5. Đóng góp của đề tài
3.3.1. Tín ngưỡng, tôn giáo
Đồng bào tin ở thuyết “vạn vật hữu linh”, cho rằng mọi hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều có linh hồn. Chúng được chia thành hai loại phúc thần và hung thần. Phúc thần là những vị thần tốt, luôn phù hộ, che chở cho con người như ma tổ tiên, thổ thần, ma mụ, ma bếp,..Hung thần là những loại ma xấu, thường gây hại cho con người như ma thuồng luồng, ma rừng, ma lang thang….
* Tín ngưỡng
- Tục thờ cúng trong gia đình, dòng họ.
Tiêu biểu nhất trong tín ngưỡng, tôn giáo của cư dân châu Định Hóa là thờ tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hóa đã ăn sâu vào trong
tiềm thức và lối sống của mỗi người. Họ coi đó là khuôn thước tâm linh có sức mạnh tập hợp và răn dạy con cái tránh khỏi những cám dỗ tầm thường trong xã hội, biết trọng tình nghĩa, yêu thương đùm bọc nhau. Chính vì vậy việc thờ súng tổ tiên đã được duy trì qua nhiều thế hệ và trở thành cái cốt lõi của thuần phong mỹ tục của cư dân trong vùng. Trong mỗi gia đình Tày- Nùng ở Định Hóa đều có bàn thờ tổ tiên đặt ở gian giữa nhà, nơi tôn nghiêm nhất. Tùy từng xã, từng dòng họ mà bài trí bàn thờ khác nhau. Người chủ gia đình mới được quyền hương khói vào những dịp lễ tết, ngày rằm, mùng một…để cầu xin sự bình an, may mắn cho cả gia đình. Việc thờ của họ cùng theo tộc hệ 9 đời, nhưng họ chỉ thờ cúng tổ tiên theo 3 đời (cha, ông, cụ). Có những gia đình, họ còn thờ Phật bà Quan Âm ở nhà. Những gia đình có người làm nghề Tào, Mo, Then, Pụt thì họ thờ thêm ông tổ của nghề cúng bái (pháp sư). Ngoài ra đồng bào còn thờ bà mụ (mẹ hoa), ma bếp lửa, ma ngoài sàn ở người Nùng.[60, tr 102]
Sinh hoạt trong dòng họ ở châu Định Hóa không thường xuyên và đều đặn như ở miền xuôi. Một năm, mọi người trong họ chỉ gặp nhau một lần vào dịp Tết Thanh minh để đi tảo mộ và cùng ăn một bữa cơm. Họ coi đó là ngày giỗ họ của mình. Vì thế, trong nhà trưởng họ bao giò cũng có bàn thờ họ. Bàn thờ họ được ghép với bàn thờ tổ tiên của gia đình.
- Tục thờ cúng của cộng đồng
Mỗi xóm bản đều có hoạt động thờ cúng riêng là cúng thần bản, thổ địa. Mỗi xóm làng có một vị thần riêng để che chở, phù hộ là thần thổ địa. Dù làng bản đó chỉ có hai, ba gia đình, người ta cũng lập miếu thờ Thổ thần. Miếu là một ngôi nhà nhỏ, trong đó là một bát hương to để trên bàn thờ. Dân bản (độ vài ba chục gia đình) tụ tập trong miếu để cúng thổ địa, cầu mùa màng, cũng như cầu cho gia súc phát triển…Thờ cúng vào dịp tết Nguyên đán hàng năm và vào những dịp trong bản có việc gì hệ trọng để thông báo cho thổ thần biết.
Chung vài bản có một đình. Đình là nơi thờ Thành Hoàng - vị thần trời phụ trách cả một vùng, một bản. Họ là người, những người đó có nhiều phép lạ thần thông biến hóa, có thể đánh thắng giặc tưởng như không ai thắng nổi, có thể dùng chân gạt đất thành những thửa ruộng cho dân cày…Những người chết vào giờ thiêng có thể biến thành thần Thổ địa, Thành hoàng. Hai vị thần này có nơi còn được coi là những vị thần nông có nhiệm vụ bảo vệ mùa màng và gia súc. Thành Hoàng thường là những người có công giúp dân làng khai phá ruộng nương, xây dựng làng bản. Đa số người dân Tày- Nùng ở Định Hóa đều thờ “An phủ đại vương” tức là thờ “Nùng Trí Cao” thủ lĩnh của người Tày - Nùng vào thế kỉ XI.
