Ruộng nước

Một phần của tài liệu châu định hóa (thái nguyên) thế kỷ xix (Trang 39 - 46)

5. Đóng góp của đề tài

2.2.1.1. Ruộng nước

Ruộng đất vốn là cơ sở của nền sản xuất nông nghiệp. Ở Định Hóa, đất đai không mấy màu mỡ như đồng bằng và đều là ruộng loại 3 và là thu điền. Song có thể thấy tính chất của nền sản xuất: Đây là một nền nông nghiệp cá thể tiểu nông (mang tính chất tư hữu). Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của cư dân nơi đây.

Ở Định Hóa ruộng thường có hai loại: “Nà nặm” là loại ruộng sẵn có

nguồn nước mạch tại chỗ hay có thể thông qua hệ thống thủy lợi, thuận tiện

cho việc canh tác. “Nà Lẹng” thường là những chân ruộng bậc thang cao, khô

nước, không giải quyết được nguồn nước, do vậy chờ nguồn nước mưa và khe núi rót xuống.

Kỹ thuật canh tác

Đối với các dân tộc ở Định Hóa thì khâu làm đất cho lúa nước được cư dân tiến hành theo những quy trình kỹ thuật khá hoàn chỉnh. Sau vụ thu hoạch, trên đồng ruộng có rất nhiều rạ. Khi mùa đông đến, trời lạnh, rạ khô, đồng bào hay đốt rạ. Đồng bào thường cho rằng để làm cho đất thêm khô ải, thêm tro, thêm màu mỡ cho đất, bên cạch đó đốt rạ sẽ đốt cháy luôn cả trứng các loại côn trùng, sâu bọ làm hại lúa. Theo thói quen cư dân thường bắt đầu cày ải qua đông và công việc kết thúc trước tết nguyên đán. Tục ngữ Tày – Nùng có câu: Ruộng cày tháng chạp, gánh thóc khó lên vai”. Người nông dân nơi đây đều hiểu rõ giá trị của cày đất phơi ải tức là làm cho đất tốt, tăng thêm độ phì nhiêu, khi cấy lúa mau tốt, có tác dụng gieo cấy đúng thời vụ, đất được phơi khô sẽ bị tơi, gặp mưa đất ngấu nát ngay.

Từ lâu, các dân tộc người ở vùng thung lũng chân núi nói chung và Định Hóa nói riêng, họ đã biết dùng sức trâu kéo, công cụ chính là cày, bừa. Cày phổ biến là cày chìa vôi. Chiếc bừa cổ truyền là bừa răng làm bằng gỗ hoặc tre bao gồm bừa đơn và bừa kép. Có thể nói rằng chiếc bừa bằng gỗ hoặc tre tiện lợi hơn bừa răng sắt, vì ngoài làm ruộng nó còn có thể làm nương, khi vấp phải đá nếu gẫy răng nào có thể thay thế ngay. Ngoài hai công cụ trên còn có dao phát để phát cỏ bờ và cuốc để cuốc góc và những chỗ cày lỏi. Tuy nhiên những công cụ trên chỉ đạt hiệu quả tại những chân ruộng khô ở ven các thung lũng. Giữa lòng thung lũng, nhiều bùn, lầy thụt họ dùng bừa mà không cày, nếu không cày bừa được thì dùng đàn trâu, bò sục nát bùn và sau đó là cấy.

Kỹ thuật thủy lợi

Trong loại hình canh tác ruộng nước, nước có thể coi là yếu tố hàng đầu thì thủy lợi sẽ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Trong quan niệm của các

nước mới có ruộng, có ruộng mới có cơm”, người Mường lại nói rằng: “làm

cơm phải có mó, làm ló phải có nước”. Cư dân Tày- Nùng ở Định Hóa

thường sử dụng nguồn nước chính là nước mưa và nước của các con suối chảy xuôi giữa lòng thung lũng, các khe mạch thường xuyên hay định kỳ. Theo kinh nghiệm, muốn sử dụng tốt nguồn nước, người ta phải tìm cách gữi nước và tiêu nước, trên cơ sở địa hình của từng vùng cảnh quan mà hình thành nên các hệ thống thủy lợi khác nhau.

Ở vùng thung lũng chân núi người Tày, Thái, Mường…xây dựng hệ thống thủy lợi theo 2 dạng cơ bản: Phai và mương phai, là các con đập chắn ngang dòng suối được làm từ những nguyên liệu sẵn có như đất, đá, gỗ, tre. Bà con thường chọn chỗ thuận tiện nhất để đắp phai tạo thành những “bức tường” có tác dụng ngăn dòng chảy làm nước suối dâng cao hơn mức bình thường từ 1m đến 3m, nước dâng lên được dẫn về từng cánh đồng theo hệ thống mương.

Mương: Là những đường khai dẫn nước vào ruộng, nó có thể chạy men theo sườn đồi và dọc các cánh đồng. Mương có ba loại: mương chìm (mương đào); mương nổi (mương đắp) và mương nửa chìm, nửa nổi. Ở nhiều vùng còn tùy thuộc vào địa hình [11, tr 69-70]. Đối với những nơi địa hình cao, người dân nơi đây còn biết sử dụng các cọn nước. Cọn nước chỉ có thể sử dụng trong mùa khô, khi mùa mưa đến thì không còn tác dụng nữa. Những vùng địa hình rẻo cao và rẻo giữa, thường dẫn nước về bằng hệ thống máng nước dài hàng trăm mét.

Có thể nói, hệ thống thủy lợi của cư dân Tày- Nùng ở Định Hóa tuy đơn giản song lại rất có ích trong việc cung cấp nước tưới cho cây lúa, và trong chừng mực nào đó đã mang dấu ấn của trí tuệ. Hiện nay bên cạch việc duy trì các biện pháp thủy lợi truyền thống, nhờ sự giúp đỡ về vốn, vật tư và kỹ thuật của Nhà nước, nhiều phai đập kè cống đã được xây dựng ở nhiều nơi.

Việc kết hợp giữa hai hình thức: Xây dựng công trình thủy lợi mới và thủy lợi truyền thống theo kiểu mương, phai là hướng giải quyết hợp lý nhằm tận dụng các nguồn nước trong việc khai thác các tiềm năng của đất.

Trong phương thức canh tác ruộng nước, dân gian Tày- Nùng ở Định Hóa đã đúc rút được kinh nghiệm :

“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”

Kỹ thuật gieo mạ

Trước khi gieo mạ, khâu chọn giống lúa luôn được đồng bào chú ý, có

những dân tộc đã ví “làm ruộng không có giống, sống cũng như chết” hoặc

tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt ló”, công việc chọn lúa giống thường được tiến hành ngay hôm bắt đầu thu hoạch thường do những người phụ nữ có kinh nghiệm, chọn trực tiếp trên nương. Đồng bào Định Hóa thường chọn những khu vực ruộng tốt, đều cây, bông quả to gữi lại làm giống cho mùa sau. Sau khi đã chọn trên ruộng, mang về nhà, phơi khô dưới nắng vừa phải rồi buộc túm thành bó, treo trên sàn bếp, hoặc sàn nhà để tránh mối, mọt, ẩm. Có những gia đình phơi khô bằng nong, nia (đống), cất vào sọt, bao tải hoặc chum vại. Chu trình làm mạ, họ ngâm nước lã một ngày từ 12 đến 15 tiếng (đối với mạ chiêm họ ngâm lâu hơn một vài tiếng). Sau đó tráng rửa bằng nước sạch, ủ kín bằng lá chuối, hoặc bao tải. Về mùa đông, trời lạnh, họ tưới nước ấm ngày hai lần, khi hạt giống nảy mầm, đem tãi mạ ra nong, nia xoa cho gẫy bớt rễ, sảy sạch trước khi mang gieo. Nếu có sương muối, gió bấc, họ căng ni lông che kín mặt ruộng mạ trong một hai tuần đầu sau khi gieo để gữi ấm cho mạ phát triển tốt hơn.

Ruộng làm mạ được chọn tại những chân ruộng cao, dễ thoát nước.

Theo kinh nghiệm, “khoai đất lạ, mạ đất quen”, vì thế ruộng làm mạ thường

được dùng cố định qua nhiều vụ. Ruộng mạ được làm đất kỹ hơn, có nơi họ cho trâu quần thật nát đất, thóc giống được lựa chọn thật kỹ và cất riêng. Họ

gieo lên trên ruộng đã được trang phẳng, có nơi họ gieo mạ trên ruộng còn ít nước, sau khi mạ bám rễ mới tháo cạn. Dân tộc Tày- Nùng nơi đây thường cấy hai loại lúa: Lúa nếp và lúa tẻ, với nhiều loại giống khác nhau, có những đặc tính khác nhau, song đồng bào thường cấy hai loại ngắn ngày và dài ngày.

