6. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Chủ đề tâm linh
Tâm linh, tức là hướng niềm tin của cá nhân con người theo một đức tin hoặc Tôn giáo nhất định. Theo Freud, Tôn giáo là “những định chế xã hội đầu tiên nhằm hướng dẫn năng lực những thèm muốn của chúng ta vào hướng khác. Một trong những nhiệm vụ của tôn giáo là đem tới cho con người một sự bù trừ cho những tình cảm bất lực và bất an trước vũ trụ bao la, bằng cách hứa hẹn một cuộc đời khác hạnh phúc hơn, sung sướng hơn”. Và tôn giáo “đáp ứng nỗi lo âu của con người trước những thúc đẩy bản nắngống cho mình, trước những sức mạnh của vũ trụ đang muốn đè bẹp nó. Như vậy tôn giáo hoà giải nguyên tắc khoái lạc và nguyên tắc thực tế.” [Charrier J.P (1972), Phân tâm học, Nxb Trẻ, Sài Gòn, tr. 105-106].
Trong Gia-tô giáo Việt Nam, niềm tin Thiên Chúa đã nhập vào tín ngưỡng thuần túy Việt Nam. Và thơ Hàn Mạc Tử minh chứng điều đó : một đức tin Việt Nam ở Thiên Chúa, diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói Việt Nam, và phản ánh đức tin này qua tác phẩm của mình. Đối với Hàn Mặc Tử, thơ là Đạo và Đạo là thơ, thơ đã đạt tới Đạo và Đạo để đi tới thơ, hoặc như Hoài
Thanh đã nhận xét chí lí “Thơ chẳng những ca tụng Thượng Đế mà cũng để nối liền người ta với Thượng Đế”. Thơ đưa về Đạo, là nẻo đường đưa đến con đường. Thơ là giải pháp tạm thời của đau thương, trong khi chờ đợi Đạo và cứu rỗi miên viễn.
Trong bài Thánh nữ Đồng Trinh Maria, với nguồn rung cảm mãnh liệt của đức tin, nhà thơ đã sống cả thế giới hiện tại lẫn mùa xuân dự tưởng. Và đến khi bị rơi vào tận cùng của cô đơn, bệnh tật và cái chết thi nhân mới nhận ra sự cứu rỗi từ bàn tay của Đức Mẹ là vô biên: “Lạy bà Đấng tinh truyền thánh vẹn,/ Giàu nhân đức giàu muôn hộc từ bi”.
Niềm tin vào Thiên Chúa tựa như những cái vuốt ve làm dịu đi nỗi đau đớn đang dày xéo thân xác và tâm hồn người thi sĩ cho dù rốt cuộc đó cũng chỉ là một “niềm tin”. Chính Freud cũng đã từng chiêm nghiệm về mối quan hệ giữa con người và tôn giáo: “con người muốn trốn tránh sự vất vả của đời sống tập thể và muốn quên đi cái chết, bằng cách chấp nhận tự an ủi với những huyền thoại tôn giáo, và kêu gọi tới sự bảo bọc và cứu rỗi tưởng tượng của một Thượng đế.” [6, tr.109].
Bệnh tật, tình yêu, cô độc… tất cả như một sự đổ gãy lớm trong cuộc đời Hàn Mặc Tử nhưng lại đem tới cho thơ ông một sự tăng hoa đặc biệt. Dường như thi sĩ đã từ biệt cái thế giới hiện thực đầy đau đớn và giãy dụa để đi vào cõi vô thức của thế giới tâm linh như một kiểu đồng thanh tương ứng. Khi rơi vào thế bị động của thân phận cuộc đời, con người thường hướng đến tôn giáo như một cứu cánh. Nhưng với Hàn Mặc Tử, đây là một sự hướng đến tôn giáo nhân bản chứ không phải là kiểu tôn giáo thần quyền. Mặt khác, tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử cũng là những khái niệm tôn giáo được thăng hoa trong sự sáng tạo của thơ ông chứ không phải là những lý thuyết tôn giáo nguyên bản, tức tôn giáo thần quyền: “Chàng ơi! Chàng ơi sự lạ đêm qua/ Mùa xuân tới mà không ai biết cả” (Ra đời).
