6. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Những khát khao thầm kín
Bản năng là khái niệm để chỉ những lực sinh ra từ nội bộ thân thể và được truyền đến cơ quan tâm lý. Mục đích của bản năng là đi tìm sự thoả mãn, và sự khao khát là cơ chế chính trong hành trình đó. Tính dục là một phần thuộc bản năng. Phân tâm học của Freud đã khẳng định: “Những rạo rực về tính dục tham dự một phần không nhỏvào công việc sáng tạo của trí óc loài người…” [11, tr.56]. Với các nhà Thơ mới của chúng ta, sự khao khát như một lẽ tất yếu, vừa là một biểu hiện của bản năng, cũng trở thành một nguồn cảm hứng bất tận trong thơ.
Ở Hàn Mặc Tử, sự định cư tính dục có lẽ thể hiện rõ nhất trong Gái quê và Đau thương, đó chính là sự chế ngự của khát khao cháy bỏng và ham muốn tột cùng. Bắt đầu từ những hưng phấn nhẹ nhàng của “mặc cảm môi miệng” như: “Làn môi mong mỏng tươi như máu/ Đã khiến môi tôi mấp máy thèm” (Gái quê), “Hỡi ánh nắng dịu dàng đầy nũng nịu/ Sau rào khẽ liếm cặp môi tươi” (Nắng tươi). Đến khát khao chiếm hữu một cách vội vã và vồ vập: “Cách xa không với được/ Cắn áo để tức mình” (Mùa thương) “Môi khô chưa nếm mùi son phấn/ Khao khát, trời ơi, bụm nước khe (…) Ta vội kề môi cắn kẻo thèm.” (Quả dưa). Và đến cuối cùng là sự hỗn loạn dường như lên đến tột cùng: “Anh cắn lời thơ để máu trào/ Lời thơ ngậm cứng, không rền rĩ” (Lưu luyến), “Anh nuốt phút hàng chữ/ Anh cắn vỡ lời thơ/ Anh cắn cắn cắn cắn/ Hơi thở đứt làm tư!” (Anh điên), “Ta khạc hồn ra ngoài cửa miệng (…) Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra” (Say trăng). Những mặc cảm tính dục trong bản năng đã trào dâng một cách vô thức đẩy những ham muốn và khát khao chảy ra ràn rụa và dâng cao đến đỉnh điểm.
Không đơn thuần chỉ là bản năng, tình yêu đối với Hàn Mặc Tử cũng là một niềm khát khao. Và trăng chính là biểu tượng của niềm khát khao đó: trăng là nàng, trăng là gái hồng nhan, nên trăng ở trong thi sĩ, trăng trong miệng thi sĩ: “Cả miệng ta trăng là trăng/ Cả lòng ta vô số gái hồng nhan”
(Một miệng trăng). Hàn Mặc Tử chỉ có trăng để được gặp nàng: “Trăng bay lả tả ngã lên cành vàng/ Tới đây là nơi tôi gặp được nàng.” (Rượt trăng). Khao khát tình yêu trong nhà thơ như trút linh hồn, như tan băng giá, như đi tìm nụ tầm xuân. Trong Hàn một nỗi day dứt: “Không yêu làm sao sống!”. Và nhà thơ nguyện cầu: “Đến chết vẫn còn yêu!”.
Vẫn là những khát khao tột độ như thế, nhưng không chỉ với tình yêu mà còn cả với đời với cuộc sống, đó chính là thơ của Xuân Diệu. Ai đó đã nói rằng: thơ của Xuân Diệu là hơi thở của một khao khát thầm kín và giấu giếm. Bởi ý thức được cái hữu hạn của đời người nên thi sĩ khao khát vô biên, tuyệt đích và ước muốn lên tới đỉnh cao nhất của tình yêu và cuộc đời.
Ở nhà thơ, ta bắt gặp một nguồn khao khát sống và sống hết mình, hoà cái tôi vào cuộc đời chung, đón lấy mọi biến động của trời đất. Từ những khao khát ấy, ông lấy vẻ đẹp con ngưởi làm chuẩn cho thế gian và là chuẩn mực cho tạo vật: “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi./ Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;/ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;” (Vội vàng).
