Tập quán canh tác trên nương rẫy

Một phần của tài liệu châu định hóa (thái nguyên) thế kỷ xix (Trang 46 - 52)

5. Đóng góp của đề tài

2.2.1.2. Tập quán canh tác trên nương rẫy

Bên cạch việc trồng lúa nước, đồng bào Tày - Nùng ở Định Hóa còn làm

nương rẫy và phát triển vườn theo lối truyền thống. Nương rẫy gắn liền với quá trình sống du canh du cư của nhiều tộc người miền núi. Nương rẫy gồm có hai loại: Nương bằng và nương dốc. Nương bằng có thể cày bừa được và canh tác lâu dài, đất tương đối màu mỡ. Nương dốc: Chỉ trồng trọt được khoảng 2 - 3 vụ, vì bị trôi lở hết đất màu, sau đó bỏ hóa 5 - 7 năm mới trồng lại được.

Tập quán lựa chọn đất nương rẫy

Nhìn chung việc canh tác nương rẫy đều phải tuân theo một quy trình nhất định, gồm nhiều công đoạn: Chọn rừng, phát đốt, làm đất gieo trồng, chăm bón và thu hoạch. Giải pháp đất trồng của cư dân chủ yếu gắn chặt với điều kiện thổ nhưỡng, địa hình. Đối với nương họ thường chọn những sườn dốc có nhiều cây lá xanh sẫm. Đối với nương mới được khai phá từ rừng già là tốt nhất, bởi đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, năm đầu tiên họ thường giành để trồng lúa, 2-3 năm sau thì chuyển sang trồng ngô, sắn, sau đó bỏ hóa, cho hữu canh một thời gian mới khai thác lại. Quy trình khai thác đất theo chế độ luân canh vừa tận dụng được đất, gữi được rừng, chống xói mòn, tạo điều kiện tái sinh rừng nhanh.

Theo kinh nghiệm của đồng bào, việc chọn đất, chọn rừng là bước quan trọng nhất, năng suất và thời gian canh tác có lâu dài hay không phụ thuộc vào chất lượng của đất, người đi chọn đất làm nương thường là chủ nhà hoặc có tuổi trong gia đình có nhiều kinh nghiệm quan sát xem xét và phân tích đất. Nơi được chọn là nơi có thảm thực vật tươi tốt , khi phát đốt mới có nhiều tro than làm nguồn phân bón. Theo tập quán của người Dao thì chọn sườn đồi, chân núi phía mặt trời mọc hoặc phía mặt trời lặn để làm nương. Để chắc chắn xem đất tốt, hay xấu, ở một vài tộc người còn có cách nhấm thử xem đất có vị chát hay mặn, chua hay đắng và theo kinh nghiệm nếu thấy đất không chua mà hơi có vị chát và mặn là tốt, thích hợp với các giống lúa nương.

Trênkhoảnh đất đã chọn, người Dao đánh dấu bằng cách cắm một đoạn

cây cao dài một sải tay, phía đầu trẻ đôi và cài một đoạn cây ngắn khoảng 40cm hai đầu của đoạn cây hướng về 2 phía theo chiều dài của khoảnh đất định phát, cách đánh dấu như thế gọi là đao chám. Tùy theo địa thế của nương mà mỗi tộc người có những cách sử lý khác nhau. Nếu là nơi tương đối bằng phẳng ở ven suối hay trong các lòng núi thì có thể cày, bừa gieo hạt, ở chỗ đất dốc, sườn núi thì chọc lỗ hoặc bổ lỗ bằng cuốc để tra hạt. Ở những nơi nương quá dốc người ta làm các đường tránh nước có nghĩa là xẻ rãnh ngang trên đầu của mảnh nương và xẻ thêm một số rãnh dọc sườn núi để khi mưa xuống nước sẽ thoát theo những đường rãnh đó hạn chế được sự xói lở làm hại đến cây trồng. Để tận dụng độ phì của đất hầu hết các tộc người làm nương rẫy đều có cách thức luân canh. Với một đám nương mới thường thì hai năm đầu được trồng lúa, năm tiếp theo trồng ngô, sắn. [12, tr.80]

