Các chính sách về lương, thưởng, các chế độ đãi ngộ ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề, chọn việc của người lao động vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ. Vì vậy, nếu các chính sách này được tổ chức thực hiện và phân phối tốt đến người lao động sẽ tác động đến sự tâm huyết của họ đối với công việc.
Ngoài ra, người lao động còn được nhận gián tiếp những khoản thù lao tài chính gọi là phúc lợi. Nó bao gồm những chi trả của tổ chức cho các chương trình bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) và các khoản chi cho các chương trình liên quan đến sức khoẻ, sự an toàn, các bảo hiểm và các lợi ích khác cho xxxvii
người lao động. Với một tổ chức, một chương trình phúc lợi có hiệu quả sẽ giúp cho việc nâng cao uy tín của tổ chức trên thị trường; một chương trình phúc lợi tốt sẽ có tác động thu hút nhân tài và giữ chân nhân viên giỏi, đồng thời tạo động lực cho nhân viên. Điều này sẽ giúp tổ chức duy trì và phát triển.
I.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NNL:
I.3.1 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chất lượng NNLtrước yêu cầu phát triển KT – XH và hội nhập trước yêu cầu phát triển KT – XH và hội nhập
Ngày nay, con người ngày càng nhận thức rõ hơn vai trò quan trọng của NNL trong quá trình phát triển KT – XH. Kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và bền vững phải dựa vào bao yếu tố: phát triển hạ tầng cơ sở, áp dụng công nghệ mới và phát triển NNL; trong đó phát triển NNL có chất lượng cao có ý nghĩa quan trọng nhất. Vì vậy, có thể khẳng định con người với tư cách là NNL, là chủ thể sáng tạo, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển KT –XH.
Nhận thức đúng đắn được vai trò của NNL đóng vai trò quyết định sự thành công CNH – HĐH đất nước, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định “Nâng cao dân chí bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc NH – HĐH”; đầu tư nâng cao chất lượng NNL, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần, để phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Vì vây, cần phải có chiến lược đào tạo, sử dụng NNL một cách có hiệu quả, nhằm đáp ứng được ngày càng cao của KT – XH trong tình hình mới.
I.3.2 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về BHXH
Chính sách BHXH được Đảng đặc biệt quan tâm. Những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá, hậu quả của chiến tranh, biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường… đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khoẻ xxxviii
của người dân, họ cần được sự quan tâm, chia sẻ của cộng đồng xã hội. Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã nêu “Khẩn trương mở rộng hệ thống BHXH và an sinh xã hội. Sớm xây dựng và thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động thất nghiệp,… Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH và an sinh xã hội. Tiến tới áp dụng chế độ BHXH cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân và BHYT toàn dân”.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng, đồng thời đáp ứng được sự mong mỏi của tầng lớp nhân dân lao động, Quốc hội nước ta đã xây dựng và ban hành Luật BHXH và Luật BHYT. Đây là những văn bản quan trọng, là cơ sở pháp lý để ngành BHXH Việt Nam nâng cao chất lượng NNL, nhằm triển khai có hiệu quả nhiệm vụ của Ngành.
I.3.3 Trình độ phát triển KT-XH và khoa học công nghệ
Trình độ phát triển KT-XH: Nâng cao chất lượng NNL vừa là động lực vừa là mục tiêu của phát triển KT-XH; muốn phát triển KT-XH thì phải có một NNL chất lượng cao; ngược lại phát triển mọi mặt KT-XH tạo điều kiện cho NNL ngày càng phát triển. Sự phát triển mọi mặt KT-XH thực chất là sự phát triển vì con người, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân lao động. Trình độ phát triển KT-XH càng cao thì con người càng có điều kiện để thoả mãn những nhu cầu vật chất của mình và do vậy cũng làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con người. Qua đó con người tự hoàn thiện chính bản thân mình, phát triển mình và thúc đẩy xã hội phát triển.
Mục tiêu của ngành BHXH Việt Nam cũng hướng tới phát triển nhanh và bền vững góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển; khi KT-XH phát triển sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng NNL cho tất cả xã hội trong đó có ngành BHXH Việt Nam.
Trình độ phát triển Khoa học công nghệ: đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ là lực lượng nòng cốt trong NNL có chất lượng cao của mỗi quốc gia, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH, đồng thời cũng là lực lượng chủ yếu đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế trong tình hình mới. Đội ngũ này không chỉ tạo ra những xxxix
thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, mà còn sử dụng chúng để cải biến, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phương thức quản lý.
Đối với ngành BHXH Việt Nam, trước bối cảnh phát triển KT-XH của đất nước, đòi hỏi NNL của Ngành phải tiếp cận, nắm bắt những thành tựu khoa học công nghệ để vận dụng vào lĩnh vực hoạt động, nhằm nâng cao năng suất lao động.