Với ảnh hưởng trên, hầu như làng nào ở Định Hóa cũng có đình, chùa nhỏ. Trong mỗi đình, chùa đó lại thờ các vị thần khác nhau và do tín ngưỡng của người dân trong các làng, bản đó. Các vị thần đó được dân làng lập để thờ bởi có công khai phá, bảo vệ dân làng, được dân làng thờ bởi nó khuyên con người gũi bỏ đi phiền muộn và ham hố đời thường, để mong muốn một cuộc sống thanh bình. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy trong các đình nhỏ ấy thì có xuất hiện một số đình, chùa lớn đã từng tồn tại trong các dân tộc Tày - Nùng ở châu Định Hóa. Hiện nay, đình, chùa không còn nữa nhưng vết tích của các di tích ấy vẫn còn cùng với lời kể của người dân bản địa. Các đình, chùa ở Định Hóa tập trung chủ yếu ở xã Phú Đình
Phú Đình với cái tên gọi mang đầy ý nghĩa, “Phú” tượng trưng cho sự phồn thực, “Đình”: ở mảnh đất linh thiêng có rất nhiều đình, nên người ta đặt cho nó cái tên là Phú Đình. Riêng ở xã có tới 5 - 6 ngôi đình (đình Ba Góc, đình Khuôn Tát, đình Đèo De, đình Khẩu Đưa). Trước kia đình Khuôn Tát có tên là Đình Thượng Đạt ở xóm Khuôn Tát - xã Phú Đình, tồn tại vào khoảng những năm 738, hiện nay chỉ còn lại cái nền của đình, tuy nhiên nghe các cụ kể lại xưa kia đình có diện tích 40m2, được dựng bằng gỗ và dòng họ Ma
Đình (sau này con là ông Ma Đình Quang ) nối đời cai quản đồng thời là người chủ tế khi tổ chức hội[63]. Ngày hội thường được tổ chức vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm, hội đình thường được tổ chức linh đình với toàn thể sự tham gia của đồng bào, lễ vật được cả dân bản cùng góp như gà, rượu, xôi…Có thể nói, đây là mảnh đất linh thiêng, sơn thủy hữu tình vì ngoài đình ra còn có ba dãy núi bao bọc quanh. Nằm theo hướng Tây của xã Phú Đình có núi Khẩu Nhị, ngọn núi này thờ một vị thần rất linh thiêng có uy tín với dân làng với tên là Bạch Long Hoa. Theo hướng Bắc của xã là ngọn núi Khẩu Vịt thờ vị thần cai quản bảo vệ dân bản trước thiên nhiên đó là Bạch Long Phi. Phía Nam của xã Phú Đình có ngọn núi Hồng, dân gian thờ vị thần tên là Bạch Long Phi.
Bên cạch sự tồn tại của đình, đó là hình ảnh của chùa. Xã Phú Đình có ngôi chùa Đồng Hoàng, đã từng tồn tại vào năm 805. Nghe các cụ kể lại ngôi chùa được nhân dân dựng lên với mong muốn để thờ phật nói chung và cùng với mong ước cho quốc thái dân an lên ngôi chùa này còn là nơi thờ vị vua Đinh Tiên Hoàng, người anh hùng áo vải trong việc dẹp loạn 12 xứ quân trả lại sự bình yên cho nhân, chùa còn là nơi thờ Phật. Và vì thế, với chính sách di dân hàng loạt thì người dân khi đi và đến ở đã mang theo những tín ngưỡng của mình hòa nhập vào môi trường chung sống. Đây cũng là một đặc điểm của các thành phần dân tộc ở châu Định Hóa như đã nói ở phần chương 1 về dân cư.
Ngoài ra, ở Định Hóa còn xuất hiện một số đình, chùa như chùa Linh Tràng và đình làng Quặng ở xã Định Biên, chùa Hang thuộc xã Bảo Cường, đình Quán Vuông ở trung tâm thị trấn Chợ Chu.
Có thể nói, sự xuất hiện của đình, chùa ở châu Định Hóa càng khẳng định thêm tính chất định canh của cư dân Tày - Nùng nơi đây, tạo cơ sở vững chắc lý giải rõ sự cố kết tồn tại của các thành phần dân tộc “Kinh già hóa
Thổ” và sự đồng hóa Nùng - Tày. Thông qua sự tồn tại của đình, chùa đã làm nổi bật thêm đặc trưng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, sự tồn tại bền vững của làng quê Việt Nam dù ở đồng bằng hay vùng núi cao.
- Nghi lễ liên quan sản xuất nôngnghiệp
Ngoài lễ hội Lồng tồng, còn có các nghi lễ liên quan sản xuất nông nghiệp như Lễ cầu mùa: Thực hiện nghi lễ này là một người đàn ông và một người phụ nữ khỏe mạnh, đông con, có đạo đức tốt. Người đàn ông mặc quần áo truyền thống, thắt đai đỏ với một con trâu mộng dán giấy đỏ ở sừng. Cày cũng được dán giấy đỏ ở “đắng”. Màu đỏ ở đây tượng trưng cho mùa xuân, cho mặt trời mọc, cho đầu năm. Nó biểu hiện cho một sự khởi đầu tốt đẹp.
