Trình độ phát triển y tế và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập: Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội Quận Hoàng Mai (Trang 41)

Phát triển y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có tác dụng nâng cao chất lượng cuộc sống, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, nâng cao thể lực tạo điều kiện để phát triển trí tuệ, đó là những yếu tố quan trọng của chất lượng NNL.

Đối với ngành BHXH Việt Nam do đặc thù là ngành phục vụ, đối tượng phục vụ của ngành lên đến hành chục triệu đối tượng. Một bộ phận người lao động của ngành làm việc tại bộ phận một cửa để tiếp nhận hồ sơ và làm công tác giám định tại các bệnh viện để giải quyết các chế độ thụ hưỏng, môi trường làm việc độc hại, nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm rất cao. Vì vậy, Ngành cần quan tâm đến chăm sóc sức khoẻ nhằm nâng cao thể lực của người lao động.

I.4 Ý NGHĨA NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NNL TRONG NGÀNH BHXH

Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, đóng vai trò trụ cột trong đảm bảo an sinh xã hội. Mục tiêu của BHXH là đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình của họ trong các trường hợp ốm đau, thai sản, suy giảm khả năng lao động, mất việc làm hoặc hết tuổi lao động.

Kể từ khi thành lập tháng 2 năm 1995 đến nay, ngành BHXH Việt Nam đã có quá trình hơn 15 năm xây dựng và phát triển. Trong suốt quá trình hoạt động 15 năm qua, ngành BHXH đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, thu được nhiều thành tích đáng ghi nhận, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Hệ thống tổ chức và bộ máy NNL ngành BHXH Việt Nam từ chỗ thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng đã không ngừng được củng cố, kiện toàn và ngày càng lớn mạnh, chất lượng NNL của ngành cũng từng bước được nâng lên và cơ bản đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Tuy nhiên, do là ngành mới được thành lập, NNL của ngành vừa yếu lại vừa thiếu so với yêu cầu đặt ra, số NNL cũ được tiếp nhận chuyển giao từ các ngành về phần lớn trưởng thành do tích luỹ kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý không đồng đều; số cán bộ có trình độ cao và đội ngũ chuyên gia đầu ngành có khả năng tham mưu xây dựng, hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô không nhiều; NNL mới được tiếp nhân, tuyển dụng bổ sung, tuy được đào tạo cơ bản tại các trưòng đại học, nhưng đại bộ phận chưa được đào tạo có hệ thống về BHXH, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và hiệu quả hoạt động. Mặc dù những năm qua ngành BHXH Việt Nam đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhưng những hạn chế, bất cập cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu trong đội ngũ NNL hiện nay sẽ là những khó khăn, thách thức lớn đối với ngành trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày càng lớn và tăng nhanh, nhất là ngành đang tổ chức thực hiện BHXH cho người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế, đòi hỏi ngành BHXH Việt Nam cần có được các giải pháp hữu hiệu trong xây dựng và phát triển NNL nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Ngành.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BHXH QUẬN HOÀNG MAI

II.1 THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂNLỰC CỦA BHXH QUẬN HOÀNG MAI

II.1.1 Về số lượng:

Về số lượng, BHXH quận Hoàng Mai hiện nay có 27 người, trong đó có 6 nam và 21 nữ. Tuổi bình quân của đơn vị là 36,7 tuổi.

BHXH quận Hoàng Mai có 1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc và 24 cán bộ. Trong đó có 21 người có trình độ Đại học trở lên, được đào tạo chính quy và được phân công làm nhiệm vụ theo đúng chuyên môn được đào tạo. Nhìn chung, chất lượng nhân lực của cán bộ làm việc tại BHXH quận Hoàng Mai tương đối đồng đều.

Nhưng do là đơn vị hành chính sự nghiệp, hoạt động dưới sự chỉ đạo của BHXH Việt Nam nên tình hình biến động nhân lực của BHXH quận Hoàng Mai còn phụ thuộc nhiều vào sự chỉ đạo phòng tổ chức của BHXH Việt Nam.

