5. Đóng góp của đề tài
3.2.4. Hôn nhân:
Chế độ hôn nhân của các tộc ở châu Định Hóa là hôn nhân một vợ một chồng và duy trì khá bền vững. Hôn nhân cư trú bên nhà chồng, trước kia mang tính chất mua bán:
“Đại diện một gia đình ở Xóm Nà Dọ - Xã Định Biên có con gái đi lấy
chồng. Thách cưới là 10 triệu đồng, vì hoàn cảnh gia đình chú rể kinh tế khó khăn, song để chiều theo nguyện vọng của con trai mình, bố mẹ nhà trai đã
đến thương lượng và ngả giá thấp đi còn 8 triệu.”[64]
Thuật ngữ Tày-Nùng có câu: Gả con gái là “ Khai lục”(bán con) và
đón con dâu là “Dự lùa” (mua dâu) đã chứng minh điều đó. Những cuộc
thách cưới giữa đại diện nhà trai và đại diện nhà gái đôi khi diễn ra gay gắt. Nhà gái, lúc đầu bao giờ cũng thách cưới cao, có khi là bạc trắng, lợn, gà, rượu, gạo, và tiền mặt để khẳng định cho con gái mình là có giá. Nhiều đám cưới người ta phải chuẩn bị mấy năm trời mới đủ tiền và lễ vật. Có nhiều trường hợp nhà trai không đáp ứng được các khoản chi phí cho nhà gái, dẫn đến cuộc hôn nhân tan vỡ cho dù đôi trai gái đó rất yêu nhau. Nhiều gia đình khi tổ chức cưới cho con xong trở nên túng thiếu, nợ nần triền miên, hoặc cũng có đôi vợ chồng sau khi cưới phải nai lưng ra làm lụng vất vả để trả nợ.
Ngày nay, quan hệ gia đình và hôn nhân của cư dân đã có nhiều biến đổi. Trong gia đình mọi thành viên đều có quyền bình đẳng như nhau, người vợ cũng được tôn trọng và có quyền hành địa vị ngang người chồng. Cha mẹ không can thiệp, ép buộc hôn nhân của con cái, trai gái được tự do yêu đương tìm hiểu nhau. Các ý niệm “mê tín dị đoan” trong gia đình và hôn nhân đã giảm đi nhiều.