Thứ nhất, song song với chế độ khen thưởng, cần có quy định rõ ràng về các
mức phạt tương ứng đối với các hành vi sai phạm. Cần dựa vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, mức độ ảnh hưởng đến người khác và đến lợi ích của toàn đơn vị. Các quy định về kỷ luật cũng cần được công khai, đảm bảo các hành vi vi phạm đều phải được xử lý nghiêm minh. Tuy nhiên, khi tiến hành kỷ luật cần xem xét, cân nhắc tạo cơ hội cho người vi phạm có cơ hội sửa chữa sai lầm, khuyết điểm.
Thứ hai, thực hiện chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với một số công việc nhạy
cảm, dễ phát sinh tiêu cực, nhất là công việc trực tiếp tiếp nhận và giải quyết công việc của nhân dân để nâng cao trách nhiệm, ý thức phục vụ và hạn chế tiêu cực có thể phát sinh.
Thứ ba, cùng với các giải pháp về nâng cao chất lượng NNL nêu trên, trong
thời gian tới, BHXH quận Hoàng Mai còn phải thực hiện các biện pháp khác để nâng cao đời sống tinh thần cũng như sức khoẻ của NNL, qua đó động viên, thúc đẩy NNL thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.
KẾT LUẬN
Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động (khi bị ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc tử tuất). Để thực hiện chính sách này có hiệu quả, thì việc thường xuyên quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức của ngành BHXH nói chung và BHXH quận Hoàng Mai nói riêng là hết sức cần thiết và cấp bách. Vì vậy, việc đề xuất, nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai” nhằm nghiên cứu tổng hợp một số vấn đề về lý luận, đánh giá thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực của BHXH quận và từ đó đề xuất định hướng và nêu một số giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phạm vi BHXH quận.
Báo cáo kết quả nghiên cứu của em gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng NNL
Chương II: Thực trạng nguồn nhân lực tại BHXH quận Hoàng Mai
Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại BHXH quận Hoàng Mai
Do thời gian có hạn và việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của BHXH quận là vấn đề mới, phức tạp nên chắc chắn báo cáo của em còn nhiều hạn chế, em mong nhận được sự hướng dẫn của các thầy, cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy, cô trong khoa Quản lý lao động; đặc biệt là giáo viên hướng dẫn Thạc sỹ Phạm Ngọc Thành và lãnh đạo, cán bộ viên chức của BHXH quận Hoàng Mai đã góp nhiều ý kiến, hướng dẫn cho em trong quá trình viết báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên Đặng Mai Phương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Nguyễn Văn Định (2010), Giáo trình Bảo hiểm, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
2. Ts. Lê Thanh Hà (2009), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội
3. PGS. TS. Nguyễn Tiệp (2005), Giáo trình Nguồn nhân lực, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội
4. Phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2011 của BHXH quận Hoàng Mai. 5. Từ điển thuật ngữ của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
6. Nghị định số 94/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
7. Nghị định số 100/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức BHXH Việt Nam, Tỉnh Thành phố và quận, huyện.
8. Trang web của BHXH Việt Nam, BHXH thành phố Hà Nội và các trang web khác có liên quan.