Không gian tâm trạng

Một phần của tài liệu yếu tố phân tâm học trong thơ mới giai đoạn 1932-1945 (Trang 62 - 67)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Không gian tâm trạng

Không gian tâm trạng trong mỗi tác phẩm văn chương không những là toạ độ để xác đinh tác phẩm, mà nó còn mang một tín hiệu thẩm mỹ đặc trưng, tín hiệu biểu thị mối quan hệ giữa nhân vật và hoàn cảnh. Bởi vậy không gian tâm trạng trong thơ không chỉ mang đầy tính gợi tả mà còn ẩn chứa một sức nặng của những suy tư, trăn trở của thi nhân. Trong tác phẩm nổi tiếng Truyện Kiều, Nguyễn Du có câu: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Quả thật như vậy, tâm trạng của con người chính là một lăng kính phản ánh không gian bao bọc lấy chủ thể trữ tình. Nhìn qua lăng kính kia, không gian không còn là một không gian khách quan bình thường nữa mà mang nặng dấu ấn trữ tình của thi sĩ.

Không gian trữ tình trong thơ Hàn Mặc Tử đó là sự xa cách. Sự xa cách trong tình yêu khiến suy nghĩ của hai người trở nên khác nhau. Nếu khoảng cách nhìn một cách khách quan chỉ là hai điểm từ A đến B được tính bằng các đơn vị đo chiều dài, thì với tâm trạng người đang yêu, khoảng cách đó đã trở thành vật cản tình yêu, và được đo bằng một đơn vị rất “lạ”: “Nhưng xa xôi quá biết làm sao?/ Lấy trí tương tư đo được nào?/ Em mới vùng vằng em thở dốc,/ Tình thương trong dạ cứ xôn xao” (Thao thức). Để rồi từ đó, cả không gian trong thơ Hàn được bao bọc bằng một niềm khao khát tình ái nơi thi sĩ: “Đừng nghe chi âm hưởng địa cầu đang/ Vỡ toang ra từng mảng, cả không gian,/ Cả thời gian từ tạo thiên lập địa,/ Đều trộn trạo, điều hoà và xí xoá,/ Thành hư không tình ái của đôi ta…” (Đôi ta).

Cả Hàn Mặc Tử lẫn Bích Khê đều gặp nhau ở chung một điểm, đó là không gian trữ tình của hai nhà thơ đều được bao bọc bởi trăng và ngập chìm trong trăng. Trăng với ánh sáng dìu dịu nhẹ nhàng, tưởng tỏ mà hoá ra lại mờ, dễ dẫn lối cho những xúc cảm của thi sĩ thăng hoa. Không gian với ánh trăng mờ nhẹ bao phủ gợi tưởng trong ta những ân ái, thăng hoa và gợi cảm đến rợn người: “Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu/ Đợi gió đông về để lả lơi” (Bẽn

lẽn – Hàn Mặc Tử), “Ô trời hôm nay sao mà xanh!/ Ngọc trăng xây vàng trên

muôn cành,/ Nhung mây tê ngời sao kim cương,/ Dạ lan tê người say men hương;/ Lầu ai ánh những gì như lưu ly?/ Nụ cười ai trắng như hoa lê?/ Thuỷ tinh ai để lòng gương hồ?/ Không gian xà cừ hay san hô? (…) Hai tôi vừa ghé bến sông Ngân:/ Ô! Nàng Xuân Hương để ngực trần./ Ngâm bài “Vấn nguyệt” tiếng trong ngần/ Nhìn xuống nhân gian cười như điên.” (Nghê

thường – Bích Khê). Nhưng ánh trăng đó dường như không giúp người thơ

thoả mãn cơn mộng mị của những dồn nén, khát khao… niềm khao khát được giao hoà khiến thi nhân phải tìm kiếm, và không gian tâm trạng kia được nới rộng kích cỡ: “Gió lùa ánh sáng vô trong bãi/ Trăng ngậm đầy sông chảy láng lai/ Buồm trắng phất phơ như cuống lá/ Lòng tôi bát ngát rộng bằng hai” ( liêu – Hàn Mặc Tử), “Anh có khi nào còn trở lại/ Chờ lúc hoàng hôn trăng đã

lên/ Tìm ngõ nhà em anh sẽ thấy/ Khóm lan thơm nặng khí ưu phiền/ Là lúc đêm về trên mái ngói,/ Những nhành nhãn muộn cánh dơi lay/ Em đang nổi bệnh trong phòng vắng/ Tình đậm theo trăng sáng sáng đầy…” (Làng em – Bích Khê).