Đó chính là thứ tôn giáo lãng mạn, tôn giáo của người nghệ sĩ. Là khi những điều hằng khát khao, tôn thờ được người nghệ sĩ đẩy đến tột cùng, khi
ấy nó trở thành tôn giáo. Để rồi từ đây trong thơ hàn Mặc Tử, ta thấy xuất hiện hiện tượng tôn giáo đồng hoá thi ca: “Vì muôn kinh dồn dập cõi thơm tho/ Thêm nghĩa lý sáng trưng như thất bảo./ Ta chắp hai tay lạy quỳ hoan hảo/ Ngửa trông cao cầu nguyện trắng không gian” (Đêm xuân cầu nguyện).
Mặt khác, tôn giáo mà thi nhân hướng tới như là một cứu cánh giúp thanh lọc tâm hồn bụi bặm vừa trải qua ở chốn luỵ trần. Tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử là những gì thanh khiết thiêng liêng và lãng mạn đã được thi vị hoá. Tất cả những điều đó khiến thơ ông như có cánh để bay lên đến với vũ trụ trinh nguyên thuở ban đầu.
Ta cũng không thể không nhớ đến Xuân Diệu – “ông hoàng thơ tình” của Việt Nam. Bằng sự dạt dào tuôn chảy đến tan cả đất trời, sự hờ hững đến lặng câm, hay đôi khi là sự suy tư đầy triết học trong thơ ca của mình, Xuân Diệu đã gửi đến người đọc vô vàn cung bậc tình cảm đa dạng. Và cũng chính những mảng màu sắc đối lập ấy làm nên một Xuân Diệu đầy khắc khoải suy tư khi bước sang một lãnh địa mới mẻ - tôn giáo.
Về tôn giáo, quan niệm “khổ đế” dường như chiếm chủ đạo trong thơ Xuân Diệu. Cũng không phải ngẫu nhiên mà điều đó xảy ra, bởi đó chính là quan niệm mà ông đã từng bước dựng lên bằng “chất liệu” từ những tháng năm tan mình trong cuộc buồn đau trên cõi trần thế. Trong triết lý nhà Phật, có quan niệm gọi là “Tà kiến”, tức là sự thấy biết sai lệch đối lập với chánh kiến là sự thấy biết đúng đắn. Trong thơ mình, Xuân Diệu đã gọi tên điều này là sự Dại khờ, và ông nhận ra rằng mọi khổ đau đến với chúng sinh là do sự thấy biết sai lệch, sự si mê vắng bóng của trí tuệ. Tất cả những điều đó được ông nhìn bằng chính con mắt của người trong cuộc bể dâu, của người đã bước qua ranh giới giữa mê và ngộ.
Người ta khổ vì thương không phải cách, Yêu sai duyên, và mến chẳng nhằm người. Có kho vàng song tặng chẳng tùy nơi, Người ta khổ vì xin không phải chỗ.
Có câu nói người đời luôn tâm niệm: Để có được mặt trời phải trả giá bằng hoàng hôn. Theo nhà Phật mọi hiện tượng tự nhiên, thiên nhiên trong vũ trụ đều đi theo con đường Nhân – Quả. Đại ý của Phật Pháp là rằng cái mà Đức Phật hay bất cứ một vị thần linh nào cho chúng sinh không phải là những cái mà chúng sinh cầu cạnh, van xin, điều đó Xuân Diệu cũng đã phần nào lãnh ngộ được. Có người xin thì ắt có kẻ cho, xin không được gây oán hờn, cho không đúng gây trách cứ và như vậy những nỗi khổ về cơ chế “xin không phải chỗ” của chúng sinh cứ mãi chất chồng.
