5. Đóng góp của đề tài
3.2.5. Tục lệ trong đời sống
* Cưới xin: là điều rất hệ trọng trong một đời người. Vì vậy, do điều kiện môi trường cư trú từng vùng, từng nhóm cư dân có khác nhau nên cũng dẫn đến sự khác nhau đôi chút về nghi lễ, vật phẩm, số lượng lễ vật trong đám cưới. Song nhìn chung về cơ bản tục lệ ở Định Hóa vẫn tuôn thủ các bước được tiến hành
theo các thủ tục và lễ nghi chính sau: Dạm hỏi (Phẩy sam lùa), Lễ trầu cau,
Lễ kê khai (Pheo kê khai), Đám cưới (kin lẩu), Lễ lại mặt.
“Xưa kia, dân tộc Tày - Nùng ở Định Hóa tục thách cưới còn nặng nề. Lễ vật khi đi ăn hỏi mà nhà gái yêu cầu nhà trai mang đến: Trầu 10 tệp, cau 10 chùm, gà thiến 1 đôi, rượu 2 chai, 10 bơ gạo(nếp, tẻ), trước kia lễ vật thường được gánh bằng đòn, hai bên đầu đòn buộc lạt đỏ, một bên là 10 bơ gạo và 2 chai rượu cho vào dậu dán giấy đỏ, 1 bên là đôi gà nhốt bằng lồng nứa dán giấy đỏ, trầu cau đựng trong cơi dán giấy đỏ. Họ thường đi ăn hỏi vào lúc xế chiều, nhà trai mang gà thịt đến đặt bàn trình tổ tiên nhà gái. Lúc này, nhà gái mời họ hàng đến làm cỗ ăn và cùng đại diện nhà trai làm thủ tục thách cưới gồm: Thịt lợn (50 cân), gà sống (2 đôi), rượu (nếp, tẻ)50 chai, gạo nếp, tẻ(50 cân), trầu cau và các chi phí chuẩn bị cho ngày cưới, vàng bạc,
tiền, tất cả các lễ vật này phải mang đến nhà gái trước ngày cưới”[64].
Cư dân thường tổ chức đám cưới từ tháng 10 đến tháng 2 âm lịch năm sau, đó là lúc nông nhàn, thóc gạo đầy đủ. Người ta tiến hành đám cưới trong hai ngày: vào buổi chiều ngày hôm trước tại nhà gái và buổi chiều hôm sau tại nhà trai. Với nghi lễ đón dâu và nghi lễ nhập gia. Sau ngày cưới được ba hôm nhà trai mới làm lễ “lại mặt”. Lễ vật của lễ lại mặt hai vợ chồng trẻ đem theo một đôi gà, 2 chai rượu và đến làm cơm ở nhà gái
Trong đám cưới, cư dân có tập quán tương trợ giúp đỡ nhau bằng gạo, thịt, rượu, củi…và mọi công việc trong tổ chức đám cưới. Ngày nay nhiều nơi các nghi lễ trong đám cưới của cư dân đã được đổi mới, họ không nặng về ăn uống, mà tổ chức đám cưới theo đời sống mới, gọn nhẹ, vui vẻ.
Có thể nói, hôn nhân là một trong những nghi lễ quan trọng trong chu kỳ đời người. Trong xã hội đồng bào Tày- Nùng nói chung và cư dân Tày - Nùng ở châu Định Hóa nói riêng thì hôn lễ chính là sự thừa nhận của cộng đồng, bản làng đối với việc kết hôn của 2 đôi nam nữ. Ngày nay, cho dù việc đăng kí kết hôn (là sự thừa nhận của pháp luật), nhưng muốn để được cộng đồng thừa nhận thì bắt buộc phải trải qua các nghi thức cưới xin theo luật tục truyền thống. Trước đây, việc kết hôn của các đôi trai gái người Tày - Nùng thường không phải là kết quả của tình yêu đôi lứa, mà nó mang tính áp đặt (cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy), đó là do sự quyết định, sắp đặt của cha mẹ. Bởi vậy, đã có rất nhiều đôi trai gái yêu nhau mà không chung sống được với nhau tới trọn đời.
Ngày nay, trong xã hội người Tày - Nùng đã có sự thay đổi nhiều về mặt nhận thức và quan niệm sống. Vai trò của người phụ nữ Tày- Nùng đã có một vị trí nhất định trong gia đình và trong xã hội, thanh niên nam nữ được tự do tìm hiểu, tự do yêu đương và hôn nhân được xây dựng trên cơ sở của tình yêu đôi lứa. Không còn bị ràng buộc khắt khe bởi các luật tục xưa nữa. Các thủ tục, nghi lễ và các đồ sính lễ trong cưới xin đã giảm đi nhiều, không còn phức tạp, rườm rà như trước. Nhưng vẫn bảo lưu được những nét văn hóa mang tính truyền thống tốt đẹp của đồng bào.