Ở thi sĩ Bích Khê, không gian dường như không nằm ở thực tại nữa, mà nó đã xoay vần biến đổi theo tâm trạng của thi sĩ. Từ đó, kiến tạo nên một không gian mới đầy huyễn hoặc, ngập tràn sự cô độc đến rùng rợn như trong trí người thi sĩ: “Nơi cõi lòng đầy đặc ứ muôn xuân/ Nơi khí rã tinh sầu và tuỷ lạnh/ Nơi khí rã tinh sầu và máu lạnh/ Tôi dường nghe trong một phút mê man” (Châu). Không gian đêm không còn là một đêm bình thường mà giờ trở nên đầy ám ảnh và thổn thức ngập tràn hình bóng người thương: “Phương Thảo ơi! Phương Thảo ơi!/ Đêm nay nàng khóc bao nhiêu lệ/ Đêm nay nàng uống bao nhiêu mộng/ Đêm nay nàng chết trong tim phôi/ Đêm nay nàng chết trong tim phổi/ Đêm nay mạch lạc nàng tê cứng” (Phương Thảo).

Không gian đêm với bóng tối vây quanh, hiển nhiên sự cô độc và niềm khát khao, kiếm tìm tình yêu lại được đẩy lên đến cực điểm. Trong thơ Vũ Hoàng Chương không gian hẹp đã chi phối rất lớn đếm tâm trạng người thơ, đối diện chính bản thân mình một không gian gợi đầy sự quạnh quẽ như: “gác tối”, “lầu hoang”… con người sẽ tự cô đơn, dằn vặt, rồi sau đó hiển nhiên sẽ hoảng loạn trong sự kiếm tìm: “Đêm nay lạnh, tìm em trên gác tối/ Trong tay em dâng cả tháng năm thừa,/ Có lẽ đâu tâm linh còn trọn lối,/ Để đi về cay đắng những thu xưa.” (Quên), “Ai nấy não nề trên lá thắm/ Buồn ai cung nữ lạnh chia phôi?/ Nào ai linh cảm màu sông trắng/ Hận kẻ ôm thuyền khóc lứa đôi? (…) Quạnh quẽ thu phần thơ bặt tiếng,/ Lầu hoang chìm cỏ dấu hồ ly.” (Cảm thông). Nếu miền không gian hẹp đã đẩy con người tự đối diện với chình mình để “tìm ra” sự cô độc, thì chính khi rảo bước lẻ loi trên một miền không gian lớn hơn, niềm cô độc đó đã trở thành bi kịch: “Nguyệt lạnh màu sương dãi phố khuya,/ Hàn quang mơ khói bước say về…/ Dưới chân bóng lá đường thêu gợn,/ Trên ấy chừng rung nhịp áo nghê!” (Trăng cũ).

Thơ Xuân Diệu nổi bật với cái tôi trữ tình khát khao giao cảm với đời. Có lẽ vì thế mà cái tôi trữ tình ấy luôn gắn với không gian là nơi đón nhận và giao cảm với tình yêu, với thiên nhiên vạn vật và với cuộc sống của “nhà, căn phòng” hay là “quán”: “Đây là quán tha hồ muôn khách đến”.

Trong không gian của căn phòng, nhà thường xuất hiện hình ảnh của nhân vật trữ tình giữa không gian trống trải: “Buổi chiều ra cửa sổ/ Bóng chụp cả trời tôi/ Ôm mặt khóc rưng rức/ Ra đi là hết rồi” (Viễn khách). Đôi khi, xuất hiện nhân vật thứ hai và căn phòng ấy lập tức lại trở thành nơi tình tự với những giận hờn, những âu yếm trong Xa cách, những lời mời mọc ân ái trong Lời kĩ nữ: “ Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa;/ Vội vàng chi, trăng sáng quá, khách ơi./ Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời;/ Khách không ở, lòng em cô độc quá”. Có một điều tưởng chừng như một sự mâu thuẫn giữa độ ấm nóng của những không gian trong thơ Xuân Diệu: không gian trần thế mênh mông, rộng lớn thì lại ấm cũng còn không gian hẹp của cái tôi cá nhân thì lại thường lạnh lẽo vô cùng. Ta có thể thấy điều đó qua hàng loạt các bài thơ: Tương tư chiều, Viễn khách, Riêng tây, Xa cách... Điều đó minh chứng cho nhận xét rằng Thơ mới càng đi sâu vào cái tôi cá nhân thì càng thấy lạnh. Trong tình ái, cũng giống như khuynh hướng chung của Thơ mới, Thơ Xuân Diệu mang theo một cảm thức, một ám ảnh về sự chia phôi. Cảm thức về sự li biệt, xa xôi cách chở đã đưa Xuân Diệu tìm đến với không gian của sông đê chuyên chở những tâm tư, một không gian của sự chia ly, tiễn biết “Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt”. Cũng vẫn cảm thức ấy, dòng sông trong thơ Xuân Diệu mang trong mình đặc điểm của một không gian rời rạc, hững hờ “Cũng xa như bờ xa cách/ Không có thuyền qua, không cánh bay” (Bên ấy, bên này), “người giai nhân bến đợi dưới cây già” (Tình du khách), “thuyền qua không buộc chặt” (Lời kỹ nữ). Để không gian tình ái thêm tính biểu đạt, Xuân Diệu còn tạo thêm không gian của nắng, của sương. Nắng là một không gian tầm trung, không có hình thù nhưng độ lan tỏa của nó rộng lớn. Không phải ngẫu

