưỡng chủ yếu, nhưng khi quả lớn, mặc dù lớp tế bào ngoài cùng có thể quang hợp đến tận lỳc chớn, nguồn dinh dưỡng của quả lúc này chủ yếu là từ lá (Brale, 1964)[33].

Trong quá trình phát triển của quả na dai, có sự biến đổi về mầu sắc vỏ quả. Số liệu phân tích cho ta thấy hàm lượng diệp lục và carotenoit trong quả tương đối nhiều. Hàm lượng diệp lục tăng khi quả còn non và giảm dần khi quả chuyển sang giai đoạn chín. Hàm lượng carotenoit tăng liên trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của quả, tăng mạnh nhất lúc quả bước vào thời kỡ chớn.

Ngay từ khi mới hình thành, trong vỏ quả đó cú một lượng diệp lục nhất định (diệp lục tổng số thời kì 1 tuần tuổi là 0,036mg/cm2 diện tích vỏ quả tươi, chủ yếu là diệp lục b, chiếm 0,029mg/cm2). Hàm lượng carotenoit lúc này còn thấp, đạt 0,011mg/cm2 diện tích vỏ. Thời kì này vỏ quả có mầu xanh lá mạ.

Từ 1-13 tuần tuổi, hàm lượng diệp lục tăng. Diệp lục tổng số tăng gấp 3,917 lần, trong đó diệp lục b tăng và chiếm phần đa, tỉ lệ diệp lục a thấp hơn. Hàm lượng diệp lục đạt cực đại vào lúc 13 tuần tuổi (diệp lục tổng số đạt 0,141mg/cm2 diện tích vỏ tươi, diệp lục a là 0,046mg/cm2, diệp lục b là 0,095mg/cm2). Hàm lượng carotenoit cũng tăng gấp 2,364 lần. Ở thời kì này, quang hợp của vỏ quả cũng góp một phần vào sự tích luỹ các chất hữu cơ cho quả (bảng 6, 7).

Khi quả bước vào thời kỡ chớn, hàm lượng diệp lục giảm, hàm lượng carotenoit lại tăng. Quả 15 tuần tuổi hàm lượng diệp lục tổng số giảm xuống còn 0,077mg/cm2 diện tích vỏ tươi nhưng hàm lượng carotenoit lại tăng cao

đạt 0,065 mg/cm2 diện tích vỏ tươi. Quả chuyển từ mầu xanh đậm sang mầu xanh nhạt hơi vàng, kẽ mắt trắng, độ cao của mắt quả giảm.

Thời kì tiếp theo quả 16 tuần tuổi (quả chín mềm), hàm lượng diệp lục tiếp tục giảm mạnh, hàm lượng carotenoit cũng giảm nhẹ.

Sự giảm hàm lượng diệp lục là do hoạt động của enzim clorophylaza, enzim này có mặt trong lục lạp. Đã từ lâu, người ta biết rằng clorophylaza tham gia vào sự phá huỷ clorophyl đó là một đặc trưng của quá trình chín của quả. Vai trò phân giải của enzim này trong giai đoạn chớn đó được Looney và Patterson (1967) xem xét trên đối tượng là quả chuối. Trong quả chuối, clorophylaza hoạt động song song với hô hấp bột phát. Looney và Patterson cho rằng do clorophylaza có mặt trong lục lạp và bào quan này chịu sự thoỏi hoá sớm trong quá trình chín. Hoạt độ của enzim tăng có liên quan với sự giải phóng enzim và cũng có thể là kết quả của sự tổng hợp mới enzim ở thời kì đầu của quá trình chín [33]. Như vậy, hàm lượng diệp lục trong vỏ quả na dai tương đối lớn, chỳng cú vai trò thực hiện quá trình quang hợp và cung cấp một lượng chất hữu cơ nhất định cho quả.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nghiên cứu động thái một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh theo tiến trình phát triển của quả Na Dai (Trang 32 - 40)