Trước khi xuống cày, người cày và trâu tâm sự với nhau, cùng chia nhau chén rượu. Cả hai cùng uống cạn rồi mới bắt tay vào công việc. Hiện tượng người và trâu tâm sự với nhau, chia sẻ ngọt bùi chứng tỏ người Tày- Nùng rất trân trọng gia súc. Họ coi chúng như những người bạn cùng nhau trò truyện, tâm sự và lao động. Đó là đức tính tốt đẹp của cư dân nông nghiệp nói chung. Dân gian trồng nông nghiệp thường có những câu ca dao trò chuyện với trâu trong lao động:
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”
Đồng thời người phụ nữ cũng vác cuốc xuống ruộng. Thầy phù thủy làm nghi lễ cúng thần nông, thổ địa, xin hướng tốt. Sau đó, người đàn ông cày thử vài đường theo hướng đó. Người phụ nữ cũng cuốc vài nhát theo hướng luống cày. Đây cũng chính là hướng tốt cho mọi công việc trong cả năm. Bất
Sau lễ xuống đồng, nhân dân xuống ruộng, mỗi người làm một công việc để lấy may đầu năm. Đây cũng là thời điểm báo hiệu một vụ mùa mới bắt đầu. Sau ngày lễ hội mọi người có thể bắt tay vào hoạt động sản xuất.
* Tôn giáo
Trước khi có sự xuất hiện của người Kinh, tam giáo (đạo Phật, đạo Nho và đạo Lão) có lẽ ít ảnh hưởng tới cư dân châu Định Hóa. Bắt đàu từ thế kỉ XV, cùng với chính sách cai trị của nhà Minh và sự có mặt của người Kinh, Nho Giáo, Phật Giáo, Đạo Giáo bắt đầu có sự ảnh hưởng tới cư dân vùng này. Đặc biệt, từ thế kỉ XVII, lực lượng người Kinh từ dưới xuôi lên với nhiều thành phần khác nhau, trong đó có nhiều quan lại, thầy cúng, thầy đồ, ...Họ là những người trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng của Nho Giáo, Phật Giáo và Đạo Giáo. Ba đạo này đã có sự dung hợp với nhau trên cơ sở Đạo Giáo,
mà giới khoa học gọi là Tam giáo. Theo Trung Quốc tư tưởng thông sử , Tam
giáo là kết quả của sự cải tạo Đạo giáo ở Trung Quốc vào thời Ngụy- Tấn- Nam Bắc Triều, rõ nét nhất là vào thời Đường (618 - 960) và thời Tống (960- 1279). Nội dung của Tam giáo là dựa vào Nho giáo và Phật giáo, còn nghi thức nặng về thể thức cúng bái của Đạo giáo. Tam giáo đã lấy thuyết thần tiên, thuật dưỡng sinh làm nội thuyết ứng xử của Nho gia làm ngoại và cho rằng quan niệm trung, hiếu, nhân, trí, tín, nghĩa của Nho gia là cái gốc để đạo sĩ tu luyện thành tiên. Đồng thời, nó tiếp nhận một số nghi lễ của Phật giáo, xây dựng nghi thức « trai giới » của Đạo giáo.
Trong hệ thống thần của Tam giáo có Ngọc Hoàng đứng đầu ; dưới có Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn và Đạo Đức Thiên Tôn (tức Thái Thượng Lão Quân), Phật Bà Quan Âm, Khổng Tử; dưới nữa là các thiên tôn Ngọc Thanh- Thượng Thanh- Thái Thanh ; sau đó là một số nhân vật lịch sử, nhân vật huyền thoại và nhiều thần địa phương, thần của nhiều tộc người mà nó truyền bá tới [13, tr.236]. Tam giáo cho rằng, thế giới có ba tầng trời- đất-
nước, ứng với thiên đường do Ngọc Hoàng đứng đầu, địa ngục do Diêm Vương đứng đầu, thủy phủ do Long Vương đứng đầu. Trong các lễ cúng trừ tà ma, các thầy cúng người Tày- Nùng thường cầu viện đến 8 vị nữ thần và 7 vị tiên mà họ cho là có nhiều phép màu nhiệm, nhiều thiên binh, thiên tướng.
Cư dân Định Hóa cho rằng, thầy cúng là quan lại của Ngọc Hoàng, sống ở trần gian nhưng làm quan ở bên kia thế giới, tức là gữi việc cúng bái, là mối dây liên hệ giữa người trần với thế giới thần tiên, truyền đạt ý nguyện của con người đến với các vị thần. Những người làm nghề cúng bái chuyện nghiệp ở Định Hóa có nhiều cấp bậc khác nhau là Tào, Mo, Then.