Do còn ít người, mà khối lượng công việc của đơn vị ngày càng tăng lên nên xu hướng trong thời gian sắp tới là nguồn nhân lực của BHXH quận Hoàng Mai sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu công việc.

II.1.2 Về chất lượng:

a, Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm đương các chức vụ quản lý, kinh doanh các hoạt động nghề nghiệp.

Bảng 2.1 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của NNL qua các năm

Đơn vị: Người

Trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm2010

Trên Đại học 0 0 0 0 0

Đại học 18 18 19 20 21

Cao đẳng 6 6 5 4 3

Trung cấp 3 3 3 3 3

(Tổng số người: 27 người) Nguồn: BHXH quận Hoàng Mai Qua bảng số liệu 2.1 ở trên, ta thấy số lượng người có trình độ trung cấp vẫn duy trì là 3 người (từ năm 2006 đến 2010) chiếm tỉ lệ 11,1%. Các cán bộ có trình độ cao đẳng giảm dần qua các năm, số lượng người trình độ Cao đẳng giảm từ 22,2% năm 2006 xuống còn 11,1% năm 2010 (giảm 50%) nhưng đơn vị lại có số lượng người có trình độ Đại học tăng lên, do một số cán bộ đã được tạo điều kiện đi học liên thông lên đại học hoặc học tại chức. Hiện nay, số người có trình độ Đại học chiếm 77,7% số lượng người toàn đơn vị. Số lượng NNL có trình độ đại học tăng dần đều qua các năm, tuy không tăng nhanh với số lượng lớn nhưng đó cũng là thể hiện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của BHXH quận Hoàng Mai từng bước đã được nâng lên. Tuy nhiên, BHXH quận Hoàng Mai chưa có người được đào tạo trên Đại học, năm 2011 một số cán bộ lãnh đạo của đơn vị mới bắt đầu tham gia các chương trình học sau Đại học.

b, Trình độ ngoại ngữ, tin học

Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng trên mọi phương diện, thì ngoại ngữ là phương tiện giao tiếp hết sức quan trọng và cần thiết (chủ yếu là xliv

Tiếng Anh). Do đó, cán bộ, viên chức sử dụng thành thạo tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc. Trong quy định về tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý của Nhà nước và của ngành, yêu cầu về trình độ ngoại ngữ cũng là yêu cầu cần có xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại. Ngoài ra, so với người không biết ngoại ngữ, thì cơ hội phát triển nghề nghiệp, thăng chức, làm quản lý nhiều hơn và ít thời gian hơn.

Tuy vậy, qua thực tế cho thấy phần đông lao động nước ta nói chung và cán bộ ngành BHXH Việt Nam nói riêng chỉ biết ngoại ngữ cơ bản trong quá trình đào tạo chuyên môn ở trường; ngoài ra, hầu hết chưa đầu tư học thêm, chưa xem ngoại ngữ là cần thiết cho phát triển nghề nghiệp.

Theo số liệu của BHXH quận Hoàng Mai, số người có trình độ ngoại ngữ chứng chỉ A trở lên là 18 người (chiếm 66%), tuy nhiên chưa có ai có trình độ IELTS, TOEFL. Do yêu cầu công việc và địa bàn hoạt động chủ yếu là ở trong quận, quy mô nhỏ hẹp nên các cán bộ của BHXH quận Hoàng Mai nên không giao tiếp ngoại ngữ hàng ngày, điều đó làm cho họ càng không thấy được tầm quan trọng của ngoại ngữ, và nếu có nhận thứ được thì cũng ít có cơ hội để thực hành. Nhưng hiện nay do hội nhập quốc tế, các cuộc họp về BHXH ngày càng nhiều, có sự tham gia của các chuyên gia quốc tế, nên nếu đội ngũ cán bộ có thể thành thạo tiếng Anh, phát biểu ý kiến trong các cuộc hội nghị đó thì họ sẽ có cơ hội trao đổi với các chuyên gia, giao lưu hợp tác… từ đó có thể nâng cao được vị thế của bản thân và giúp ích được cho chính đơn vị của mình. Vì thế, lãnh đạo của BHXH quận Hoàng Mai cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích NNL của đơn vị tự học, trau dồi khả năng ngoại ngữ.