Đường êm quá, ai đi mà nhớ ngó! Đến khi hay, gai nhọn đã vào xương. Vì thả lòng không kiềm chế giây cương, Người ta khổ vì lui không được nữa.
Dại khờ
Thơ Xuân Diệu như nói hộ nỗi lòng của chúng sinh trong cuộc bể dâu. Bằng mỹ cảm của người say thơ nhưng lại bằng cảm nhận của con tim trần thế, Xuân Diệu đã khắc họa một cách tài tình những góc khuất nhất của tâm lý con người. Có biết bao điều trong cuộc sống này mà chính bản thân con người không hề đoán định. Vì tài năng của mình mà con người được vinh danh, cũng vì tài năng của mình mà con người bị lôi vào những âm mưu đen tối. Bị người đời nguyền rủa và lên án, song không ai biết được rằng chính bản thân họ cũng rất “khổ vì lui không được nữa”. Ranh giới giữa cái thiện và cái ác qua mong manh. Khi tâm chúng ta chưa đủ lớn để bao dung và tha thứ cho những lỗi lầm thì con người vẫn cứ phải gánh chịu thêm nhiều nỗi khổ, nỗi khổ về lòng mong cầu không được toại ý, khổ về ước mơ mãi chỉ là ước mơ chưa bao giờ thành sự thật.
Những mắt cạn cũng cho rằng sâu chứa; Những tim không mà tưởng tượng tràn đầy; Muôn nghìn đời tìm cớ dõi sương mây, Dấn thân mãi để kiếm trời dưới đất.
Người ta khổ vì cố chen ngõ chật,
Cửa đóng bưng nên càng quyết xông vào. Rồi bị thương, người ta giữ gươm đao, Không muốn chữa, không chịu lành thú độc.
Dại khờ
Với đề tài tâm linh trong Thơ mới, bên cạnh hai cái tên quen thuộc ta vừa nhắc tới ở trên, còn tồn tại một hồn thơ vô cùng lạ lẫm nhưng đầy mê hoặc – Đinh Hùng. Thế giới thơ của ông là nơi mà tâm linh huyền bí được trộn lẫn với cái siêu hình của tôn giáo. Sự linh thiêng của cõi vô hình tôn giáo đã phủ lên thế giới tâm linh trong thơ Đinh Hùng một màn sương đầy hư ảo, huyễn hoặc. Làm nên vẻ đẹp lung linh, huyền bí của thơ Đinh Hùng: “Trời cuối thu rồi - Em ở đâu?/ Nằm bên đất lạnh chắc em sầu?/ Thu ơi! đánh thức hồn ma dậy,/ Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu.” (Gửi người dưới mộ).
Bằng khát vọng giao hoà và động điệu trong cõi tâm linh, người thi sĩ đã vượt qua mọi ranh giới và sự chia cắt của sự sống và cái chết bị giới hạn bởi không gian vật lý. Mọi khoảng cách giờ đây được xoá bỏ và không gian thời gian trở nên vô tận: “Ta hát bài kinh, thoảng dã hương/ Từng đêm chiêu niệm bắt hồn nàng./Lời ra cửa biển tìm sao rụng,/ Rỏ xuống mộ em giọt lệ thương.” (Màu sương linh giác).
Dòng thơ của Đinh Hùng đi từ sự mê hoặc của tâm linh vượt đến cõi ý thức của thân phận. Thơ ông chính thực là hình dung những siêu thoát trong cõi tâm linh, những nhiệm mầu mà con người trong khi thất vọng thường bám víu lấy để cầu mong an ủi.
Lời nói im, ta nằm chờ siêu thoát.
