Trình độ lý luận chính trị và Quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập: Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội Quận Hoàng Mai (Trang 46)

Việc học tập lý luận chính trị sẽ tạo cho cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị, có lập trường tư tưởng vững vàng để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Ngành; nâng cao nhận thức lý luận chính trị là nâng cao chất lượng NNL về mọi mặt. Vì vậy, trong những năm qua, một số lượng khá lớn NNL của ngành đã được đào tạo, bồi dưỡng về mặt chính trị, và NNL của BHXH quận Hoàng Mai cũng nằm trong số đó.

Việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ quản lý nhà nước là trang bị cho cán bộ kiến thức, hiểu biết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy Nhà nước ở Trung ương cũng như địa phương. Đồng thời, trang bị cho cán bộ những kiến thức về nội dung, nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã hội, trong đó có lĩnh vực BHXH.

Bảng 2.2 Trình độ lý luận chính trị và quản lý Nhà nước của NNL qua các năm

Đơn vị: Người

Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm2010 Trình độ Quản lý Nhà nước

Chuyên viên cao cấp 0 0 0 0 0 Chuyên viên chính 0 0 2 2 3 Chuyên viên 27 27 25 25 24 Trình độ lý luận chính trị Cao cấp 0 1 2 2 3 Trung cấp 27 26 25 25 24

Nguồn: BHXH quận Hoàng Mai Qua bảng 2.2 cho thấy, trong những năm qua, việc đào tạo, bồi dưỡng về quản lý Nhà nước và lý luận chính trị đã được quan tâm nhưng số lượng chưa đáng kể. Hiện tại, BHXH quận Hoàng Mai chưa có chuyên viên cao cấp; số chuyên viên chính của năm 2008 và 2009 không thay đổi là 2 người (7,4%) và tính đến năm 2010 là 3 người (chiếm 11,1%).

Số cán bộ có trình độ lý luận chính trị tăng chậm qua các năm, năm 2010 có 3/27 người có trình độ cao cấp (tăng 11,1%) và hầu hết cán bộ có trình độ trung cấp về lý luận chính trị. Điều này cho thấy cơ quan BHXH quận Hoàng Mai vẫn cần phải chú trọng hơn nữa vào công tác đào tạo, bồi dưỡng, cử người đi học các lớp về quản lý Nhà nước và lý luận chính trị để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của đơn vị.

d, Kỹ năng lao động

Chất lượng nguồn lao động của ngành BHXH nói chung và BHXH quận Hoàng Mai được đánh giá không chỉ dựa vào số lượng người đào tạo, trình độ hiểu biết thực tế về lý thuyết và thực hành, mà còn được đánh giá thông qua kỹ năng làm việc của nguồn nhân lực nói chung. Vì đây là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị dịch vụ công. Thực tế cho thấy rằng “kỹ năng làm việc” là quan trọng nhất, vì nó liên quan đến số lượng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung của đơn vị. Kỹ năng làm việc được thể hiện khi gặp các vấn đề phát sinh trong công vệc như: xác định vấn đề, xử lý và quyết định nhanh hay chậm…

Kỹ năng lao động là sự hiểu biết về trình độ thành thạo tay nghề và những kinh nghiệm, mức độ tinh xảo trong việc thực hiện các công việc. Sự rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn sẽ giúp người lao động nâng cao mức độ thành thạo cho công việc. Nhìn chung, NNL của ngành BHXH vẫn chưa có tác phong công nghiệp trong quá trình làm việc, đây là tình trạng chung của đại đa số lao động nước ta. Mặc dù NNL đã qua đào tạo nhưng phương pháp làm việc chưa thật hợp lý, bố trí nơi làm việc chưa khoa học, thiếu sáng tạo trong công việc. Sự chậm chạp trong công việc đã thành thói quen, mà công việc tại BHXH quận Hoàng Mai là giải quyết các thủ tục cho người dân nên đôi khi sự chậm trễ được coi là bình thường. Hầu hết các công việc đã được giao cụ thể cho từng người, nên công việc không làm cho người lao động chủ động, sáng tạo, chưa có tinh thần phối hợp trong quá trình làm việc, tác phong chưa nhanh nhẹn.

