Hoạt tính kháng oxi hóa của các hợp chất cô lập được

Một phần của tài liệu Khảo sát hóa học phân đoạn có tác dụng bảo vệ gan của cây vằng sẻ Jasminum subtriplinerve Blume. (Trang 66 - 67)

Sau khi cô lập và định danh đƣợc ba hợp chất chúng tôi tiến hành khảo sát hoạt tính bẫy gốc tự do DPPH● của ba hợp chất này cùng với chất đối chứng dƣơng là quercetin. Kết quả sau khi xử lý đƣợc thể hiện trong bảng 3.11.

Từ bảng kết quả thu đƣợc chúng tôi nhận thấy, cả 3 chất đều có hoạt tính kháng oxi hoá mạnh với các giá trị IC50 (µM)lần lƣợt là 9.1; 4.8; 1.8 so với giá trị IC50 của chất chuẩn quercetin là 4.0, trong đó verbascosid có hoạt tính mạnh nhất.

Bảng 3.11: Phần trăm bẫy gốc tự do DPPH● của các hợp chất cô lập đƣợc từ cao EA. Nồng độ (µM) Hợp chất 1 2 5 10 IC50 (µM) Quercetin 12.2 ±4.4 22.8 ±5.3 63.7 ±4.3 95.1 ±0.8 4.0 VS3.1 ( Axit 3,4-dihidroxybenzoic) 7.4 ±2.2 14.1±5.8 31.7 ± 3.2 53.9±4.9 9.1 VS3.2 (Axit 3,4,5-trihidroxybenzoic) 9.7±4.9 16.2±3.5 51.7±5.7 82.6±5.3 4.8 VS3.3 (Verbascosid) 27.1±2.8 56.8±5.4 81.2±0.5 83.5±3.1 1.8

Hoạt tính mạnh của các hợp chất thu đƣợc có thể giải thích là do các hợp chất trên có cấu trúc polyphenol với 2 nhóm OH vị trí orto gắn trực tiếp vào vòng benzen nên có khả năng bẫy gốc tự do tốt qua cơ chế sau [34]:

Gốc tự do tạo thành sau khi phản ứng với DPPH● tạo đƣợc liên kết hidro với H của nhóm OH bên cạnh nên an định hơn. Số nhóm OH liền kề càng nhiều thì hoạt tính càng mạnh [31].

Ngoài vị trí và số nhóm OH trên nhân thơm, một số tác giả còn nghiên cứu thêm hoạt tính kháng oxi hoá của các dẫn xuất este của axit 3,4-dihidroxibenzoic và axit 3,4,5-trihidroxibenzoic[24] trong dung môi phân cực proton (metanol) và dung môi phân cực phi proton (aceton) cho thấy nhóm thế ankyl thay thế H của nhóm -COOH làm tăng hoạt tính kháng oxi hoá của hợp chất. Theo tác giả Kumaraswamy [33] thì axit gallic còn có tác dụng kháng viêm, chống lại quá trình lipoxygenase.

Kết quả khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả thử hoạt tính bẫy gốc tự do DPPH● của hai nhóm tác giả Marina Gálvez [36] và Bruno Reis [24] với IC50 của axit 3,4-dihidroxibenzoic, axit 3,4,5-trihidroxibenzoic và verbascosid lần lƣợt là 15.0 µM, 12.0 µM, 11.52 µM.

Trong ba hợp chất trên, verbascosid thể hiện hoạt tính kháng oxi hoá mạnh nhất (IC50=1.77 µM) trên khả năng bẫy gốc tự do DPPH●. Ngoài ra, verbascosid còn có hoạt tính kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virut, kháng ung thƣ,…[10].

Sự hiện diện của ba hợp chất VS3.1, VS3.2 và VS3.3 trong cây vằng sẻ đã giải thích đƣợc phần nào công dụng của việc sử dụng loại dƣợc liệu này trong y học cổ truyền là có cơ sở khoa học.

3.3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT IN VIVO 3.3.1 Khảo sát nồng độ gây độc của CCl4

Một phần của tài liệu Khảo sát hóa học phân đoạn có tác dụng bảo vệ gan của cây vằng sẻ Jasminum subtriplinerve Blume. (Trang 66 - 67)