Trong quy trình canh tác nương rẫy, chặt đốt cây rừng là công việc quan trọng nhất của chu trình làm nương. Sau khi đốt mặt nương sẽ được phủ tro và lớp tro này sẽ được dùng thay cho việc bón phân. Nếu như chặt đốt cây rừng là công việc quan trọng thì khâu chăm sóc cây trồng trên mảnh

nương cũng được đồng bào chú ý kèm theo đó là nhiều nghi lễ, tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp. Mỗi vụ lúa họ làm cỏ ba lần, lần thứ nhất khi cây lúa mọc cao 30-45cm, đợt làm cỏ này thường kết thúc trước khi ăn tết 14 tháng 7 âm lịch và phải làm thật kỹ. Cư dân nơi đây họ cho rằng làm cỏ ở thời điểm này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây lúa; Đối với nương tra thành từng hàng thì người ta dùng cuốc bướm và nạo (một công cụ chuyên làm cỏ), xới nhẹ lên mặt đất cho đứt rễ cỏ rồi vứt bỏ trên những thân cây mục. Lần thứ ba làm cỏ vào trước lúc lúa trổ đòng. Riêng nương ngô chỉ làm cỏ một lần và đơn giản hơn. Lúa sắp chín các gia đình dựng chiếu lều nhỏ ngay trên nương và treo bù nhìn để canh thú rừng, xua đuổi chim muông đến phá lúa.

Có thể nói, qua kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp nương rẫy và những nghi lễ cho thấy: Đồng bào làm kinh tế nương rẫy chủ yếu dùng kỹ thuật thô sơ, hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Sự tác động của con người đến cây trồng thông qua các khâu đốt phát, chăm sóc (làm cỏ) nên việc thu hoạch mùa màng thường không ổn định.

Việc trồng xen các loại cây trồng khác nhau trên một mảnh nương như vậy về mặt kinh tế đảm bảo cho mùa màng không bị thất thu vì tổng sản lượng thu được trên một diện tích nhất định cao hơn hẳn so với trồng đơn nhất một loại cây nào đó; nhưng mặt khác nó có ý nghĩa quan trọng hơn đó là sự tích lũy vốn tri thức của con người nhằm duy trì sự bền vững của nền nông nghiệp.

Ngô: Thu hoạch bằng cách dùng tay bẻ, bóc hết áo ngay trên nương, cho vào giành gánh về. Ngô được tách hạt ra khỏi bắp, phơi khô, sau đó cất vào chum, vại, bồ, hoặc bao, để trên sàn. Sắn: Chủ yếu được thu hoạch vào cuối năm. Có những gia đình có những nương sắn lưu niên có thể thu hoạch quanh năm.

Nhìn chung cây trồng chính trên nương là lúa, ngô, song để tận dụng nguồn đất và để có sản phẩm phong phú đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống nên trên từng đám nương đồng bào còn có tập quán xen canh gối vụ.Cư dân ở vùng thung lũng chân núi, ngày nay họ không chỉ làm ruộng nước mà còn canh tác nương rẫy.

Lúa nương của đồng bào cư dân Tày - Nùng ở Định Hóa có nguồn gốc từ rất lâu đời. Theo lời kể của các già làng thì từ khi họ sinh ra đã có cây lúa

nương và đặt tên là “cây lúa quên chồng”: Chuyện kể lại “Ngày xửa ngày xưa

có một gia đình nhà nọ, họ trồng được một giống lúa, năng xuất cũng không cao (khoảng 50-60 cân thóc một sào) nhưng lần đầu tiên người vợ nấu cơm bằng giống lúa đó, đợi chồng đi làm nương mãi không thấy về, đói quá người vợ đã lấy cơm ăn trước, càng ăn càng thấy ngon, một bát rồi hai bát và cứ thế và hết cả nồi cơm, lúc đó người vợ giật mình sao mình lại ăn khỏe thế mình nấu một ốc gạo kia mà. Người vợ sợ chồng về không có cơm ăn nên đã đi nấu

cơm khác cho chồng”, sau này người dân đã đặt tên cho cây lúa nương ấy là

cây lúa quên chồng. [64]