Có thể nói khát khao giao cảm với đời là tư tương chi phối mọi sáng tác của Xuân Diệu. Đó là những ước muốn, mong muốn một cách mãnh liệt đươc giao hòa, được cảm thông với cuộc sống, con người và với thế giới xung quanh. Dưới cặp mắt xanh non ngơ ngác và đầy vui sướng của Xuân Diệu, sự sống trần thế luôn trở nên một thế giới hấp dẫn và huyền diệu, khiến người ta không thể dửng dưng, thờ ơ mà phải “vội vàng”, phải mở hết tất cả mọi giác quan và lòng mình ra mà sống: “sống toàn tim, toàn trí, sống toàn hồn - sống toàn thân và thức nhọn giác quan” với nó: “Không có cánh nhưng vẫn thèm bay bổng/ Đi trong sân mà nhớ chuyện trên giời” (Cảm xúc). Đó là niềm khao khát muốn thâu tóm cuộc sống, chiếm trọn thiên nhiên xen lẫn tiếc nuối về những phút giây đẹp đẽ mau vụt mất: “Chủ nhật còn nguyên, còn trọn vẹn/ Tôi chưa tiêu mất một giờ nào (…) E dè tôi muốn giữ cho lâu/ Nhưng ngày cứ thoát đi từng chút (…) Nửa ngày xinh đẹp đã tiêu tan! (…) Cứ thế mà bay cho đến hết/ Những ngày, những tháng, những mùa xuân” (Giờ tàn), hay:
“Trăng, vú mộng đã muôn đời thi sĩ,/ Giơ hai tay mơn trớn vẻ tròn đầy” (Ca tụng), “Tôi chỉ là một cây kim, bé nhỏ/ Mà vạn vật là muôn đá nam châm”
(Cảm xúc), và thậm chí: “Ta mang hồn trèo lên những đỉnh cao/ Để hóng gió của ngàn phương gửi tới” (Mênh mông).
Bằng những khao khát đó, Xuân Diệu cầm bút sáng tác để tạo niềm giao cảm vĩnh viễn với đời, hay cũng chính là để cất giấu sự cô đơn trong chính tâm hồn mình: “Tôi như con bướm đắm tình thương,/ Bay vòng hoa đẹp để vây hương/ Cánh con phấn mỏng, mà hương rộng!/ Tham chiếm hồn ai, chỉ đoạn trường” (Phơi trải), “Giơ tay muốn ôm cả trái đất,/ Ghì trước trái tim, ghì trước ngực,/ Cho đầy trước mặt khoảng cô đơn” (Bài thơ thuở nhỏ). Và
sẵn sàng đón nhận tất cả, cho dù điều đó gần như cũng chẳng giống với niềm thương: “Ai có thương thì tôi cũng cảm ơn,/ Ai có ghét, tôi cũng cười khuây khoả; (…) Nhưng nghĩ lại: sống vẫn là hơn chết;/ Gần hơn xa; yêu mến ngọt ngào thay!” (Lời thơ vào tập gửi hương).
Niềm khát khao giao cảm mãnh liệt với cuộc đời còn được thể hiện bằng sự gắn bó sâu chắc với sự sống trần thế, khát vọng được sống, được yêu và thâu tóm tình yêu trong tâm hồn nhà thơ: “Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ (…) Anh thèm muốn vô biên và tuyệt đích” (Phải nói), “Biển đắng không nguôi nỗi khát thèm” (Vô biên), “Tôi là một kẻ bơ vơ/ Yêu những ái tình quạnh quẽ” (Thở than). Và hơn thế nữa là khát khao thầm kín về một tình yêu trong ông được bộc lộ: “Hai chàng thi sĩ choáng hơi men/ Say thơ xa lạ, mê tình bạn, (…) Họ đi, tay yếu trong tay mạnh, (…) Không hề mặc cả, họ yêu nhau.” (Tình trai).
Dường như trên đời này có bao nhiêu cách tiếp xúc, giao cảm với đời, Xuân Diệu đều không bỏ qua, đều khai thác triệt để như để thể hiện một niềm yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt, tha thiết, đắm say như ngọn lửa không bao giờ tàn lụi.
Cũng với niềm khát khao vươn tới cái vĩnh hằng, cái đẹp, là thi sĩ Bích Khê. Ông khao khát dục tình, cái sắc đẹp, cũng như muốn tận hưởng sắc màu
của thiếu nữ và ái ân. Đó là những sắc màu quyến rũ và thánh thiện, nó bật ra từ mắt, từ môi, từ da thịt:
Những môi son phản ảnh một trời chiều, Một trời chiều mà muôn hoa nín thở; Những vú nõn: đồi cong thon, nho nhỏ, Với đôi dòng suối sữa trắng như tinh,
Sắc đẹp
Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm? Nàng là hương hay nhan sắc lên hương? Mắt ngời châu rung ánh sóng nghê thường; Lệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọc
Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc. Một chút trăng say đọng ở làn môi.
Tranh lõa thể
Tôi uống trọn cặp môi hường thơm phức Ô cặp mắt đa tình ngời sắc kiếm!
… Một bàn chân ve vuốt một bàn chân! …
Ôi! Thớ thịt có đàn lên cung bực
Bàn chân
Ngòi bút của Bích Khê thực sự thăng hoa khi đứng trước vẻ đẹp của những nàng thục nữ yêu kiều, ông như đọc ra từ nhan sắc ấy tất cả những ái - ố - hỉ - nộ của cuộc đời. Thậm chí, trước sắc đẹp của “cô gái ngây thơ”, Bích Khê hình dung ra cả “màu trụy lạc vờn trên không khí mộ”. Có thể nói, chiêm ngưỡng và khát khao chiếm đoạt cái đẹp là bản chất tự nhiên của cuộc sống, con người. Bích Khê đã biến bản chất tự nhiên ấy thành những sắc màu lung linh trong thơ ông.