Tuy nhiên, một số cán bộ của BHXH quận Hoàng Mai ở bộ phận giao dịch một cửa đã tìm được một số biện pháp làm việc nhanh chóng, hiệu quả do khối lượng công việc nhiều và tiếp xúc với người hưởng chế độ hàng ngày, đây cũng là thành tích rất đáng ghi nhận, nó giúp giảm thời gian chờ đợi của khách và tạo sự tin tưởng của những người đến đây.

II.1.3 Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

Xuất phát từ tính đặc thù trong nhiệm vụ của Ngành BHXH là mang tính phục vụ, đối tượng phục vụ phần lớn là những người có nhiều đóng góp cho xã hội, nhất là những người đã trải qua các cuộc kháng chiến. Nhận thức được tính chất đặc thù đó, lãnh đạo BHXH quận Hoàng Mai luôn chú trọng đến công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ của đơn vị; thường xuyên phát động phong trào thi đua về tấm gương người tốt, việc tốt hưởng ứng phong trào của toàn ngành; chọn ra những tấm gương điển hình tiên tiến, biểu dương kịp thời, có hình thức khen thưởng, nhằm tạo sự động viên, khích lệ đến các cán bộ trong toàn đơn vị.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ của BHXH quận Hoàng Mai đều có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phục vụ tốt. Nhưng trong số đó vẫn còn có những trường hợp người lao động có ý thức phục vụ chưa cao, vẫn xảy ra trường hợp đi muộn về sớm, đi làm chưa đúng giờ, thái độ, phong cách phục vụ chưa chuẩn mực, mới chỉ đảm bảo tinh thần trách nhiệm cho phần việc mình phụ trách, tuy nhiên những hiện tượng này đã dần được khắc phục.

II.1.4 Tình trạng sức khoẻ

Sức khoẻ là sự phát triển hài hoà của con người cả về thể chất lẫn tinh thần (sức khoẻ cơ thể và sức khoẻ tinh thần). Sức khoẻ cơ thể là sự cường tráng, là năng lực lao động chân tay; sức khoẻ tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy thành hành động thực tiễn.

Tình trạng sức khoẻ được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản như: chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ.

Tại cơ quan BHXH quận Hoàng Mai, hàng năm, các cán bộ của đơn vị đều được khám định kỳ tại cơ sở y tế để đảm bảo rằng họ có sức khỏe tốt để làm việc. Việc làm này của BHXH quận Hoàng Mai đã giúp cho người lao động nếu có bệnh thì được phát hiện sớm, ngoài ra còn được cấp phát thuốc bổ. Và nó cũng thể hiện sự quan tâm của đơn vị đối với người lao động, làm cho họ yên tâm hơn về sức khỏe và cũng có tinh thần thoải mái để hoàn thành công việc tại cơ quan.

Việc khám sức khỏe định kỳ đã thành một thông lệ tại BHXH quận Hoàng Mai, vì diễn ra mỗi năm nên mọi người không gặp những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, sức khỏe các cán bộ đều luôn trong trạng thái tốt.

II.2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA BHXH QUẬN HOÀNG MAI

II.2.1 Công tác tuyển dụng:

Công tác tuyển dụng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng NNL. Nếu công tác tuyển dụng được thực hiện tốt thì sẽ tuyển dụng được những người thực sự có năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức tốt; ngược lại nếu việc tuyển dụng không được quan tâm đúng mức sẽ không lựa chọn được những người có đức, có tài vào làm việc.

Do BHXH quận Hoàng Mai thuộc BHXH Thành phố Hà Nội và BHXH Việt Nam nên công tác tuyển dụng của đơn vị không do đơn vị tự quyết định mà lại chịu sự chi phối của BHXH cấp trên. Việc này đã ảnh hưởng tới chất lượng NNL của đơn vị do những người được tuyển không thực sự đáp ứng được nhu cầu công việc cụ thể. Do không được chủ động tuyển NNL nên đầu vào của BHXH quận Hoàng Mai chưa thực sự tốt, gặp khó khăn khi bố trí công việc sau này.