Có thể nói kinh tế nương là khâu thứ hai trong kinh tế trồng trọt. Việc trồng sen canh gối vụ các loại cây trồng khác trên một mảnh nương như vậy về mặt kinh tế đảm bảo cho mùa màng không bị thất thu vì tổng sản lượng thu được trên một diện tích nhất định cao hơn hẳn so với trồng đơn nhất một loại cây nào đó, nhưng mặt khác có ý nghĩa quan trọng hơn đó là sự tích lũy vốn tri thức của con người nhằm duy trì sự bền vững của nền nông nghiêp.

Nương du canh và nương định canh

Nương định canh của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nói chung và cư dân Tày- Nùng ở Định Hóa nói riêng thường ở gần nhà, đất tương đối bằng phẳng, nhiều màu dễ có điều kiện chăm sóc cây trồng và sử dụng trong nhiều năm, có thể coi đây là hình thức nương vườn. Nương du

canh ở xa nhà nằm trên các triền núi, được canh tác một số năm, đất kiệt màu thì bỏ hoặc để hưu canh một thời gian. [11, tr. 73]

Căn cứ vào giống cây trồng có thể trồng cây lương thực, thực phẩm và nương trồng cây công nghiệp. Loại nương trồng cây công nghiệp gồm nương bông, nương chàm, nương lanh…. Nương trồng cây lương thực là cây: nương lúa và nương ngô.

Về quy trình sản xuất nương rẫy cũng tuân thủ theo thời vụ, thời hạn chặt chẽ, liên quan mật thiết với thời vụ và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Thông thường đồng bào thực hiện lịch thời vụ làm nương rẫy như sau :

Tháng một, tháng chạp: Tìm chọn đất, phát cây và chặt cây.

Tháng chạp, tháng giêng: Đốt nương, dọn rẫy, trồng trọt các loại cây như lúa , ngô, đậu, đỗ.

Tháng 2, 3, 4: Chăm sóc, làm cỏ, vun sới.

Tháng 5, 6: Thu hoạch sản phẩm ngắn ngày: ngô, đậu, bí… Tháng 7, 8, 9: Thu hoạch lúa nương, mố.

Tuy nhiên, tùy theo loại giống cây trồng mà đất trồng được chuẩn bị sớm hay muộn. Cư dân Tày - Nùng Định Hóa xưa kia có kinh nghiệm trồng ngô, chàm, thường gieo vào tháng hai, còn trồng lúa nương thì vào tháng 4. Họ trồng lúa, ngô trên nương bằng phương pháp như cuốc hốc hoặc dùng gậy

chọc lỗ tra hạt. Công cụ chọc lỗ là chiếc gậy (hủng) làm bằng cây chắc, đẽo

nhọn đầu, chiều dài khoảng 1,5m. Họ thường chọc lỗ, tra hạt theo chiều từ dưới lên đỉnh nương. Sau đó họ dàn hàng ngang, nam chọc lỗ, nữ theo sau bỏ hạt. Khoảng cách giữa các hốc lúa tương đương với độ dài bàn chân. Tra xong hạt họ gạt đất phủ kín hốc để tránh chuột, kiến và muông thú phá hoại.

Các tập quán khác về canh tác nương rẫy

Khâu chăm sóc cây trồng trên nương cũng được đồng bào chú ý thông qua nhiều nghi lễ, tín ngưỡng liên quan nền nông nghiệp. Người Dao quan

niệm rằng: “Mài chuổng, mài moỏng chính mài siêu”(có chồng, có chăm thì mới có thu hoạch). Kỹ thuật thô sơ, chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Sự tác động của con người đến cây trồng thông qua các khâu phát, đốt, chăm sóc (làm cỏ) nên việc thu hoạch mùa màng thường không ổn định.

