Nét văn hóa vùng cao của chợ

Một phần của tài liệu châu định hóa (thái nguyên) thế kỷ xix (Trang 84 - 88)

5. Đóng góp của đề tài

2.2.5.3. Nét văn hóa vùng cao của chợ

Chợ phiên miền núi là trung tâm văn hóa dân gian tổng hợp. Ở nơi họp chợ, chúng ta có thể nhận thức được nhiều khía cạch về trình độ phát triển kinh tế- xã hội; về bản sắc văn hóa các dân tộc; về mức độ giao lưu kinh tế văn hóa giữa các dân tộc; về mức độ giao lưu kinh tế văn hóa giữa các vùng, các dân tộc, về tập quán giao tiếp xã hội. Do nhu cầu trao đổi hàng hóa, hệ thống các chợ đã dần hình thành và ngày càng mọc lên rất nhiều. Một nét đặc thù của cư dân châu Định Hóa nói riêng và nhân dân các dân tộc miền núi phía Bắc nói chung đó là các chợ được họp theo phiên nhất định cứ 5 ngày lại có một phiên, các ngày chợ không trùng nhau để nhân dân tiện đến chợ mua bán. Từ xưa hệ thống trong vùng đã được thiết lập và hoạt động khá tấp nập, ngày nay hệ thống chợ vẫn còn tồn tại và ngày càng được mở rộng theo địa danh lãnh thổ.

Chợ của các dân tộc miền núi nói chung còn là nơi hò hẹn chính thức, hoặc tình cờ; là điểm gặp gỡ của bạn bè, của anh em, của đồng nghiệp. Họ mong đến ngày chợ để được mặc quần áo mới, người già được ăn đồng quà tấm bánh, họ mong đến chợ để anh em có điều kiện hàn huyên sau những ngày bận bịu đi làm nương đến tối mịt mới về. Gặp nhau ở chợ câu chuyện thật rôm rả, vô tư vì con người được tách ra khỏi môi trường gia đình.

Chợ còn là điểm hẹn của tình yêu lứa đôi. Xưa kia thanh niên nam nữ nơi đây thường hẹn hò đến ngày chợ để gặp nhau để giao duyên đối đáp.

Như vậy có thể nói chợ miền núi không chỉ đơn thuần là nơi họ thực hiện trao đổi sản phẩm, mà còn là nơi tụ điểm văn hóa. Tuy nhiên mua bán

sản phẩm, hàng hóa vẫn là chủ yếu... Mặt hàng được trao đổi mua bán là các sản phẩm thủ công: đồ đan, đồ mộc, vải mộc hoặc các loại thảo dược chữa bệnh; các loại tôm, cá đánh bắt ở sông suối. Các sản phẩm được bán có thể là dư thừa, dùng không hết (rau, măng…) có những sản phẩm về hình thức là thừa nhưng thực chất là sự giao hoán ví như vải thủ công bán đi để mua vải dệt công nghiệp, vì sự biến đổi về y phục (ít mặc quần áo dân tộc) đặc biệt là nam giới. Cũng có sản phẩm tuy thiếu như lúa gạo mặc dù còn thiếu ăn nhưng vẫn đem bán để phù trợ cho những nhu cầu cần thiết khác.Tóm lại với nhiều lí do khác nhau, hầu hết các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp đều đem trao đổi, song lượng trao đổi còn ít. Mặt hàng bán thì như thế, còn mặt hàng cần mua của cư dân phần lớn là những mặt hàng không sản xuất được : muối, mắm, mì chính, thuốc lào, đèn pin…Ngoài ra còn các mặt hàng cao cấp khác nữa như đèn, máy khâu, xe đạp. Bên cạch đó cũng có những mặt hàng tuy sản xuất ra nhưng vì tiêu thụ hoặc bán như lương thực nhưng đến lúc tháng ba ngày tám vẫn phải đi mua.

Tiểu kết chƣơng 2

Ngoài những thành phần kinh tế trên, chúng tôi còn thấy một đặc thù của cư dân châu Định Hóa nói riêng, dân tộc miền núi nói chung đó là nền kinh tế truyền thống đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân các dân tộc. Với một cơ cấu kinh tế bao gồm: Trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công cùng nguồn khai thác tự nhiên. Đặc điểm cơ cấu kinh tế đó cho ta thấy bản chất tự cung, tự cấp vẫn còn đậm nét. Mặc dầu trồng trọt luôn đóng vai trò chính nhưng ranh giới giữa chính và phụ thường không mấy rõ ràng. Không thể nhấn mạnh vai trò của nông nghiệp mà quên đi vai trò khai thác nguồn lợi tự nhiên, đặc biệt là hái lượm rau rừng và thủy sản, đó là thức ăn quan trọng trong bữa cơm hàng ngày của họ. Tương tự có thể so sánh với vai trò của khai thác lâm thủy sản, của chăn nuôi, của nghề thủ công. Tất cả tồn tại như những