II.2.2 Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực:

Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ được ngành BHXH Việt Nam xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ; việc đào tạo, bồi dưỡng một cách thường xuyên, liên tục sẽ củng cố và trang bị những kiến thức cơ bản, những kiến thức mới và kỹ năng làm việc, đảm bảo cho NNL hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trong những năm qua, BHXH quận Hoàng Mai đã quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng; nhiều người đã được cử đi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ như nghiệp vụ văn thư lưu trữ, thanh tra, kiểm tra…, cán bộ được tham gia lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước, bồi dưỡng kỹ năng khởi kiện các doanh nghiệp trốn tránh, nợ đọng l

BHXH đến Toà án nhân dân… Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn một số bất cập như: số lượng người đi đào tạo còn ít so với nhu cầu thực tế, kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng còn hạn hẹp, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

II.2.3 Quản lý và sử dụng cán bộ:

Tuy cán bộ BHXH quận Hoàng Mai có số lượng ít nhưng lãnh đạo của đơn vị đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc quản lý cán bộ. Việc quản lý cán bộ được làm tương đối chặt chẽ, từng bộ phận có trách nhiệm theo dõi người lao động đi làm, nghỉ làm hay đi làm muộn…Việc làm này đã làm tăng tính tự giác của mỗi người, nên dần dần nếp đi làm đúng giờ, tuân thủ giờ giấc đã đi vào quy củ.

Khi bố trí nhân lực vào các chức danh, vị trí công tác phù hợp với trình độ đào tạo và khả năng của từng người sẽ tạo thuận lợi để họ có điều kiện phát huy sở trường, năng lực, góp phần thúc đẩy sự phát triển của tổ chức. Nhìn chung, BHXH quận Hoàng Mai tuy không trực tiếp làm công tác tuyển dụng nhưng cán bộ lãnh đạo của đơn vị đã bố trí NNL đảm nhận các nhiệm vụ phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo cũng như năng lực, sở trường của từng người. Tuy nhiên có những trường hợp do không được bố trí công việc thật sự phù hợp nên hiệu quả còn chưa cao.

II.2.4 Đánh giá thực hiện công việc:

Công tác nhận xét đánh giá cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành hang năm đã tạo tiền đề và là cơ sở cho việc bố trí, sử dụng NNL phù hợp với trình độ, năng lực, đảm bảo cho người lao động hăng say công tác.

Nâng cao chất lượng NNL bao gồm nhiều khâu, từ việc tìm hiểu, tuyển chọn đến đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật… Các công việc đó liên kết li

với nhau, tác động qua lại lẫn nhau nhằm xây dựng NNL đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Trong các khâu đó, việc tìm hiểu, nhận xét, đánh giá đúng cán bộ là khâu quan trọng, có ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng của các công việc tiếp theo. Tuy nhiên, trong thời gian qua, có trường hợp của BHXH quận Hoàng Mai còn bị coi nhẹ, đánh giá cán bộ chưa thật sự chính xác, dẫn đến sử dụng, bố trí, đề bạt cán bộ còn nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả hoạt động.

Việc đánh giá, nhận xét vẫn còn chưa xem xét tất cả các yếu tố, còn chưa nhìn vào kết quả của hoạt động thực tiễn và việc đánh giá này vẫn còn thiếu khách quan.

II.2.5 Chính sách về lương, thưởng, đãi ngộ khuyến khích NNL

Chính sách tiền lương hợp lý là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy người lao động hăng say làm việc. Có nhiều loại lợi ích khác nhau, trong đó có lợi ích kinh tế, vật chất là khâu nhạy cảm nhất, là yếu tố quan trọng thúc đẩy tính tích cực, sáng tạo của NNL. Vì vậy, chính sách tiền lương, thu nhập phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, xứng đáng với mức đóng góp của NNL.

