6. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Thời gian ảo mộng
Thời gian ảo mộng trong Thơ mới là kiểu thời gian được khúc xạ từ thời gian khách quan và “bị chi phối bởi sự tưởng tượng chủ quan của người viết” [34, tr.62].
Thời gian với Hàn Mặc Tử là những ảo mộng huyễn hoặc bắt đầu với những ái ân xưa cũ rồi trộn trạo và quyện chặt bằng dây trói ái tình: “Cả thời gian từ tạo thiên lập địa,/ Đều trrộn trạo, điều hoà và xí xoá,/ Thành hư không tình ái của đôi ta…” (Đôi ta). Cái cũ bao giừo cũng mang một màu phai nhạt, nhưng người thiếu nữ ấyvẫn hiện diện và chính cái hấp lực của xúc cảm khiến người đọc thấy chờn chợn, vượt qua khỏi tầm vóc của thời gian… “Nghệ hỡi Nghệ muôn năm sầu thảm/ Nhớ thương còn một nắm xương thôi” (Muôn năm sầu thảm).
Ta nghe trong những âm vọng thời gian ấy những trách móc, dỗi hờn: “Cách nhau vạn dặm/ Nhớ chi đến trăng thề” (Tình quê), “Còn đâu tráng lệ những thời xanh/ Mùi vị thơm tho một ái tình” (Thời gian). Trong những ảo mộng ấy, người ta nghe ra một định mệnh gãy đổ với “niềm phu phụ”: “Những khi mơ thấy trước niềm phu phụ/ Tình muôn năm héo hắt đến tim yêu” (Ái khanh hỡi). Và muôn năm ấy là muôn năm dự cảm về một cuộc nhân duyên, một “đêm hợp cẩn” ngoài tầm với của thi nhân: “Ngày mai tôi bỏ làm thi sĩ/ Em lấy chồng rồi hết ước mơ” (Em lấy chồng). Và ngày mai ẩytong thơ Hàn Mặc Tử là một ngày mai dự báo nhiều nỗi mất mát và dở dang: “Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi” (Mùa xuân chín), hay “Đến sáng hồm sau anh cất bước/ Ra đi với cánh mộng chưa
thành” (Đời phiêu lãng).
Với Bích Khê, cõi mộng chính là hữu hình hóa của thế giới tâm linh sâu thẳm và vô thức bí ẩn với những ảo giác kỳ lạ. Thời gian của cõi mộng cũng đầy huyền hoặc. Có một khoảng thời gian gợi cảm hứng của thi sĩ rất nhiều, đó là thời gian đêm (ta đếm được năm mươi mốt lần từ “đêm” trong Tinh huyết và Tinh hoa), một khoảng thời gian vừa cụ thể vừa siêu thực phù hợp
mong manh, mơ hồ của con người. Cõi mộng đêm ấy luôn sáng bừng, lộng lẫy, đẹp vô bờ như là ảo giác với những đêm kim sa, đêm hồng, đêm vàng, đêm tơ, đêm ngủ mơ, đêm nhung, đêm ngời ngọc châu báu… “Phương Thảo ơi! Phương Thảo ơi!/ Đêm nay nàng khóc bao nhiêu lệ/ Đêm nay nàng uống bao nhiêu mộng/ Đêm nay nàng chết trong tim phôi/ Đêm nay nàng chết trong tim phổi/ Đêm nay mạch lạc nàng tê cứng” (Phương Thảo), “Cánh sương quán lạnh nguyệt tà song/ Bên gối hương lan đến ấp lòng/ Người vợ trong thơ gần cách mộng/ Đêm nay chẳng biết có về không (…) Đêm nay nửa gối nghiêng nghiêng mộng/ Muôn dặm người xa đã thấy về/ Xanh liễu ngoài song vừa đổi biếc/ Màu thi sắc lá đọ dung nghi” (Hồ Xuân Hương).
Có câu “một phút trong mơ bằng vạn giờ đời thực”, thế nên thời gian đối với Bích Khê cũng được cá nhân hoá, cô đọng và gói gọn trong mộng ảo với những khát khao mang đầy nhục cảm: “Tôi sẽ mê man ghì lấy một giai nhân./ Hồn say sưa đương cố lột cho trần/ Cả sắc đẹp ngời ra như lưỡi kiếm./ Lưỡi lăng líu mất rồi! Tôi đã liếm:/ Ghì tinh ba trắng rợn sóng làn môi./ Trí thơm tho nên rung động bồi hồi/ Trong phút lạ! mơ hồ xương sọ vỡ…” (Một cõi
trời).
Là một thi sĩ bị ám ảnh bởi thời gian, nên thời gian trong thơ Xuân diệu bị chi phối rất nhiều bởi tâm thức của người thơ. Thời gian trong thơ Xuân Diệu có nhiều khoảng ngưng đọng: “Trái tim ngừng trong một lúc vô biên/ Thời gian hết đất trời không có nữa”. Trong giây phút ấy, thời gian như kéo ra, con người đã hoà tan vào trời đất lúc này có lẽ là lúc mà Xuân Diệu đã chiến thắng thời gian, làm cho thời gia ngưng đọng lại để tâm hồn hoà nhập vào thiên nhiên. “Thời gian trong thơ ông không chỉ là cảm xúc, là thi hứng, mà còn là nhân tô kiến trúc của tác phẩm nghệ thuật. Có thể nói, Xuân Diệu nhìn đời bằng con – mắt – thời – gian” (Đỗ Lai Thuý). Phút giây hiện tại là sự cô đặc của thời gian… cái thời gian khách quan đó đếm được bằng máy móc không tôn tại nữa, mà đã chuyển của thời gian của cảm giác, tâm trạng. Đó là thứ thời gian tâm linh, không có quá khứ, hiện tại, tương lai, khoảnh khắc,
thiên thu, mà chỉ có “bây giờ”: “Lặng im của bóng đêm sâu/ Lặng im vĩnh viễn của màu thời gian;/ Ba canh sao lặng lẽ tàn,/ Hang rừng lặng lẽ bông lan rụng mình” (Im lặng), “Cái bay không đợi cái trôi;/ Từ tôi phút trước, sang tôi phút này…” (Đi thuyền).