I.3.4 Hệ thống giáo dục đào tạo, bồi dưỡng
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, giáo dục đào tạo đã tham gia một cách trực tiếp và đóng vai trò quyết định trong chiến lược phát triển con người. Đó là cái không thể thiếu để nâng cao trình độ văn hóa, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tổ chức quản lý và năng lực hoạt động thực tiễn của con người. Có thể nói, nhờ giáo dục và đào tạo mà xã hội đã tái sản sinh ra nhân cách, năng lực hoạt động của con người, tạo sự thúc đẩy xã hội phát triển.
Chất lượng giáo dục và đào tạo là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng NNL, là yếu tố cơ bản để phát huy nguồn lực con người, là yếu tố tham gia một cách trực tiếp và đóng vai trò quyết định trong chiến lược phát triển con người của mỗi quốc gia.
Trong giáo dục, đào tạo, ngoài hệ thống giáo dục đào tạo của các trường quốc gia thì việc các đơn vị, doanh nghiệp tự đào tạo cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi, mỗi ngành đều có đặc điểm và tính chất hoạt động riêng, đồng thời ngay trong một ngành yêu cầu trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho từng vị trí công tác cũng có những đặc thù riêng. Do vậy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo trong hệ thống giáo dục chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu riêng của từng ngành.
Đối với ngành BHXH Việt Nam, chất lượng giáo dục, đào tạo của hệ thống quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng NNL của ngành. Ngành BHXH Việt Nam là ngành thực hiện chính sách an sinh xã hội, công việc đòi hỏi NNL phải có kiến thức, có sự hiểu biết và đầu óc tổng hợp khi giải quyết công việc. Nếu NNL
không được đào tạo bài bản hoặc chất lượng đào tạo kém sẽ không thể thực thi được nhiệm vụ.
I.3.5 Trình độ phát triển y tế và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
Phát triển y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có tác dụng nâng cao chất lượng cuộc sống, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, nâng cao thể lực tạo điều kiện để phát triển trí tuệ, đó là những yếu tố quan trọng của chất lượng NNL.
Đối với ngành BHXH Việt Nam do đặc thù là ngành phục vụ, đối tượng phục vụ của ngành lên đến hành chục triệu đối tượng. Một bộ phận người lao động của ngành làm việc tại bộ phận một cửa để tiếp nhận hồ sơ và làm công tác giám định tại các bệnh viện để giải quyết các chế độ thụ hưỏng, môi trường làm việc độc hại, nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm rất cao. Vì vậy, Ngành cần quan tâm đến chăm sóc sức khoẻ nhằm nâng cao thể lực của người lao động.
I.4 Ý NGHĨA NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NNL TRONG NGÀNH BHXH
Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, đóng vai trò trụ cột trong đảm bảo an sinh xã hội. Mục tiêu của BHXH là đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình của họ trong các trường hợp ốm đau, thai sản, suy giảm khả năng lao động, mất việc làm hoặc hết tuổi lao động.
Kể từ khi thành lập tháng 2 năm 1995 đến nay, ngành BHXH Việt Nam đã có quá trình hơn 15 năm xây dựng và phát triển. Trong suốt quá trình hoạt động 15 năm qua, ngành BHXH đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, thu được nhiều thành tích đáng ghi nhận, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Hệ thống tổ chức và bộ máy NNL ngành BHXH Việt Nam từ chỗ thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng đã không ngừng được củng cố, kiện toàn và ngày càng lớn mạnh, chất lượng NNL của ngành cũng từng bước được nâng lên và cơ bản đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Tuy nhiên, do là ngành mới được thành lập, NNL của ngành vừa yếu lại vừa thiếu so với yêu cầu đặt ra, số NNL cũ được tiếp nhận chuyển giao từ các ngành về phần lớn trưởng thành do tích luỹ kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý không đồng đều; số cán bộ có trình độ cao và đội ngũ chuyên gia đầu ngành có khả năng tham mưu xây dựng, hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô không nhiều; NNL mới được tiếp nhân, tuyển dụng bổ sung, tuy được đào tạo cơ bản tại các trưòng đại học, nhưng đại bộ phận chưa được đào tạo có hệ thống về BHXH, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và hiệu quả hoạt động. Mặc dù những năm qua ngành BHXH Việt Nam đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhưng những hạn chế, bất cập cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu trong đội ngũ NNL hiện nay sẽ là những khó khăn, thách thức lớn đối với ngành trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày càng lớn và tăng nhanh, nhất là ngành đang tổ chức thực hiện BHXH cho người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế, đòi hỏi ngành BHXH Việt Nam cần có được các giải pháp hữu hiệu trong xây dựng và phát triển NNL nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Ngành.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BHXH QUẬN HOÀNG MAI
II.1 THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂNLỰC CỦA BHXH QUẬN HOÀNG MAI
II.1.1 Về số lượng:
Về số lượng, BHXH quận Hoàng Mai hiện nay có 27 người, trong đó có 6 nam và 21 nữ. Tuổi bình quân của đơn vị là 36,7 tuổi.