nhiên trong thơ Xuân Diệu thấy xuất hiện rất ít những không gian của mưa trong khi nắng chiếm tới phần lớn. Tùy vào sắc thái tâm trạng mà nắng của thi nhân có những sắc độ khác nhau: nắng vàng, nắng rọi, nắng xôn xao... Cái nắng trong thơ Xuân Diệu là một sự lan tỏa, xâm chiếm nhẹ nhàng với một tâm trạng vu vơ của kẻ mới vào đời, là xao động êm ái để “Nó chiếm hồ ta bằng nắng nhạt”, đôi khi nắng trở thành nguyên nhân của những nỗi buồn vô cớ “Hôm nay trời nhẹ lên cao – Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”. Qua không gian nắng nhà thơ đã gửi gắm được nhiều những trạng thái tinh vi, phức tạp của thế giới nội tâm và tạo ra một sự hài hòa giữa tâm cảnh và ngoại cảnh. Dung hòa giữa không gian nắng và mưa là một không gian sương tuy không có hình hài cụ thể, một không giain mờ ảo nhưng nó lại là hệ sinh thái nuôn dưỡng tâm trạng của thi nhân. Ngoài ra những câu thơ viết về sương lúc đêm khuya của ông cũng đem lại nhiều xúc cảm đầy lạnh lẽo: “Sương bạc làm thinh, khuya nín thở/ Nghe sầu âm nhạc đến sao khuê” (Nguyệt Cầm).

Thực chất sự vay mượn không gian sương hay nắng từ thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng và biến nó thành những không gian riêng mang đặc trưng thi pháp, sự sáng tạo của thi nhân đều phục vụ cho sự nổi bật của một tâm trạng đa chiều. Từ đó cho thấy không gian thơ Xuân Diệu là một không gian của tình ái.

Đinh Hùng có lẽ là một trong số những không gian thơ khó nắm bắt nhất trong các nhà Thơ mới. Không gian thơ của Đinh Hùng nằm trong một cõi mộng tưởng riêng mà ông đã dày công vẽ ra và sống trong đó như một “thế giới thật thứ hai” của riêng mình. Cũng vẫn là không gian đêm ở thực tại, nhưng lại mang dáng dấp của không gian đêm trong những buổi hồng hoang man dại, bị chi phối phần lớn ở tâm trạng người thi sĩ: “Và ta thấy hiện nguyên lòng sơn dã:/ Cảnh sắc này bỗng nhuộm máu tà dương/ Ta xót thương, ta căm dận, hung cuồng/ Ta gầm thét, rung mấy trời thế sự” (Bài ca man rợ), “Rồi những đêm sâu bỗng hiện về/ Vượn lâm truyền khóc rợn trăng

buổi hoàng hôn xuống lạ kỳ/ Ta nằm trên cỏ lắng tai nghe/ Thèm ăn một chút hoa man dại/ Rồi ngủ như loài muông thú kia” (Những hướng sao rơi). Vẫn là “đêm” nhưng là đêm của cô độc của sự lạc loài: “Trăng với lệ, em cùng anh/ Đêm xưa ai hiểu tiếng hoa Quỳnh?/ Vì lòng cẩm tú/ Hiện trời tinh anh/ Thương ai, Trái Đất nghiêng mình?/ Tha thướt Đài Hương khép mở…” (Hoa sử).

Đó còn là một khung trời chứa đầy sự huyền ảo giữa người và sự vật, giữa suy tưởng và tự nhiên, giữa mơ mộng và thực tế: “Đi vào mộng những Sơn Thần yên ngủ/ Em! Kìa em! Đừng gọi thức hư không!/ Hãy quỳ xuống đọc bài kinh ái mộ:/Hồn ta đây, thành tượng giữa Vô Cùng” (Trời ảo diệu).

Sự vận động nội tại của không gian nương theo thế giới của tâm thức khiến cho không gian tâm trạng trong thơ của các nhà Thơ mới trở thành một thực thể dường như cảm giác được, thấy được… nhưng cũng đầy mơ hồ và khó nắm bắt.

Một phần của tài liệu yếu tố phân tâm học trong thơ mới giai đoạn 1932-1945 (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w