Tào là thầy cúng cao nhất, thường biết nhiều chữ Hán để đọc các sách cúng, kinh kệ, sớ tấu khi hàng lễ. Họ thường được các gia đình mời chủ trì đám ma, xem bói, coi tướng số, chữa bệnh, xem đất, chọn ngày cưới xin,...Thầy Tào còn có nhiệm vụ cấp ấn tín, cấp sắc cho các Mo, Then trước khi hành nghề.
Mo còn gọi là pháp sư làm nhiệm vụ bói toán, cúng chữa bệnh, kỳ yên giải hạn...và cũng tham gia cúng tế trong đám tang với thầy Tào.
Then (Pựt) có nhiệm vụ chính là cúng bái chữa bệnh. Các gia đình còn mời Then về làm lễ khi muốn cầu yên giải hạn vào đầu năm mới, chúc thọ, lên nhà mới, làm đầy tháng cho trẻ nhỏ, lễ chuộc hồn người chết lên cõi tiên....Khi hành lễ, Then thường hát xướng lời dân ca nghi lễ theo kiểu ứng khẩu thành thơ và sử dụng đàn tính. Đây chính là Then cung đình nhà Mạc đã bị dân gian hóa.
Tào, Mo, Then là những người trung gian giữa người và thần, giúp con người truyền đạt ý muốn của mình tới thế giới của thần linh. Vì thế, họ được cư dân bản địa địa phương rât kính trọng dù không gữi chức vụ gì trong bộ máy thống trị. Đôi khi, họ còn giúp bộ máy thống trị thực hiện chức năng cai trị và bóc lột tốt hơn, dễ dàng hơn.
Những yếu tố duy nhất của Đạo Nho, Đạo Giáo và Phật Giáo được khai thác triệt để, kết hợp với các yếu tố thần linh, ma thuật của tôn giáo nguyên thủy, tôn giáo sơ khai tạo thành Tam giáo. Dù Tam giáo ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống tâm linh của người dân châu Định Hóa nhưng không bao giờ chiếm địa vị thống trị. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn luôn chiếm vị trí quan trọng nhất.
3.3.2. Ngôn ngữ, văn học và tri thức dân gian
* Ngôn ngữ và chữ viết
Theo tiến trình lịch sử, lực lượng người Kinh có mặt ở châu Định Hóa ngày càng đông. Đặc biệt, vào cuối thế kỷ XVI, vua tôi nhà Mạc kéo nhau chạy lên Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, trong đó có Định Hóa- Thái Nguyên. Dân cư ở Định Hóa lúc này chủ yếu là tầng lớp vua quan, binh lính người Kinh sống cộng cư với một bộ phận cư dân Tày địa phương. Sau đó, khi triều đình Lê- Trịnh giành thắng lợi, nhiều quan lại nhà Mạc đã thay tên đổi họ, hòa nhập với cộng đồng địa phương, dần bị Tày hóa. Tiếp theo là bộ phận binh lính Lê- Trịnh, rối các quan chức người Kinh được bổ nhiệm lên vào đầu triều Nguyễn cũng bị Tày hóa, họ lấy vợ Tày, sống theo phong cách người Tày và dùng song ngữ Tày- Việt. Hiện tượng pha tiếng Kinh- Tày theo kiểu « Keo bố đo, au Tày mả pẩ » (Kinh không đủ, lấy Tày mà bù) và sử dụng phương ngữ ở vùng xuôi còn khá phổ biến. Những dòng họ được coi là người Tày gốc hầu như không còn, hoàn toàn là "Kinh già hóa Thổ". Cư dân ở Định Hóa chủ yếu gốc ở Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa theo Lê- Trịnh lên dẹp Mạc (thế kỷ
XVII) rồi ở lại. Họ thường nói nối và dùng từ Việt cổ. Ví dụ (khi trời mưa,
nước sông lên nhiều), họ nói thành (Khi tời mưa nước cả) (từ ca ở đây là từ
Việt cổ có nghĩa là to lớn). Theo GS. Trần Quốc Vượng, dân Định Hóa (nay đã là người Tày nhưng vẫn dùng khá nhiều từ Việt cổ) [62, tr.59].
Khi đóng đô đây, nhà Mạc đã từng bước thâm nhập vào cộng đồng người Tày ở địa phương, ra sức mở mang Nho học, đào tạo nhân tài địa phương nhằm củng cố thế lực nhằm chống lại nhà Lê- Trịnh. Nhiều nhân tài Tày địa phương tham gia thi cử đỗ đạt và làm quan cho nhà Mạc. Xuất phát từ nhu cầu cai trị, truyền bá tri thức cho nhân dân bản địa mà chữ Nôm Tày ra