- Dòng tiền thanh toán nợ
TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.2.4. Sử dụng hợp lý các chỉ tiêu tài chính cũng như phương pháp đánh giá
- Ngân hàng cần đảm bảo tính chuẩn mực trong nội dung và qui trình đánh giá hiệu quả tài chính: các văn bản liên quan được ban hành cần phải có hướng dẫn cụ thể, chặt chẽ, chi tiết, hệ thống và không ngừng hoàn thiện cập nhật thông tin, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn công tác thẩm định cũng như yêu cầu thực tế của nền kinh tế.
- Để đánh giá đúng NPV của dự án thì trước hết phải đánh giá đúng dòng tiền thực của dự án. Thẩm định hiệu quả tài chính DAĐT phải chú ý đến việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ của dự án bởi báo cáo lưu chuyển tiền tệ mới phản ánh đúng được dòng tiền ra vào thực của dự án. Muốn làm tốt điều này, cán bộ thẩm định phải thực hiện các bước sau: Dự tính luồng tiền của dự án, đưa ra các yếu tố định lượng, xem xét toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp (nghiên cứu xu hướng phát triển của sản phẩm, của ngành; xem xét hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ; xem xét chiến lược quản trị doanh nghiệp). Bên cạnh đó để tăng cường tính chính xác của việc dự tính dòng tiền thì cán bộ thẩm định cần căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của dự án (không ngừng tích luỹ kinh nghiệm trong việc đánh giá mối quan hệ giữa doanh thu và khoản thu, chi phí và khoản chi của từng lĩnh vực ngành nghề) và xem xét chính sách hoạt động của dự án (có cho khách hàng trả chậm hay không). Làm được điều này thì công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư của ngân hàng có thể tránh được việc tài trợ cho các dự án đầu tư khả thi về mặt tài chính trên giấy tờ nhưng đến khi hoạt động thì lại không có hiệu quả về mặt tài chính, không hoàn trả được vốn vay gây khó khăn rất lớn cho hoạt động của ngân hàng.
- Bên cạnh việc xem xét dòng tiền của tổng vốn đầu tư, ngân hàng cần chú trọng xem xét dòng tiền của chủ đầu tư. Xây dựng dòng tiền trên giác độ chủ đầu tư sẽ cho thấy một các rõ ràng hiệu quả tài chính đem lại cho chủ đầu tư khi tiến hành dự án. Bằng việc xem xét này cán bộ thẩm định có thể tư vấn cho
chủ đầu tư về phần vốn mà chủ đầu tư thực sự bỏ ra để thực hiện dự án và những gì họ thu được thêm so với khi không có dự án. Việc xem xét dòng tiền trên quan điểm của chủ đầu tư ở đây có điểm khác so với dòng tiền trên quan điểm của ngân hàng: phần vốn vay của ngân hàng được coi là dòng tiền vào hay khoản thu và khoản trả nợ gốc và lãi là dòng tiền ra hay khoản chi.
- Đối với việc phân tích độ nhạy: trong việc phân tích độ nhạy ngân hàng cần quan tâm tới việc đưa ra những nhận định cho các kết quả đánh giá về mức độ rủi ro của dự án. Từ đó có những biện pháp cần thiết để quản lý các yếu tố tác động đến chỉ tiêu hiệu quả, phòng ngừa rủi ro. Để đánh giá chỉ tiêu này một cách hiệu quả, ngân hàng cần chú trọng đến việc thu thập và xây dựng các cơ sở dữ liệu liên quan đến các dự án, lập hồ sơ theo dõi thường xuyên, thống kê, lưu trữ số liệu theo từng loại hình đầu tư. Chú trọng việc tổng kết và đánh giá lại hiệu quả tài chính của dự án sau khi kết thúc cho vay để đúc rút kinh nghiệm. Báo cáo về việc đánh giá độ nhạy phải theo các cách thức: theo đề án của ngân hàng, theo đề án của khách hàng, đánh giá phương án xấu nhất có thể xảy ra,
- Phân tích rủi ro của dự án bên cạnh phân tích độ nhạy có thể sử dụng thêm các phương pháp phân tích tình huống (phương pháp này nên áp dụng khi mà có thể dự tính được xác suất của các trường hợp xảy ra). Ngoài ra, ngân hàng nên xem xét nghiên cứu việc ứng dụng phương pháp mô phỏng Monte Carlo( phương pháp này được sử dụng phổ biến trên thế giới) thế nhưng áp dụng được phương pháp này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độ. Bởi vậy ngân hàng cần có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức và tiến hành phân tích cho các chuyên viên một cách thấu đáo.