So sánh một số chỉ tiêu giữa quả na dai và quả na bở trồng tại Hữu Lũng Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nghiên cứu động thái một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh theo tiến trình phát triển của quả Na Dai (Trang 66 - 70)

- Một số nguyên tố khoáng được phân tích tại viện hoá học thuộc viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

10 Xenlulozơ (% chất khô) 2,

3.4. So sánh một số chỉ tiêu giữa quả na dai và quả na bở trồng tại Hữu Lũng Lạng Sơn.

Hữu Lũng - Lạng Sơn.

Nhờ sự chuyển giao khoa học kỹ thuật của cán bộ khuyến nông đến từng hộ gia đình và bàn tay chăm sóc cần mẫn của những người nụng dõn, cây na dai Hữu Lũng cùng với na dai Đồng Mỏ - Chi Lăng đang ngày càng khẳng định chất lượng và thương hiệu của mỡnh trờn thị trường Miền Bắc và vươn rộng ra cả nước. Bên cạnh giống na dai rất được ưa chuộng vì quả to, ăn ngon, dễ tách hạt, tách vỏ, vị ngọt đậm và có mùi thơm đặc trưng, ở địa bàn huyện Hữu Lũng - Lạng Sơn còn trồng giống na bở cũng cho quả to, đẹp và ăn ngọt, có mùi thơm nhẹ. Nhưng na bở ít được ưa chuộng hơn na dai, quả lại dễ nứt vỡ, khó vận chuyển đi xa nờn nú thực sự chưa đem lại lợi ích kinh tế cho người trồng na, làm cho diện tích trồng na bở không tập trung và đang có xu hướng giảm mạnh.

Để góp phần phát hiện, bình tuyến và bảo tồn các giống na có giá trị dinh dưỡng, phẩm chất tốt sẵn có ở địa phương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu phân tích so sánh một số chỉ tiêu sinh lí, hoá sinh của hai giống na: na dai và na bở trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn, tại thời điểm quả chín ăn được (16 tuần tuổi). Kết quả phân tích, so sánh được trình bày trong bảng 24.

Số liệu trong bảng 24 cho thấy:

-Về kích thước: Quả na bở có chiều dài lớn hơn nhưng đường kính nhỏ hơn so với quả na dai, tuy nhiên độ chênh lệch này là không nhiều.

-Về khối lượng và thể tích: Nhìn chung quả na dai có khối lượng và thể tích lớn hơn một ít so với quả na bở.

-Về tỉ lệ 3 phần vỏ, cùi, hạt: Quả na bở có tỉ lệ vỏ cao hơn, tỉ lệ cùi thấp hơn, tỉ lệ hạt thấp hơn một ít so với quả na dai.

-Về hình dáng và mầu sắc: Quả na dai có tỉ lệ đường kớnh/chiều dài 1,161 cao hơn so với quả na bở, các mắt quả căng nhẵn hơn, khi chín vỏ quả có mầu trắng xanh nhạt hơi vàng. Quả na bở có tỉ lệ đường kớnh/chiều dài 1,031, mắt quả cao, kẽ mắt trắng, vỏ quả mầu trắng xanh, có thể bị nứt khi chín. Nhìn chung quả na dai có mẫu mã đẹp hơn so với quả na bở.

-Hàm lượng nước và tỉ lệ chất khô: Quả na dai có hàm lượng nước thấp hơn (72,721%) so với quả na bở (78,285%). Như vậy, na dai có tỉ lệ chất khô cao hơn.

- Hàm lượng đường khử: Quả na dai trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn có hàm lượng đường khử khá cao đạt 13,577%, trong khi đó hàm lượng đường khử quả na bở đạt 14,560 % thịt quả tươi khi quả chín cho thấy hàm lượng đường khử của quả na bở cao hơn và ăn có vị ngọn sắc hơn na dai.

-Hàm lượng tinh bột của hai loại quả này gần tương đương nhau, na dai là 1,795% và na bở đạt 1,786% thịt quả tươi.

Bảng 24: So sánh một số đặc điểm của hai giống na dai và na bở trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn ở 16 tuần tuổi.

Chỉ tiêu so sánh Na dai Na bở

Chiều dài quả (cm) 7,339 7,965

Đường kính quả (cm) 8,518 8,213

Thể tích (cm3) 262,083 260,75

Khối lượng quả (g tươi) 262,350 257,26

Tỉ lệ 3 phần

Vỏ (% quả tươi) 37,60 46,65

Cùi (% quả tươi) 56,30 47,59

Hạt (% quả tươi) 6,10 5,77

Mầu sắc vỏ trắng xanh hơi vàng trắng xanh

Hàm lượng nước (% chất tươi) 72,721 78,285

Đường khử (% chất tươi) 13,577 14,560 Tinh bột (% chất tươi) 1,795 1,786 Xenlulozơ (% chất khô) 2,126 1,200 Protein (% chất khô) 6,150 8,362 Lipit (% chất khô) 4,588 5,250 Axit tổng số (ldl/100g tươi) 22,860 37,675 Tamin (% chất khô) 0,582 0,490 Vitamin C (mg% chất tươi) 35,500 43,150

-Hàm lượng axit tổng số ở quả na bở cao hơn (đạt 37,675 ldl/100g thịt quả tươi) so với quả na dai (đạt 22,861 ldl/100/g thịt quả tươi) trong thịt quả chín.

-Hàm lượng protein trong chất khô ở quả na bở cũng cao hơn gấp 1,360 lần so với quả na dai.

-Hàm lượng lipit trong quả na bở là 5,250% chất khô gấp 1,144 lần so với hàm lượng lipit trong quả na dai (4,588%).

-Hàm lượng vitamin C: Quả na bở cũng có hàm lượng vitamin C cao hơn so với quả na dai gấp 1,215 lần.

-Hàm lượng tanin của hai loại quả na này chênh lệch không nhiều, nhìn chung khi quả chín hàm lượng tanin giảm mạnh.

-Hàm lượng xenlulozơ: Nhìn chung quả na bở có hàm lượng xelulozơ thấp hơn (đạt 1,20% chất khô) quả na dai (2,126%). Đây có thể là một trong

những nguyên nhân làm cho quả na bở dễ nứt vỡ, nát hỏng hơn so với quả na dai trong lưu chuyển.

Qua sự phân tích so sánh như trên, ta thấy, quả na bở có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với quả na dai; song thua kém quả na dai về một số đặc điểm phẩm chất, mẫu mã như tỉ lệ vỏ, cùi, độ bền cơ học khi quả chín ảnh hưởng đến quá trình bảo quản, vận chuyển nên chưa thực sự có giá trị hàng hoá cao.

Kết quả phân tích so sánh cũng góp phần tuyển lựa những giống na có giá trị dinh dưỡng cao, có phẩm chất tốt, mẫu mã đẹp... hiện nay còn phân bố rải rỏc trên địa bàn huyện Hữu Lũng và các địa phương khác của tỉnh Lạng Sơn nhằm góp phần nâng cao năng suất chất lượng cây na Lạng Sơn và xây dựng thương hiệu na trong vùng ngày càng có uy tín.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nghiên cứu động thái một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh theo tiến trình phát triển của quả Na Dai (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w