5. Đóng góp của đề tài
3.2.2. Dòng họ
Tổ chức dòng họ của người Tày có phần chặt chẽ hơn tổ chức người Nùng. Song thông thường mỗi dòng họ có người trưởng họ đứng đầu, có uy tín và được họ hàng, xã hội tôn trọng. Trưởng họ là người chỉ đạo về các nghi lễ và thờ cúng tổ tiên trong dòng họ. Trong dòng họ của các cư dân Tày- Nùng ở Định Hóa, tinh thần gia tộc rất được coi trọng, họ thường giúp đỡ nhau trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất, bênh vực nhau trong quan hệ
xã hội. Ngạn ngữ người Tày- Nùng có câu: “Tồng Slinh Slam phân Slăm”
nghĩa là cùng họ, thân đến ba phần mười. Cư dân thường nói: “Dòng nước ở
nguồn luôn chảy không bao giờ đứt quãng, người trong một họ dù đi đến chín
mười phương vẫn không rời nhau được”. Trong dòng họ khi gia đình nào có
việc đại sự như cưới xin, tang ma, làm nhà…thì các gia đình trong dòng họ tập hợp nhau lại dưới sự chỉ đạo của trưởng họ, phân công trách nhiệm, mỗi người một việc, cùng lo toan gánh vác công việc một cách chu đáo. Theo tục lệ, những gia đình trong cùng một họ thì ít va chạm, xích mích và cãi vã, đánh lộn nhau. Vì thế trong bản, nhất là những bản không lớn lắm họ đều có mối quan hệ thân thích với nhau và hòa thuận. Nguyên tắc hôn nhân của các thành viên trong dòng họ là thực hiện theo nguyên tắc ngoại hôn, tức là người có cùng dòng họ không được kết hôn với nhau trong phạm vi tộc hệ 7 đời. Xét về mặt họ hàng thân thích thì các tộc người nơi đây đều có hai quan hệ họ hàng: họ bố và họ mẹ. Họ bố là họ nội được coi là thân cận hơn cả. Họ theo tộc hệ 7 đời và các thành viên trong dòng 7 đời này cấm chỉ không được quan hệ hôn nhân với nhau. Danh xưng trong quan hệ huyết tộc và thân tộc có sự phân biệt rõ ràng. Điểm đáng chú ý ở đây giữa các dân tộc : Đối với người Tày, Kinh phân anh em theo thứ tự các ngôi, ngược lại ở tộc người Nùng thì có điều hơi khác biệt đó là ai sinh trước thì được làm anh, làm chị.
Trong xã hội cư dân Tày - Nùng ở Định Hóa, từ xưa chế độ phụ quyền đã gữi vai trò thống trị cho nên ông cậu không có quyền lực gì đối với các cháu ngoại. Ngược lại các bà, chú bác có vai trò quan trọng, gần gũi cháu nội. Có trách nhiệm nuôi nấng, dạy dỗ khi cha mẹ các cháu qua đời. Thậm chí cháu nội có quyền thừa kế tài sản của bác, chú. Các cháu có nghĩa vụ chăm sóc hay thờ cúng khi bá phụ, thúc qua đời mà họ không có con cháu đẻ nối dõi tông đường. Theo chế độ phụ hệ nên các con, dù trai hay gái đều được lấy họ bố. Những người con gái khi lấy chồng sang cư trú bên nhà chồng, thực tế
họ không đổi họ, song họ phải làm lễ bái trước bàn thờ tổ tiên nhà chồng để xin phép nhập họ bên chồng. Như vậy các cô gái ở nơi đây vẫn còn cái tục lệ, khi đi lấy chồng có hai họ, họ bố mẹ đẻ ở trần gian và họ của bên nhà chồng ở thế giới bên kia. Một tục lệ vẫn còn tồn taị khá phổ biến của cư dân Tày- Nùng ở Định Hóa: Những gia đình không có con trai thi thường cưới con rể về để cho họ gái. Thủ tục cưới rể cũng như cưới dâu, nhưng chủ động cưới hỏi do nhà gái, dẫn cưới theo đề nghị của nhà trai. Khi con rể đến nhà gái thì họ cũng được làm thủ tục trình báo với tổ tiên và khi sinh con trai, các con của họ sẽ được mang họ mẹ của chúng.