Mơ Hoàng Thành dựng lại bản thanh âm. …
Ta lạc hồn giữa lâu đài kỳ dị,
Suốt muôn đời không hiểu dãy hành lang. Lưới hiên tay từng thế kỷ điêu tàn,
Gạch ngói cũ nghe hoa thềm rụng cánh. Ngày tê tái đợi luân hồi về cạnh,
Trong thế giới đầy cám dỗ với sự huyền nhiệm, siêu thoát của riêng mình, thi sĩ Đinh Hùng tôn thờ tình yêu và xem nó như một thứ tôn giáo. Ông đặt sắc đẹp lên ngôi, xem nó là một thứ quyền năng chi phối tâm linh và sự sống của mình. Cái đẹp trong thơ Đinh Hùng vừa là cứu cánh vừa là cái chết, nó ảo hóa với muôn sắc thái và ma mị nên dễ gây ấn tượng rờn rợn.
Hỡi kỳ nữ! Em có lòng tàn ác Ta vẫn gần - ôi sắc đẹp yêu ma Lúc cuồng si nguyền rủa cả đàn bà Ta ôm ngực nghe trái tim trào huyết Ta sẽ chết, sẽ vì em mà chết
Một chiều nào tắt thở giữa môi hôn Ta hái trong em lấy đóa hoa hồn
Kỳ nữ
Trong cuộc sống cũng như thơ ca, thi sĩ Đinh Hùng không hoàn toàn tạo nên vũ trụ riêng mình, ông chỉ hóa giải thế giới của con người bằng những thành tố tâm linh trộn hòa cùng đời sống và tạo vật. Dù thế nào ông vẫn là thi sĩ của những bài thơ với nhiệt năng tâm linh như ngọn lửa trắng lung linh luôn thắp sáng và làm ấm áp tâm hồn của con người hậu thế.
Cùng ý niệm kiếm tìm sự giải thoát trong cõi tâm linh như Đinh Hùng là Vũ Hoàng Chương. Thơ Vũ Hoàng Chương là tiếng thở dài của phương Đông trầm mặc, được cất lên giữa vòm trời rất đỗi buồn thương, ray rứt trong mỗi vần điệu. Đó còn là cơn đau đứt nối với số phận riêng lẻ, là đơn côi giữa nguồn sống đang dâng trùng trùng lớp lớp. Với niềm chia ly cách trở do núi sông, nhân thế cộng với tháng năm tủi nhục, Vũ Hoàng Chương đi tìm vùng an nghỉ cho tâm linh. Ông muốn được giải thoát bằng ý niệm siêu hình, bằng cách phóng hồn vào hư không tuyệt đối. Và cũng bởi thế, ông đi tìm Đạo. Để một lần được dứt bỏ cái xác phàm hệ luỵ bởi cơm áo, yêu thương, hờn giận này đi. Để thoát khỏi cõi sống vốn đã làm ông chán ngán: “Hồ sế tiếng tơ, lời thơ trong đục,/ Dẫu êm đềm nhưng chửa thoát phàm thai./ Thanh âm còn mang nặng những trần ai.” (Lý tưởng).
Và chính ngọn lửa từ bi nơi cửa Phật đã soi đường cho Vũ Hoàng Chương tìm thấy chân lý cuộc đời. Ông để linh hồn tìm về với đấng Thích Ca
trong cõi vô cùng siêu thoát. Bởi thế trong thơ Vũ Hoàng Chương, thảng hoặc, ta bắt gặp hình ảnh của cõi Phật, như một chốn để tâm hồn luôn nhớ về, luôn ước ao và kỳ vọng: “Mênh mông gió bụi về chi được/ Cõi Niết Bàn xưa ngủ đắng cay” (Nhớ quê nâu).
