- Dòng tiền thanh toán nợ
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tạ
Những khó khăn và tồn tại của ngân hàng chính là khó khăn chung của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Nguyên nhân bên ngoài ngân hàng:
Các qui định cũng như hướng dẫn chung liên quan đến công tác thẩm định DAĐT chưa được thống nhất cho các ngân hàng từ phía ngân hàng nhà nước. Bởi vậy các ngân hàng thường tự đưa ra những quy trình riêng cho hệ thống của mình vì vậy ảnh hưởng đến việc tổng hợp các đánh giá chung cũng như việc trao đổi thông tin, cũng như kỹ năng công việc. Hoạt động đồng tài trợ gặp khó khăn.
Hệ thống thông tin phục vụ cho công tác nghiệp vụ của ngân hàng còn rất nhiều khó khăn. Các dự án đầu tư chịu sự quản lý điều tiết của các bộ ngành liên quan, trong khi đó những thông tin tổng hợp đánh giá của các bộ ngành này lại không được cập nhật liên tục (các chỉ tiêu đánh giá chung về kết quả hoạt động ngành, đánh giá rủi ro ngành, mức độ tín nhiệm của các doanh nghiệp không được thực hiện,..). Đặc biệt qui định về thủ tục giấy tờ cấp phép đầu tư còn chậm trễ gây mất thời gian cho chủ đầu tư cũng như công tác thẩm định của
ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN mới chỉ tập hợp các thông tin do các ngân hàng báo cáo lên, bởi vậy độ chính xác của các thông tin phụ thuộc rất lớn vào chủ quan của các ngân hàng, hơn nữa thông tin về xu hướng và triển vọng phát triển ngành kinh tế của doanh nghiệp còn thiếu. Điều quan trọng là cán bộ thẩm định phải có khả năng sàng lọc thông tin đảm bảo thông tin được sử dụng phải chính xác, đầy đủ, đảm bảo tính kinh tế và cập nhật. Một nguồn thông tin mà ngân hàng có thể đảm bảo được độ chính xác và tin cậy cao là các chuyên gia trong ngành thế nhưng ngân hàng không áp dụng hình thức này.
Các dự báo về tình hình kinh tế cũng như các yếu tố kinh tế vĩ mô chưa khẳng định được tính chất định hướng: lãi suất, lạm phát, tỉ giá, chu kì kinh tế,...Thị trường tiền tệ nhiều biến động tác động tới việc lựa chọn lãi suất chiết khấu của ngân hàng.
Qui hoạch phát triển ngành, vùng miền thiếu sự đồng bộ, gây khó khăn cho việc định hướng các dự án đầu tư cũng như nhận định được những biến động của các yếu tố tác động tới rủi ro của dự án: chính sách thuế, ưu đãi đầu tư,...
Các dự án đầu tư vô cùng đa dạng và phức tạp thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề, cũng như khu vực địa lý gây khó khăn cho việc quản lý dự án, bởi vậy đánh giá hiệu quả tài chính DAĐT ban đầu chính xác thế nhưng trong quá trình thực hiện dự án, ngân hàng không có điều kiện giám sát liên tục nên nếu chủ đầu tư cố tình thực hiện sai hoặc có ý sử dụng tiền vay trái mục đích, hoặc cố tình đưa ra những lý do để xin điều chỉnh kì hạn nợ. Đồng thời những dự án có địa bàn xa thì thời gian thẩm định lại phải mất nhiều hơn.
Một số doanh nghiệp do thiếu hụt thông tin hoặc do trình độ hạn chế của cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ lập dự án, nhiều khi do muốn nhanh chóng được cho vay nên vội vàng lập báo cáo nghiên cứu khả thi với phương pháp phỏng chừng, thời gian không có nhiều bởi vậy việc tính toán rất sơ sài, cán bộ thẩm định khi thực hiện phải yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ và thực hiện gần như lại từ đầu, tốn rất nhiều thời gian. Mặt khác, các cơ quan tư vấn lập dự án đầu tư ở nước ta chưa nhiều, lực lượng có kinh nghiệm và trình độ còn ít nên
để có thể lập dự án một cách hoàn chỉnh là rất khó. Một thực tế cho thấy là các doanh nghiệp Việt Nam chưa có kinh nghiệm điều tra, phân tích và dự báo thị trường mà đây lại là một khâu rất trọng yếu ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Các dự án được trình lên thì những chính sách bán hàng, chính sách phân phối sản phẩm hầu như không có hoặc rất sơ sài. Điều này gây khó khăn cho việc đánh gía đầu ra của dự án. Chỉ một dự án nhưng số liệu và số lượng các bảng tính toán là rất nhiều trong khi đó hồ sơ được trình lên để thẩm định chỉ dưới dạng văn bản nên việc kiểm tra độ chính xác trong tính toán hiệu quả tài chính của báo cáo nghiên cứu khả thi của cán bộ TĐ rất khó khăn.
Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
Cán bộ ngân hàng không phải là các kỹ sư tốt nghiệp các trường kỹ thuật, bởi vậy khởi đầu của công việc thẩm định với các dự án mới trong các lĩnh vực ngành nghề mới gặp rât nhiều hạn chế. Cán bộ ngân hàng trên thực tế khi tiến hành thẩm định hiệu quả tài chính DAĐT đã làm rất nhiều vai trò: một nhà tư vấn tài chính, một nhà phân tích tài chính, một chuyên gia kỹ thuật, một nhà đánh giá thị trường; vì vậy một cán bộ thẩm định không có đủ khả năng để thông thạo hết tất cả các ngành nghề. Công tác thẩm định chưa được chuyên môn hoá theo lĩnh vực ngành nghề.
Thẩm định hiệu quả tài chính DAĐT trong nền kinh tế thị trường hiện nay còn khá mới mẻ đối với các cán bộ thẩm định mới ra trường và đã sớm làm việc tại các ngân hàng, chưa có dịp tiếp thu hoặc bổ sung kiến thức nghiệp vụ thực tế. Việc ứng dụng tin học vào công tác nghiệp vụ là điều cần thiết, tin học hóa công tác thẩm định hiệu quả tài chính đã được SGDI chú trọng, tuy nhiên do việc nắm bắt và ứng dụng vào thực tế đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có thời gian rất dài. Vì vậy các phần mềm ứng dụng đã được trang bị cho cán bộ thẩm định và việc sử dụng đang trong quá trình hoàn thiện vừa ứng dụng vừa rút ra kinh nghiệm.
Trong công tác thẩm đinh hiệu quả tài chính DAĐT thì SGDI chưa có qui trình và tiêu chuẩn thẩm định hiệu quả tài chính cho từng lĩnh vực ngành nghề
bởi mỗi dự án đều có sự khác nhau về công nghệ, sản phẩm, thị trường tiêu thụ, qui mô và mức độ rủi ro.
Chương 3: