- Phòng quản lý kinh doanh: tham mưu cho Giám Đốc về thị trường, vạch ra kế hoạch kinh doanh đúng đắn, thực hiện công tác thu mua nguyên vật liệu, quản
Sổ danh điểm nguyên vật liệu
2.2.3.1. Phân loại nguyên vật liệu.
Trong Công ty vật liệu bao gồm nhiều thứ, nhiều loại, khác nhau về công dụng, tính năng lý hoá, phẩm cấp chất lượng. Mặt khác, nguyên vật liệu lại thường xuyên biến động, do đó để quản lý và hạch toán được nguyên vật liệu cần thiết phải tiến hành phân loại vật liệu. Trên cơ sở kết quả phân loại, tuỳ thuộc vào công dụng, tính năng, vai trò, tác dụng của từng thứ, từng loại vật liệu mà có biện pháp quản lý hạch toán cho phù hợp.
Căn cứ vào yêu cầu quản lý, căn cứ vào nội dung kinh tế và công dụng của từng thứ vật liệu trong sản xuất kinh doanh, vật liệu tại công ty TNHH thương mại bao bì Tuấn Thịnh được chia thành các loại sau:
- Nguyên vật liệu chính: Các loại giấy như giấy Doplex trắng, giấy Karap vàng, giấy Karap nâu, giấy thường, … với các kích kích cỡ, chủng loại, mẫu mã đa dạng.
- Vật liệu phụ: Chủ yếu là các vật liệu như bột sắn (loại tinh và bột thường); dầu hỏa (pha chế); mực in (các loại, các màu); đinh thép; sút (dùng pha chế để tẩy rửa); keo dán; băng keo (cuộn); farafin (tráng); kem in (pha chế); dầu bóng và chất chống thấm, …
- Phế liệu: là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất ra sản phẩm như các loại giấy vụn.
Như vậy việc phân loại nguyên vật liệu ở công ty TNHH thương mại bao bì Tuấn Thịnh nói chung là phù hợp là phù hợp với đặc điểm và vai trò và tác dụng của mỗi thứ trong sản xuất kinh doanh, giúp cho nhà quản lý được dễ dàng hơn. Dựa trên cơ sở phân loại này giúp công ty theo dõi được số lượng từng loại vật liệu chính, vật liệu phụ, từ đó đề ra phương thức quản lý phù hợp.