BHXH quận Hoàng Mai có 1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc và 24 cán bộ. Trong đó có 21 người có trình độ Đại học trở lên, được đào tạo chính quy và được phân công làm nhiệm vụ theo đúng chuyên môn được đào tạo. Nhìn chung, chất lượng nhân lực của cán bộ làm việc tại BHXH quận Hoàng Mai tương đối đồng đều.
Nhưng do là đơn vị hành chính sự nghiệp, hoạt động dưới sự chỉ đạo của BHXH Việt Nam nên tình hình biến động nhân lực của BHXH quận Hoàng Mai còn phụ thuộc nhiều vào sự chỉ đạo phòng tổ chức của BHXH Việt Nam.
Do còn ít người, mà khối lượng công việc của đơn vị ngày càng tăng lên nên xu hướng trong thời gian sắp tới là nguồn nhân lực của BHXH quận Hoàng Mai sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu công việc.
II.1.2 Về chất lượng:
a, Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm đương các chức vụ quản lý, kinh doanh các hoạt động nghề nghiệp.
Bảng 2.1 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của NNL qua các năm
Đơn vị: Người
Trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm2010
Trên Đại học 0 0 0 0 0
Đại học 18 18 19 20 21
Cao đẳng 6 6 5 4 3
Trung cấp 3 3 3 3 3
(Tổng số người: 27 người) Nguồn: BHXH quận Hoàng Mai Qua bảng số liệu 2.1 ở trên, ta thấy số lượng người có trình độ trung cấp vẫn duy trì là 3 người (từ năm 2006 đến 2010) chiếm tỉ lệ 11,1%. Các cán bộ có trình độ cao đẳng giảm dần qua các năm, số lượng người trình độ Cao đẳng giảm từ 22,2% năm 2006 xuống còn 11,1% năm 2010 (giảm 50%) nhưng đơn vị lại có số lượng người có trình độ Đại học tăng lên, do một số cán bộ đã được tạo điều kiện đi học liên thông lên đại học hoặc học tại chức. Hiện nay, số người có trình độ Đại học chiếm 77,7% số lượng người toàn đơn vị. Số lượng NNL có trình độ đại học tăng dần đều qua các năm, tuy không tăng nhanh với số lượng lớn nhưng đó cũng là thể hiện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của BHXH quận Hoàng Mai từng bước đã được nâng lên. Tuy nhiên, BHXH quận Hoàng Mai chưa có người được đào tạo trên Đại học, năm 2011 một số cán bộ lãnh đạo của đơn vị mới bắt đầu tham gia các chương trình học sau Đại học.
b, Trình độ ngoại ngữ, tin học
Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng trên mọi phương diện, thì ngoại ngữ là phương tiện giao tiếp hết sức quan trọng và cần thiết (chủ yếu là xliv
Tiếng Anh). Do đó, cán bộ, viên chức sử dụng thành thạo tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc. Trong quy định về tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý của Nhà nước và của ngành, yêu cầu về trình độ ngoại ngữ cũng là yêu cầu cần có xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại. Ngoài ra, so với người không biết ngoại ngữ, thì cơ hội phát triển nghề nghiệp, thăng chức, làm quản lý nhiều hơn và ít thời gian hơn.
Tuy vậy, qua thực tế cho thấy phần đông lao động nước ta nói chung và cán bộ ngành BHXH Việt Nam nói riêng chỉ biết ngoại ngữ cơ bản trong quá trình đào tạo chuyên môn ở trường; ngoài ra, hầu hết chưa đầu tư học thêm, chưa xem ngoại ngữ là cần thiết cho phát triển nghề nghiệp.
Theo số liệu của BHXH quận Hoàng Mai, số người có trình độ ngoại ngữ chứng chỉ A trở lên là 18 người (chiếm 66%), tuy nhiên chưa có ai có trình độ IELTS, TOEFL. Do yêu cầu công việc và địa bàn hoạt động chủ yếu là ở trong quận, quy mô nhỏ hẹp nên các cán bộ của BHXH quận Hoàng Mai nên không giao tiếp ngoại ngữ hàng ngày, điều đó làm cho họ càng không thấy được tầm quan trọng của ngoại ngữ, và nếu có nhận thứ được thì cũng ít có cơ hội để thực hành. Nhưng hiện nay do hội nhập quốc tế, các cuộc họp về BHXH ngày càng nhiều, có sự tham gia của các chuyên gia quốc tế, nên nếu đội ngũ cán bộ có thể thành thạo tiếng Anh, phát biểu ý kiến trong các cuộc hội nghị đó thì họ sẽ có cơ hội trao đổi với các chuyên gia, giao lưu hợp tác… từ đó có thể nâng cao được vị thế của bản thân và giúp ích được cho chính đơn vị của mình. Vì thế, lãnh đạo của BHXH quận Hoàng Mai cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích NNL của đơn vị tự học, trau dồi khả năng ngoại ngữ.
Khi nước ta thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì việc xây dựng xã hội tin học đặt ra những yêu cầu và đòi hỏi cao về nguồn nhân lực có kỹ năng sử dụng tin học và khai thác internet là điều không thể thiếu. Hiện nay,