Khi nước ta thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì việc xây dựng xã hội tin học đặt ra những yêu cầu và đòi hỏi cao về nguồn nhân lực có kỹ năng sử dụng tin học và khai thác internet là điều không thể thiếu. Hiện nay, tin học đã xâm nhập khá nhanh và mạnh mẽ vào đời sống của xã hội nước ta. Kiến thức tin học là yếu tố quan trọng để hỗ trợ cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; nhất là trong điều kiện hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là ứng dụng trong công tác quản lý.

Các cán bộ của BHXH quận Hoàng Mai, do đã được học môn tin học trong chương trình giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng nên hầu hết họ đã biết ứng dụng tin học để làm việc. NNL của BHXH quận Hoàng Mai đã sử dụng thành thạo các phần mềm, như Word, Excel, sử dụng internet và tra cứu tài liệu,… Tuy nhiên, rào cản về ngôn ngữ đã làm giảm khả năng nâng cao trình độ tin học của NNL.

Các cán bộ của BHXH quận Hoàng Mai thường xuyên tiếp xúc với vi tính, nên khả năng về tin học của họ ngày càng được nâng cao. Và nhận thức được tầm quan trọng của tin học trong công việc, lãnh đạo BHXH quận Hoàng Mai đã tạo điều kiện cho một số cán bộ lớn tuổi trong cơ quan đã được đi đào tạo các khóa học ngắn ngày về tin học để nâng cao khả năng ứng dụng trong công việc của họ.

c, Trình độ lý luận chính trị và quản lý Nhà nước

Việc học tập lý luận chính trị sẽ tạo cho cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị, có lập trường tư tưởng vững vàng để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Ngành; nâng cao nhận thức lý luận chính trị là nâng cao chất lượng NNL về mọi mặt. Vì vậy, trong những năm qua, một số lượng khá lớn NNL của ngành đã được đào tạo, bồi dưỡng về mặt chính trị, và NNL của BHXH quận Hoàng Mai cũng nằm trong số đó.

Việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ quản lý nhà nước là trang bị cho cán bộ kiến thức, hiểu biết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy Nhà nước ở Trung ương cũng như địa phương. Đồng thời, trang bị cho cán bộ những kiến thức về nội dung, nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã hội, trong đó có lĩnh vực BHXH.

Bảng 2.2 Trình độ lý luận chính trị và quản lý Nhà nước của NNL qua các năm

Đơn vị: Người

Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm2010 Trình độ Quản lý Nhà nước

Chuyên viên cao cấp 0 0 0 0 0 Chuyên viên chính 0 0 2 2 3 Chuyên viên 27 27 25 25 24 Trình độ lý luận chính trị Cao cấp 0 1 2 2 3 Trung cấp 27 26 25 25 24

Nguồn: BHXH quận Hoàng Mai Qua bảng 2.2 cho thấy, trong những năm qua, việc đào tạo, bồi dưỡng về quản lý Nhà nước và lý luận chính trị đã được quan tâm nhưng số lượng chưa đáng kể. Hiện tại, BHXH quận Hoàng Mai chưa có chuyên viên cao cấp; số chuyên viên chính của năm 2008 và 2009 không thay đổi là 2 người (7,4%) và tính đến năm 2010 là 3 người (chiếm 11,1%).