Tại cơ quan BHXH quận Hoàng Mai cũng như phạm vi toàn ngành, vẫn còn tình trạng cào bằng trong các phương thức trả lương. Người có phẩm chất đạo đức tốt và có nhiều sáng kiến trong quá trình làm việc vẫn chưa được quan tâm đúng mức, cất nhắc và đề bạt vị trí cao hơn; ngược lại với những hành vi vi phạm thì chưa bị xử lý thỏa đáng.

Tuy nhiên thời gian gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của chế độ đãi ngộ, khuyến khích NNL, BHXH quận Hoàng Mai đã thực hiện thưởng dưới dạng bằng tiền và hiện vật để tạo được ấn tượng tốt của người được thưởng. Đối với người lao động thực hiện công việc liên tục xuất sắc đã nhận được những lời khen ngợi ngay và công khai trước toàn đơn vị.

Đối với những hành vi vi phạm nghiêm trọng, khi thi hành kỷ luật, BHXH quận Hoàng Mai đã xem xét cân nhắc, kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, để tạo cơ hội cho người vi phạm có cơ hội sửa chữa sai lầm, khuyết điểm.

II.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA BHXH QUẬN HOÀNG MAI

II.3.1 Mặt đạt được:

Trải qua 7 năm hoạt động, BHXH quận Hoàng Mai đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Một là, NNL BHXH quận đều có chất lượng cao, hầu hết được đào tạo chính

quy, tuổi đời còn trẻ và chất lượng NNL đã từng bước được nâng lên, đồng thời, trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ cũng có bước phát triển đáng kể, thể hiện sự cố gắng của BHXH quận Hoàng Mai nói riêng và của toàn ngành BHXH Việt Nam nói chung để đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao trong thời kỳ phát triển mới.

Hai là, công tác đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao

mặt bằng chung về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ. Đội ngũ cán bộ sau khi được đào tạo, bồi dưỡng đã phát huy và vận dụng tốt những kiến thức đã học vào lĩnh vực và công việc được giao, hiệu quả làm việc tăng lên rõ rệt.

Ba là, công tác nhận xét, đánh giá cán bộ, viên chức được tiến hành hàng năm

là cơ sở cho việc bố trí, sử dụng NNL phù hợp với trình độ, năng lực, đảm bảo cho đội ngũ cán bộ của cơ quan phát huy hết khả năng và sở trường, hăng say công tác.

Bốn là, việc bổ nhiệm cán bộ chủ chốt luôn được BHXH cấp trên quan tâm,

phối hợp nên những cán bộ được bổ nhiệm đã thể hiện là người có năng lực, có đạo đức và chuyên môn sâu.

Năm là, BHXH quận Hoàng Mai đã tiến hành xây dựng trụ sở làm việc mới,

với cơ sở vật chất hiện đại, quyết tâm xây dựng công sở văn minh, bầu không khí tương trợ lẫn nhau để tạo động lực thúc đẩy sự hăng hái, nhiệt tình của NNL, cải thiện mội trường làm việc thật tốt.

II.3.2 Hạn chế, nguyên nhân:

II.3.2.1 Hạn chế:

Thứ nhất, tuy cán bộ, viên chức BHXH quận có trình độ và năng lực công tác,

nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ của ngành BHXH Việt Nam nói chung theo hướng hiện đại hoá, nhất là khả năng vận dụng khoa học công nghệ vào công việc được giao còn nhiều bất cập.

Thứ hai, việc đào tạo và bồi dưỡng còn bị động do số lượng cán bộ, viên chức

ít nên việc cử người đi học còn gặp khó khăn, chưa thực hiện phân loại đối tượng để đào tạo, bồi dưỡng dẫn đến việc đào tạo, bồi dưỡng chưa bám sát yêu cầu thực tế; chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể để đào tạo đội ngũ cán bộ chất lượng cao.

Thứ ba, chính sách tiền lương, tiền thưởng mặc dù so với khu vực hành chính

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập: Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội Quận Hoàng Mai (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w