Mùa thu là thế giới của phôi pha: “Lá úa cành khô vẫn rụng dồn!”. Từ sự phai của vật “Với áo mơ phai dệt lá vàng” đến sự phai của lòng người: “Một chút hương phai của ái tình”, “để lòng ước với tình phai ấy”… Sự cảm nhận này, khi chưa ý thức được đã tạo nên nỗi “buồn vô cớ”. Nỗi buồn ấy tồn tại trong “vô thức tập thể” của cả một lớp người. Nó tạo nên một khí hậu tinh thần đặc biệt lúc bấy giờ như một thứ “bệnh thời đại”. Đó là bệnh nuối tiếc thời gian. Không hiểu do “trời phú” cho một cảm quan đặc biệt, hay do một “ám ảnh thơ ấu” nào, Xuân Diệu, hơn những thi sĩ khác, đã ý thức sâu sắc được sự mất mát thời gian: “ Thong thả chiều vàng thong thả lại…/ Rồi đi… đêm xám tới dần dần…/ Cứ thế mà bay cho đến hết/ Những ngày, những tháng, những mùa xuân” (Giờ tàn).
Cảm thức thời gian ám ảnh tới nỗi người thi sĩ bị chìm vào sự huyễn hoặc của nó. Thời gian không còn là thời gian tuần hoàn bình thường nữa mà nhuốm một màu ảo mộng: “Cả ánh sáng bao lần dây máu đỏ/ Rồi một ngày sa rụng giữa bình minh. (…) Nắng cũ phai rồi, lòng tôi vẫn cất/ Một chiều ong vàng đẹp sắc năm mây” (Lời thơ vào tập gửi hương), “Sương lan mờ, cây gần cũng như xa;/ Sương lan bay, ngày đứng cũng như tà./ Những sao cũ chưa sáng bừng trở lại,/ Trong đêm tăm đi mãi biết ngừng đâu?” (Sương mờ), Bức thơ tình choàng ấp đêm năm canh;/ Ngày sáu khác tưởng mơ vàng đá nặng.” (Mơ xưa).
Vũ Hoàng Chương là nhà thơ trân trọng thời gian, tuy nhiên tâm trạng người thi sĩ đôi khi lại bị chính thời gian chi phối và huyễn hoặc, ngược lại, đôi khi chính tâm trạng thi nhân đã làm mờ ảo đi ranh giới phân định thời gian khiến “đêm” trở thành “đêm bất tận”: “Thôi rồi, đây: chiều xuống giấc mơ xưa./ Lá lá rơi, nằm bệnh mấy tuần thưa./ Say chẳng ngắn những đêm dằng dặc nhớ (…) Đây mưa bay mờ chậm bước đêm dài,/ Đêm bất tận, đêm
liền đêm kế tiếp.” (Lá thư ngày trước). Còn ngày chỉ trở thành cái bóng của chính nó khi cứ nối đuôi nhau trôi qua mà không mang lại chút dư vị đặc sắc nào: “Chiều tàn trong ngõ hẹp (…) Ngày trắng theo nhau qua (…) Thiên thu? Chờ sự nghiệp” (Đời tàn trong ngõ hẹp).
Thời gian trong thơ Đinh Hùng là cuộc “hành trình qua một nét mi”, ở đó dĩ vãng không phải là thời gian đã mất, mà thời gian chiếm được, thời gian tư-hữu-hoá. Đinh Hùng hoà giải được phút đã qua và phút sắp đến, và thời gian phối ngẫu cái tôi với ngoại cảnh, với sông núi mùa thu, tâm giới với dòng sông lạ.
Thời gian trong thơ ông xóa nhòa ranh giới, hòa nhập với cõi vô cùng, tan vào thời sơ khai của vũ trụ với sự khốc liệt, dữ dội của cảm xúc, tư duy và sự khuấy đảo đến kinh hoàng của hình tượng thơ: “Rồi những đêm sâu bỗng
hiện về/ Vượn lâm tuyền, khóc rợn trăng khuya/ Đâu đây u uất hồn sơ cổ/ Từng bóng ma rừng/ theo bước đi (…) Từng buổi hoàng hôn xuống lạ kỳ/ Ta nằm trên cỏ lắng tai nghe/ Thèm ăn một chút hoa man dại/ Rồi ngủ như loài muôn thú kia” (Những hướng sao rơi).
Các nhà Thơ mới đã tự mình dựng lên những kiểu thời gian ảo mộng trong tâm thức của riêng mình. Đó cũng là cách thức để thi nhân đi tìm thời gian đã mất, đồng thời cũng là cách để trân trọng và nhận thức về giá trị của thời gian. Thời gian ảo mộng cũng là một cách để biện giải về tinh thần của người thi sĩ.