Kỹ thuật cấy

Ở Định Hóa với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mang tính quảng canh chỉ tập trung vào trồng cây lương thực với trình độ kỹ thuật thấp. Mọi loại cây trồng đều được gieo trồng vào trước hoặc đầu mùa mưa hàng năm. Đến nay vụ chiêm đã chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của họ.

Đối với lúa nước: Kỹ thuật cấy vụ chiêm và vụ mùa không khác nhau

là mấy. Dân gian có câu: “Mạ 40 ngày ruộng cày hai lượt”, như vậy khi gieo

mạ được 40 ngày thì nhổ để cấy. Họ thường nhổ mạ bằng tay, bó thành từng bó rồi dùng lạt giang buộc lại và việc nhổ mạ, cấy lúa là công việc chung của cả nữ giới và nam giới. Để cho cây lúa không bị rườm rà và chóng phát triển người ta thường cắt bằng lá trước khi cấy. Trong khâu canh tác này trước đây người Tày- Nùng thường có tập quán tương trợ, giúp đỡ nhau giữa những người cùng dòng họ và cùng làng bản với hình thức đổi công tự nguyện. Với tập quán này đã phần nào khắc phục sự thiếu nhân công, đảm bảo thời vụ. Thường thì cấy lúa là công việc của phụ nữ Tày-Nùng nói chung. Khi cấy họ thường đi giật lùi, tay trái cầm bó mạ, tay phải nhúm lấy từng nhúm mạ nhỏ được tách ra từ tay trái, cắm xuống ruộng. Phương pháp cổ truyền là cắm ngửa tay và theo hàng lối ngang, dọc nghiêm chỉnh.

Không biết gốc tích gạo bao thai Định Hóa có từ bao giờ, song các cụ thường kể lại từ khi các cụ sinh ra đã có, gạo bao thai Định Hóa ngon nổi tiếng: dẻo, hương vị đậm đà thường thì một năm mới có một vụ đó là vụ mùa. Trong thời kỳ kháng chiến gạo bao thai đã được dùng để nuôi cơ quan đầu não của Đảng và Nhà Nước ta. Ngày nay nhiều người dân rất thích ăn gạo bao

thai Định Hóa, hiện nay ngon duy nhất và năng xuất hơn cả là ở Xã Bảo Cường, xã Đinh Biên, xã Đồng Thịnh (Định Hóa).

Kỹ thuật chăm sóc cây trồng

Sau khi cấy đến khi thu hoạch là một quá trình chăm sóc cho cây lúa. Điều quan trọng hàng đầu là gữi đủ nước cho cây lúa phát triển. Vì vậy, hàng ngày hay cách ngày, chủ nhà phải tranh thủ đi vòng lượn qua các bờ ruộng xem có bị nước dò rỉ qua bờ không? Phát hiện nơi bị dò rỉ chảy nước đi, lập tức đồng bào đắp lại ngay; đồng thời tìm nguyên nhân của sự dò rỉ đó. Nếu do lươn, do cua đục bờ thì tìm cách bắtt ngay chúng. Đối với lúa nước, sau cấy khoảng 20- 40 ngày là thời kì làm cỏ bằng cách sục bùn, ít nhất một lần. Ở một số chân ruộng sẵn cỏ dại, đồng bào làm cỏ lần thứ hai. Khâu làm cỏ được tiến hành bằng chân. Người làm cỏ dùng chân gạt cỏ dại, lấp bùn lên cỏ. Khi gặp lúa bị sâu bệnh, cư dân thường dùng tro bếp, vôi bột hoặc phân gà bột vãi lên lá vào sáng sớm, khi trên lá còn đọng những giọt sương và toàn lá còn bao phủ một lớp ẩm. Nhờ có lớp ẩm đó mà tro bếp (vôi bếp hoặc phân gà bột) bám vào lá lúa làm chết sâu, bệnh. Biện pháp thứ hai là tổ chức cúng, chủ yếu là cúng thần thổ địa ở miếu và cúng thành hoàng ở đình bản. Ngày nay, khi gặp sâu bệnh, đồng bào áp dụng thêm biện pháp phun thuốc trừ sâu. Do giá trị hiệu quả của biện pháp này, thuốc trừ sâu ngày càng được sử dụng rộng rãi và đang dần dần chiếm ưu thế trong việc phòng và trừ sâu bệnh cho lúa.