* Ma chay:
Việc ma chay của người Tày- Nùng ở Định Hóa đều được tiến hành theo lễ thọ mai của người Việt. “Khi nhập quan phải mời thầy phù thủy hay đạo sĩ làm phép trừ tà rồi mới nhập quan. Con trai, con gái, con dâu, con rể đều mặc đồ trắng”.
Cư dân Tày - Nùng nơi đây thường quan niệm, chết không phải là đã hết mà bên cạch thế giới của người sống vẫn còn thế giới của người chết. Chính vì vậy khi tiến hành chôn cất một người đã chết thường diễn ra những nghi lễ hết
sức phức tạp. Tùy theo điều kiện ở từng gia đình và phong tục ở từng nơi mà nghi thức trong đám tang có những điểm khác nhau. Song về cơ bản, một đám tang bình thường gồm các bước: Lễ tắm rửa cho người chết; lễ khâm niệm; lễ nhập quan; lễ tăng khay lỏ (lễ dâng đèn hoa cho người chết biết đường lên thiên đàng); lễ thụ tang (pạt háo); lễ cúng cơm (Xám pjầu ngài); lễ xiên đàng phá ngục; lễ khai hoang; lễ đáp nghĩa (cháy phi); lễ trao nhà táng (mài xe); lễ đưa đám (slống phi); lễ chôn cất; lễ mở cửa mộ (khay tu mả).
Sau khi an táng xong, con cái, họ hàng còn phải làm lễ chuộc hồn cho bố mẹ, thông lệ có 3 lần: 40 ngày, 1 năm và lễ mãn tang (3 năm). Trong ma chay của cư dân, tinh thần cộng đồng làng bản được thể hiện rất rõ, đó là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của họ. Có thể nói, trong tang ma của cư dân không chỉ mang tính chất tôn giáo tín ngưỡng, mà nó còn thể hiện đạo hiếu, đạo nghĩa của người sống đối với người chết.
* Sinh đẻ: Có con là niềm hạnh phúc của đôi vợ chồng mới cưới. Vì vậy khi nhà trai kén vợ, họ thường tìm hiểu rất kỹ về đường con cái của cha mẹ cô dâu. Nếu sau khi cưới đã lâu mà chưa có con thì họ phải mời thầy cúng (then)
về làm lễ “cầu hoa bắc đẩu” (lễ cầu tự). Bởi họ quan niệm “Mẻ bjóc mẻ va”
hay “Mẻ pẩu” là vị nữ thần cho họ đứa con. Tục ngữ Tày - Nùng có câu: “Mẻ
bjóc păn mà, mẻ ra păn hẩu” nghĩa là (mẹ hoa chia về, mẹ hoa chia cho), nên
họ cho rằng muốn có con phải được “Mẹ hoa” cho. Trong thời gian mang thai
người phụ nữ vẫn đi làm bình thường nhưng kiêng làm những công việc nặng nhọc dễ anhe hưởng đến sự phát triển của thai nhi và cuộc sống sau này của đứa trẻ. Kiêng các loại động vật như ếch, ba ba, rắn…kiêng giết súc vật, kiêng đào đất, đóng đinh…sợ bị sẩy thai. Khi người phụ nữ mang thai được 7 tháng thì họ được làm lễ “cúng hồn” (Khoăn mỉnh). Sau khi sinh, người sản phụ được gia đình chăm sóc chu đáo từ chế độ ăn cho đến điều kiện sinh hoạt để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, nuôi con cho tốt. Nếu gia đình nào có người
ở cữ, thì trước cầu thang lên xuống họ thường buộc túm cành lá xanh để báo hiệu cho người trong làng cùng biết. Ở người Tày - Nùng, nếu đẻ con trai thì người ta đeo túm lá bên phải, con gái thì treo túm lá bên trái. Có một số tộc dân như người Nùng An, nếu đẻ con trai họ buộc vài cành lá bưởi vào thanh củi cháy giở cắm ở nhân cầu thang, nếu đẻ con gái thì cành bưởi sẽ được buộc vào mảnh giẻ. Sau khi sinh được ba ngày, gia đình mới mời thầy về làm lễ
“slam nơu” để xua đuổi tà ma, làm sạch cửa nhà và cúng mụ cho thai nhi.
Khi đứa trẻ được đầy tháng tuổi thì họ tổ chức lễ đầy tháng gọi là “óc
bươn” để cầu an, giải hạn cho đứa trẻ hay ăn chóng lớn. Ngày nay việc sinh
đẻ và nuôi dạy con cái trong vùng tộc người cư dân Định Hóa có nhiều thay đổi, quan niệm mê tín dị đoan đã được khắc phục, mạng lưới y tế được mở rộng, các xã đều có trạm y tế, phong trào vệ sinh môi trường làng bản được mở rộng, nhiều bệnh hiểm nghèo đã được phát hiện và chữa trị kịp thời. Số trẻ sơ sinh bị chết được giảm đi rõ rệt, các em đến tuổi đi học được cắp sách tới trường.