Số cán bộ có trình độ lý luận chính trị tăng chậm qua các năm, năm 2010 có 3/27 người có trình độ cao cấp (tăng 11,1%) và hầu hết cán bộ có trình độ trung cấp về lý luận chính trị. Điều này cho thấy cơ quan BHXH quận Hoàng Mai vẫn cần phải chú trọng hơn nữa vào công tác đào tạo, bồi dưỡng, cử người đi học các lớp về quản lý Nhà nước và lý luận chính trị để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của đơn vị.

d, Kỹ năng lao động

Chất lượng nguồn lao động của ngành BHXH nói chung và BHXH quận Hoàng Mai được đánh giá không chỉ dựa vào số lượng người đào tạo, trình độ hiểu biết thực tế về lý thuyết và thực hành, mà còn được đánh giá thông qua kỹ năng làm việc của nguồn nhân lực nói chung. Vì đây là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị dịch vụ công. Thực tế cho thấy rằng “kỹ năng làm việc” là quan trọng nhất, vì nó liên quan đến số lượng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung của đơn vị. Kỹ năng làm việc được thể hiện khi gặp các vấn đề phát sinh trong công vệc như: xác định vấn đề, xử lý và quyết định nhanh hay chậm…

Kỹ năng lao động là sự hiểu biết về trình độ thành thạo tay nghề và những kinh nghiệm, mức độ tinh xảo trong việc thực hiện các công việc. Sự rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn sẽ giúp người lao động nâng cao mức độ thành thạo cho công việc. Nhìn chung, NNL của ngành BHXH vẫn chưa có tác phong công nghiệp trong quá trình làm việc, đây là tình trạng chung của đại đa số lao động nước ta. Mặc dù NNL đã qua đào tạo nhưng phương pháp làm việc chưa thật hợp lý, bố trí nơi làm việc chưa khoa học, thiếu sáng tạo trong công việc. Sự chậm chạp trong công việc đã thành thói quen, mà công việc tại BHXH quận Hoàng Mai là giải quyết các thủ tục cho người dân nên đôi khi sự chậm trễ được coi là bình thường. Hầu hết các công việc đã được giao cụ thể cho từng người, nên công việc không làm cho người lao động chủ động, sáng tạo, chưa có tinh thần phối hợp trong quá trình làm việc, tác phong chưa nhanh nhẹn.

Tuy nhiên, một số cán bộ của BHXH quận Hoàng Mai ở bộ phận giao dịch một cửa đã tìm được một số biện pháp làm việc nhanh chóng, hiệu quả do khối lượng công việc nhiều và tiếp xúc với người hưởng chế độ hàng ngày, đây cũng là thành tích rất đáng ghi nhận, nó giúp giảm thời gian chờ đợi của khách và tạo sự tin tưởng của những người đến đây.

II.1.3 Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

Xuất phát từ tính đặc thù trong nhiệm vụ của Ngành BHXH là mang tính phục vụ, đối tượng phục vụ phần lớn là những người có nhiều đóng góp cho xã hội, nhất là những người đã trải qua các cuộc kháng chiến. Nhận thức được tính chất đặc thù đó, lãnh đạo BHXH quận Hoàng Mai luôn chú trọng đến công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ của đơn vị; thường xuyên phát động phong trào thi đua về tấm gương người tốt, việc tốt hưởng ứng phong trào của toàn ngành; chọn ra những tấm gương điển hình tiên tiến, biểu dương kịp thời, có hình thức khen thưởng, nhằm tạo sự động viên, khích lệ đến các cán bộ trong toàn đơn vị.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ của BHXH quận Hoàng Mai đều có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phục vụ tốt. Nhưng trong số đó vẫn còn có những trường hợp người lao động có ý thức phục vụ chưa cao, vẫn xảy ra trường hợp đi muộn về sớm, đi làm chưa đúng giờ, thái độ, phong cách phục vụ chưa chuẩn mực, mới chỉ đảm bảo tinh thần trách nhiệm cho phần việc mình phụ trách, tuy nhiên những hiện tượng này đã dần được khắc phục.

II.1.4 Tình trạng sức khoẻ

Sức khoẻ là sự phát triển hài hoà của con người cả về thể chất lẫn tinh thần (sức khoẻ cơ thể và sức khoẻ tinh thần). Sức khoẻ cơ thể là sự cường tráng, là năng lực lao động chân tay; sức khoẻ tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy thành hành động thực tiễn.

Tình trạng sức khoẻ được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản như:

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập: Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội Quận Hoàng Mai (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w