Yếu tố tâm linh mặc dù không hẳn chiếm vị trí chủ đạo trong thơ Vũ Hoàng Chương 1932 – 1945, tuy nhiên phần nào đã giúp lột tả được ý muốn siêu thoát trong sâu thẳm tâm thức của người thi sĩ. Mà trong đó triết lý nhà Phật chính là triết lý mà Vũ Hoàng Chương luôn hướng tới. Gặp gỡ với Vũ Hoàng Chương ở thiên hướng này là người cuối cùng mà ta muốn nói tới – thi sĩ Bích Khê. Bích Khê ở ngả cuối cuộc đời đều tìm đến đọc Kinh và ngâm thơ. Và sự thật là tôn giáo đã tạo ra một quầng sáng siêu hình và huyền ảo trong thơ ông. Điều đó khiến ta bắt gặp trong thơ Bích Khê sự hòa hợp của cả nghệ thuật, tôn giáo và cuộc đời. Với ông, Phật giáo như một chốn tựa nương để cứu rỗi linh hồn khổ đau, sâu thẳm. Những vần thơ trên mộ chí của Bích Khê mang đậm triết lý luân hồi. Con người, thác là thể phách, còn là tinh anh. Tinh anh con người như còn lẫn khuất giữa làn ranh giới hư – thực, sau phút giây thể phách giã từ cõi sống để đến được với một thế giới nhiệm màu.
Thân bệnh: ngô vàng, mưa lá rụng Bút thần: sông lạnh bóng sao rơi Sao nghìn thu nữa trên trần thế Hồn vẫn về trong bóng nguyệt soi
Đề bia trước mộ
Không ngẫu nhiên mà Bích Khê sớm hướng về thiền, đặt chân vào địa hạt của Phật giáo một cách hết sức tự nhiên như thế. Trước đây ông đã có một thời gian dài tiếp xúc với Phật giáo ở Huế, ở Phan Thiết, và đặc biệt là ở quê nhà Thu Xà. Nhà thơ chọn cho mình cuộc sống thanh tịnh trên núi Thiên Ấn. Ở đó, tiếng chuông chùa mỗi buổi chiều về làm tấm lòng thêm thanh tịnh, cũng là nơi mà thi sĩ có thể tu tâm, tĩnh dưỡng tâm hồn. Điều này ta có thể thấy được qua một loạt thi phẩm như: Huế đa tình, Trên núi Ấn nhìn sông
Người đời quan niệm: khi gần đối mặt với cái chết thì tâm hồn con người sẽ tự thanh lọc và tìm chốn nương vào. Từ khi phải chịu sự dồn đuổi gấp gáp của cái chết và nỗi tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, thì cõi Niết bàn đã trở thành niềm ám ảnh khôn nguôi trong tâm trí Bích Khê. Niết bàn với ông là một thế giới “tinh hoa” và “tinh huyết”. Trong thế giới ấy, Bích Khê đắm say cùng hương thơm, thanh sắc và nhạc điệu. Thi ca sẽ đưa thi sĩ đến với thế giới nhiệm mầu để hóa giải những niềm đau. Bởi thế, Phật giáo trong cảm nhận của Bích Khê không phải là một tôn giáo khô cứng và đơn thuần. Có lần trò chuyện cùng người bạn, ông giãi bày: “Thiên đường và Niết bàn theo tôi là những cái tên chỉ một chốn và đạo Phật , đạo Thiên Chúa …là những con đường để đi đến cực lạc và vĩnh cữu đó vậy”. Thế giới của nhà thơ là thế giới hòa trộn giữa Thiên đường, Niết bàn và Thiền tông. Bích khê hòa nhập bản ngã của mình vào trong cái vô thủy vô chung của tự nhiên để kiếm tìm sự siêu thoát. Trước khi từ giã cõi trần, thi sĩ niệm kinh Di – lạc và đợi chờ Đức Phật đưa mình đi: “Ta trên đài Vọng Hải/ Ngất ngưởng mặt thần đồng (…) Ta nay lên ngọc điện/ Chỉ nhượng Phật Như Lai!” (Ngũ hành sơn - hậu)
Với ông, Phật Như Lai chính là vương quốc của mọi sự giải thoát con người khỏi kiếp trần ai. Bích Khê cảm nhận thiền vị trong từng hương thơm cây cỏ , trong từng hơi thở của tự nhiên .Tuổi thơ đầy thăng trầm với nỗi đau