Trong việc chăm sóc bảo vệ mùa màng, có nhiều nghi lễ và phong tục truyền thống họ xem đây là những tiêu chuẩn đảm bảo sự sinh trưởng của cây trồng. Hàng năm vào dịp tết Nguyên đán, tất cả các loại lá đã hái về gói bánh, không dùng hết phải mang để ở ngoài ngôi nhà; làm như thế sẽ hạn chế sự phát triển cỏ dại trên đám nương cho vụ sau. Cũng giống như các dân tộc dưới xuôi, đêm 30 tết, mọi nhà ngủ muộn hơn ngày thường, nhà nào không thực hiện sang năm mới ngô lúa bị gió làm đổ ảnh hưởng đến năng suất, nhà đó phải chịu trách nhiệm trước làng bản. Đặc biệt phụ nữ đêm đó không được kéo sợi vì theo họ làm như vậy sẽ là dấu hiệu để cho những cơn bão lớn về gây thiệt hại cho mùa màng vào năm mới. Trong những ngày tết quần áo, chăn màn, khăn mũ cấm mang ra phơi ngoài trời, đêm đến đi chơi không được đốt đuốc.[11, tr.79-80]

Một phong tục cho thấy ở cư dân nơi đây nói riêng và các dân tộc miền núi nói chung đều có tục cắm nêu sau khi tra nương song với lòng mong ước lúa mọc cao như cây nêu. Cây nêu đồng thời cũng còn là sự báo hiệu cho thần thánh biết rằng đám nương ấy đã được gieo trồng, cần phải được bảo vệ. Có khi người ta còn treo vào cây nêu ấy những ống nứa con, những mẩu gỗ hoặc những hòn đá con với ý nghĩa là sau này lúa sẽ có nhiều bông và hạt thóc sẽ chắc mẩy. Ngược lại khi lúa không được tươi tốt hay bị bệnh vàng lụi hoặc sâu bệnh, người dân nơi đây thường làm phép đuổi ma tà bằng cách lấy một ít nước mời thầy cúng phù phép vào đó rồi vẩy lên những chỗ lúa bị hại.

lượng thường không được họ quan tâm, mà họ chỉ biết năm đó gieo được bao nhiêu kilôgam giống lúa, ngô, trồng được bao nhiêu buổi. Họ không quan tâm vào năng xuất mà họ chỉ quan tâm đến việc là năm đó họ trồng được bao nhiêu. Ngày nay, cùng với những kinh nghiệm ấy và với chính sách ưu tiên của Đảng - Nhà Nước nên họ đã chú ý hơn về sản lượng và áp dụng kỹ thuật vào sản xuất. Do vậy, đời sống của cư dân Tày-Nùng nói riêng và đồng bào nhân dân Định Hóa nói chung đã có nhiều bước tiến mới, đời sống nhân dân được đầy đủ hơn trước. Bấy lâu nay bà con không còn cảnh:

“Ba đồng một bát thịt trâu Lấy chồng rục rạ gánh lâu cả đời”

Kỹ thuật thu hái và bảo quản.

Ngô: Thu hoạch bằng cách dùng tay bẻ, bóc hết áo ngay trên nương, cho vào giành gánh về. Ngô được tách hạt ra khỏi bắp, phơi khô, sau đó cất vào chum, vại, bồ, hoặc bao, để trên sàn. Sắn: Chủ yếu được thu hoạch vào cuối năm. Có những gia đình có những nương sắn lưu niên có thể thu hoạch quanh năm. Đây là công việc của người phụ nữ vì vậy họ thường lấy sắn vào cuối các buổi đi nương.

Một phần của tài liệu châu định hóa (thái nguyên) thế kỷ xix (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)