Nếu nước là yêu cầu hàng đầu và có tầm quan trọng đặc biệt thì phân bón cũng đóng góp không nhỏ cho sự sinh trưởng của cây lúa, tập quán làm phân, ủ phân đã được các tộc người này sử dụng thành thạo, ruộng lúa được bón phân dưới nhiều hình thức, có bón lót và bón thúc. Vận dụng thực tiễn quá trình sản xuất, dân tộc Tày- Nùng ở Định Hóa đã đúc rút ra những kinh nghiệm và truyền lại cho con đời sau :

Tức là, lúc đầu khi cây lúa đang phát triển (được ví như lúa thời con gái) cần bón đầy đủ phân để cây lúa có khả năng sinh sôi nảy nở và sinh trưởng mạnh, và khi cây lúa đã trổ đòng và phơi màu thì không được bón phân nữa, bởi các cụ nhà ta cho rằng làm như vậy không những làm cho hạt lúa bị lép mà còn gây sâu bệnh cho cây lúa.

Cư dân ở Định Hóa thường sử dụng các nguồn phân bón chủ yếu: Phân hữu cơ (cây xanh + phân chuồng)

Phù sa ở các sông suối bồi đắp.

Những đống rơm, gốc rạ sau những tháng bị bỏ hóa đã mục nát.

Trước vụ gieo trồng, họ thu gom phân gia súc, gia cầm, chất thành đống, dùng đất phủ kín, ủ ở ngoài gầm sàn dùng để gữi được ẩm và tơi, dễ bón. Đối với phân chuồng, họ chỉ dùng để bón lót trước khi cấy.Đối với ngô, sắn, khoai…..sau khi đào hốc, người ta dùng phân chuồng bón lót trước khi tra hạt hoặc đặt cây giống. Liều lượng phân bón lót tùy theo từng loại cây trồng. Ngô có thể bón lót 1- 2 vốc/ hốc, sắn 3-5 vốc/hốc, khoai sọ 1-2 vốc/ đầu giống (1 vốc tương đương 500gram.

Thu hoạch

Sau khi làm cỏ cho lúa xong, đồng bào có khoảng thời gian nông nhàn từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 8 âm lịch. Hai tháng hè này được đồng bào trong các xã của huyện sử dụng thích hợp vào việc thu hoạch hồi; đan lát các đồ đựng như bồ đựng thóc, ngô, cót phơi thóc, dậu để vận chuyển thóc….chuẩn bị củi đun suốt dịp bận rộn thu hoạch mùa màng vào tháng 9, tháng 10.[19, tr.34]

Đồng bào ở Định Hóa thường canh tác vào mùa mưa, nên việc thu hoạch các loại cây trồng chủ yếu tập trung trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11(bươn ất) âm lịch. Đây chính là thời gian thu hoạch những cây lương thực chính. Đối với lúa: Công cụ để gặt lúa là niềm, hái và hép. Công

cụ vận chuyển lúa về nhà gồm: Quang treo, giành, gùi, đòn gánh, đòn sóc. Sau khi gặt, lúa nương được bó lại thành những bó nhỏ, mỗi bó gồm bốn, năm nắm. Khi vận chuyển về nhà, họ bó lúa thành bó lớn, dùng đòn sóc xuyên qua, mỗi đầu đòn sóc một bó, gánh về. Theo tập quán xưa, người Tày-Nùng ở Định Hóa đập lúa trên ruộng ngay sau gặt. Dụng cụ đập lúa là máng đóng bằng gỗ (loóng). Cũng có gia đình dùng trâu quần trên sân cho đến khi thóc rụng hết ra khỏi rơm. Thóc được loại sạch rơm rác, phơi trên sân cho khô rồi dùng quạt tay, hoặc quạt hòm quạt sạch trấu, hạt lép, cất vào bồ, hoặc bao để trên sàn.

Một phần của tài liệu châu định hóa (thái nguyên) thế kỷ xix (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)