yếu tố chỉnh thể kinh tế truyền thống, thực hiện các chức năng hỗ trợ cho nhau, khuyết một trong các yếu tố đó toàn bộ đời sống trở nên mất cân đối. Tóm lại trong xã hội truyền thống cũng như hiện đại bằng kinh tế tự cung tự cấp, các tộc người ở miền núi tạo cho mình một thế cân bằng và họ luôn duy trì để xác lập được thế cân bằng đó. Trong sự tái lập sự cân bằng này, các dân tộc miền núi ở Định Hóa đang đứng trước những thử thách khó vượt qua. Trước hết đó là đất canh tác (nhất là đất nương rẫy) đang ngày càng nghèo kiệt và khan hiếm, bởi “người khôn, của khó”, bởi thời gian để đất hồi sinh rất ngắn, trong đó người dân lại thường xuyên chặt phá rừng nên việc bị thiên nhiên trả đũa là rất lớn, sự thật đã chứng minh khi mùa mưa lũ tràn về đã lấy đi hàng trăm ha lúa và ngôi nhà sàn. Đặc biệt phương thức khai thác chiếm đoạt của cư dân trở nên phổ biến, song đổi lại do dân số dân cư có phần còn hạn chế nên môi trường tự bản thân nó vẫn tái lập được sự cân bằng tự nhiên (đất lưu canh và rừng tái sinh).

Trong quá trình vận hành kinh tế, sự phân công lao động của cư dân là nguyên tắc truyền thống theo lao động tự nhiên về giới tính và lứa tuổi. Trong canh tác nông nghiệp cũng như khai thác nguồn lợi tự nhiên, dấu ấn của sự phân công lao động theo giới còn đậm nét điều đó được thể hiện trên hàng loạt các công cụ. Để có thể canh tác lúa nước thì cái cày thuộc về nam giới còn cái gùi vận chuyển gắn liền với phụ nữ. Với lao động thủ công, nghề dệt hoàn toàn do phụ nữ đảm nhiệm. Sự phân công lao động theo giới, lứa tuổi thường gắn với thời gian trong ngày và gắn liền với công việc cụ thể giành theo lứa tuổi trong các thành viên gia đình : thông thường người lớn và nam giới đảm nhiệm các công việc nặng nhọc, nữ giới, người già, trẻ nhỏ làm các công việc nhẹ hơn. Như vậy chưa có sự chuyên môn hóa trong sản xuất, người đàn ông hay người phụ nữ nào cũng làm những công việc lao động giống như người cùng giới, cùng lứa tuổi. Ở một phương diện nào đó, họ là

những người lao động tháo vát, cần cù. Nhưng xét về mặt khác tình trạng thiếu chuyên môn hóa trong lao động dẫn đến sự lãng phí sản xuất, nguyên vật liệu và không tạo điều kiện kỹ thuật cho ngành nghề phát triển. Hậu quả dấn đến là trình độ sản xuất không được cao, thường bị trì trệ bởi những tập quán vì thế kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

Những yếu tố kinh tế chậm phát triển cũng có thể thấy ở một số công cụ lao động trong canh tác lao động (cày, bừa, dao, phát) rồi trong vận chuyển như chiếc gùi của phụ nữ mà nguyên nhân chính là để phù hợp với điều kiện canh tác đất đai, địa hình và truyền thống tộc người. Song trên hết đó là kiểu làm ăn chủ yếu lấy thời gian làm thước đo (họ đi làm thường tính theo buổi hoặc theo ngày công lao động) chứ họ không dùng hiệu quả lao động làm chuẩn mực; cư dân nơi đây có những hạn chế nhất định là chưa lấy lượng thực, thực phẩm làm mục tiêu mà chưa lấy tiền vàng làm mục đích hướng tới. Vì vậy sự tích lũy trong các gia đình của đồng bào các dân tộc ít người hiện nay là lúa, ngô, khoai sắn, trâu, bò, lợn, gà….mà hầu như không có tiền mặt. Hệ quả đã được minh chứng qua thực tế quanh năm họ tất bận với công việc mà họ vẫn phải sống trong cảnh nghèo nàn không đủ sinh sống. Tóm lại để duy trì nền kinh tế truyền thống như ngày nay đang làm cho đời sống các tộc người chuyển biến chậm chạp, không thoát khỏi vòng cương tỏa của kinh tế tự cấp tự túc.

Chƣơng 3

TÌNH HÌNH VĂN HÓA CỦA CHÂU ĐỊNH HÓA THÊ KỈ XIX

Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu các nhu cầu của mình. Các dân tộc ở Định Hóa có tộc người cùng chung một nguồn gốc lịch sử, và họ cùng chung một khu vực lịch sử - dân tộc học sống lân cận hoặc xen kẽ lâu dài với nhau, tác động qua lại về văn hóa, cho nên bên cạch những yếu tố văn hóa riêng mang tính tộc người văn hoa, thì trong văn hóa của tộc người còn bao gồm cả những yếu tố văn hóa chung của nhiều tộc người, tạo nên bức tranh văn hóa chung riêng của châu Định Hóa.

Tộc người Tày - Nùng là những dân tộc thiểu số có số dân đông đảo, có lịch sử cư trú lâu đời ở châu Định Hóa, vì thế nền văn hóa truyền thống của họ từng chiếm vị trí chủ đạo tại đây.

Trong chương này dẫn liệu chủ yếu là văn hóa của tộc người Tày và Nùng.

Một phần của tài liệu châu định hóa (thái nguyên) thế kỷ xix (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)