Thêm ý nhị như ân tình háo hức;
Đôi tuyết lê ấp úng bởi e dè;
Xuân dậy thì đương đọ khởi đê mê, …
Hương da thịt còn thơm hơn chất lạ!
Cô gái ngây thơ
Ôi! Dâm cuồng mới biết giá trăng sao. -Yêu bằng mộng là mơ tim sáng láng -Đây thực sự trần truồng nằm giữa háng
Trái tim
Nói đến Đinh Hùng là nói đến cô đơn, là nói đến khát vọng. Nỗi cô đơn và niềm khát vọng đó in hằn trong từng thước thi ca. Bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu mật đắng do cuộc đời trao tặng, ông đem thiêu trên đầu ngọn lửa và nuốt trọn vào tim phổi mình với nguồn vui ảo giác. Thi sĩ rất mực đa tình nhưng mối tình đầu oan trái không thành khiến ông trở thành một người cuồng bạo với tình yêu và đôi khi xem nó như một niềm khao khát, khao khát một cách tuyệt đối. Người ta không gặp trong thơ ông những cảm xúc nhàn nhạt của những mối tình “thoa son phấn”, mà ngược lại, hay đôi khi, ông thể hiện cơn cuồng vọng với tình yêu như một kẻ “vô đạo”:
Ta đã muốn trở nên người vô đạo. Tất cả em đều bắt ta khổ não,
Và oán hờn căm giận tới đau thương. Và yêu say, mê mệt tới hung cuồng, Và khát vọng đến vô tình, vô giác.
Kỳ nữ
Tuy cuồng bạo, nhưng với tình yêu ông vẫn là một kẻ lạc lối, vẫn luôn khao khát đi tìm lời giải đáp trong cõi vô thức mông lung:
Trời cuối thu rồi - Em ở đâu? Nằm bên đất lạnh chắc em sầu? …
Ta gởi bài thơ anh linh,
Hỏi người trong mộ có rung mình? Nắm xương khô lạnh còn ân ái? Bộ ngực bi thương vẫn rợn tình?
Gửi người dưới mộ
Thế giới thơ Đinh Hùng còn là một thế giới của hoài niệm, một thế giới đã phôi pha, được phục dựng bằng tưởng tượng, hư cấu. Nỗi khát khao trở về với bản nguyên, với thời khắc sự sống còn đắm trong niềm thiêng chính là cách phản ứng, là thái độ của thi nhân trước sự tha hóa của cõi sống hiện tại: “Từng buổi hoàng hôn xuống lạ kỳ/ Ta nằm trên cỏ lắng tai nghe/ Thèm ăn một chút hoa man dại/ Rồi ngủ như loại muông thú kia” (Những hướng sao rơi).
Vẫn là niềm khao khát đối với tình yêu nhưng dường như Vũ Hoàng Chương có lẽ “tỉnh táo” và thực tế hơn nhiều: “Em khao khát dìu anh tìm hạnh phúc/ Ở men nồng chăn ấm tối tân hôn” (Động phòng hoa chúc). Niềm mong ngóng khắc khoải trong tình yêu đã đem tới cho thi sĩ niềm khát khao hoà hợp trong thể xác và dục tình: “Hãy dừng đây chàng say!/ Mà điên cuồng lơi lả,/ Đón muôn đời thanh sắc ngã trong vòng tay,” (Dâng tình)
Không những thế, ở Vũ Hoàng Chương ta còn bắt gặp tâm trạng lạc loài, chơ vơ, u uất của một kẻ đầu thai lầm thế kỷ, bị lưu đầy giữa cuộc đời kiêu bạc; nơi đây không phải là chốn cho những người có tâm hồn mơ mộng, giản dị như chàng dung thân, và chàng khao khát được thoát đi, đến một phương trời xa vời, thanh thản nào đó: “Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ./ Một đôi người u uất nỗi chơ vơ,/ Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị,/ Thuyền ơi thuyền! Xin ghé bến hoang sơ.” (Phương xa).
Dù ít hay nhiều, trong tâm hồn mỗi con người đều tồn tại một khát khao thầm kín mà ta gọi là bản năng. Trong văn chương điều đó được bộc lộ ở mỗi trang thơ, mỗi sáng tác của người thi sĩ. Thi sĩ Thơ mới không khát khao những điều nhàn nhạt tựa mây, mà chỉ ước muốn những điều vi diệu tựa trăng hay đôi khi đầy kỳ lạ như những cõi mông lung tồn tại trong tâm thức của họ.