Những nỗ lực hàihoà của Chính phủ Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp hài hoà thủ tục oda ở việt nam (Trang 64 - 68)

Trong cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế, sự phối hợp hài hoà đã trở thành một đề tài ngày càng thu hút đ−ợc sự quan tâm, đặc biệt là sự nhất trí về tầm quan trọng của nó đối với hiệu quả của viện trợ tuy hoạt động này hầu nh− ch−a đạt đ−ợc mấy tiến bộ. Những nỗ lực hài hoà của cộng đồng quốc tế là bài học kinh nghiệm quý báu cho Chính phủ Việt Nam.

Trong năm 1994, UNDP đã hoàn thành ch−ơng trình nghiên cứu 3 năm với 9 n−ớc về “Trách nhiệm và Quản lý viện trợ”, nh−ng d−ờng nh− trên thực tế ch−ơng trình này hầu nh− ch−a đem lại mấy ý nghĩạ Tiếp theo năm 1996, một báo cáo của Nhóm công tác của Ngân hàng phát triển đa ph−ơng - MDB đã đ−a ra nhận xét “các MDB thúc đẩy sự hội tụ của các chính sách, chuẩn mực, tiêu chí, quá trình, thông lệ tổng hợp và mang tính hoạt động”. Kể từ đó, 9 nhóm hoạt động kỹ thuật đã đ−ợc thành lập mặc dù chỉ có một vài nhóm đã chấp nhận lấy thuật ngữ “Phối hợp hài hoà” làm tiêu chí công khaị Cho đến nay, các nhóm này đã chuẩn hóa hồ sơ đấu giá trang thiết bị

KILOBOOKS.COM

và hàng hoá, xây dựng “chuẩn mực thông lệ phù hợp đối với các đánh giá dự án khu vực t− nhân” và đạt đ−ợc một số thành tựu khác.

Các nhà tài trợ song ph−ơng khác cũng nỗ lực tham gia vào tiến trình hài hoà bằng cách tổ chức 3 lần Hội nghị về chính sách, chiến l−ợc và thông lệ hoạt động vào tháng 6/1999. Tháng 2/2001 Ngân hàng thế giới (WB) đã chủ trì một diễn đàn về “Sự phối hợp hài hoà”. Tháng 1/2001, OECD-DAC đã thành lập một nhóm công tác nghiên cứu thông lệ tài trợ và nhóm này đang tiến hành xây dựng “Các tài liệu tham chiếu thông lệ phù hợp”.

Khung 11

Trích Báo cáo ngân hàng thế giới về hài hoà

“Sự tiến bộ chung tiến tới sự hoà nhập còn hạn chế. Một lý do là các vấn đề này rất phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện cẩn thận. Những khác biệt phải đ−ợc xác định, nghiên cứu, viện dẫn có căn cứ, thực hiện một cách thấu đáo và đây là một công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ các nguồn lực.”

(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng thế giới 6/2001).

Trong quá trình thu hút và sử dụng ODA, Chính phủ Việt Nam đã nhìn nhận sự cần thiết phải lựa chọn một cách làm thích hợp để nâng cao hiệu quả ODA , hài hoà thủ tục là một trong những cách làm đó.

Hội nghị Nhóm t− vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam (đã tổ chức 9 Hội nghị) cũng là một cách làm hài hoà ở tầm vĩ mô để trao đổi một cách rộng rãi chính sách phát triển của Việt Nam giữa Chính phủ và Cộng đồng tài trợ quốc tế. Từ việc tổ chức Hội nghị Nhóm t− vấn ở các quốc gia khác, nay về cơ bản đã tổ chức tại Việt Nam. Ngoài Hội nghị CG th−ờng niên, nay Việt Nam còn tổ chức Hội nghị CG giữa kỳ. Tại các Hội nghị này, vai trò làm chủ của Việt Nam ngày càng nâng cao tạo động lực định h−ớng cho quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Cộng đồng tài trợ quốc tế. Đây cũng là một diễn đàn lớn, nơi các nhà tài trợ trao đổi với nhau về các định h−ớng hợp tác và vềc việc tạo cơ hội để hài hoà giữa các nhà tài trợ ở tầm hợp tác phát triển với Việt Nam.

KILOBOOKS.COM

Phát triển quan hệ đối tác trên nhiều lĩnh vực cũng là một thực tế hài hoà hành động dựa trên cách tiếp cận ngành và lĩnh vực. Hiện nay có 20 nhóm quan hệ đối tác hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nh− nông nghiệp và phát triển nông thôn; trồng rừng; giảm nhẹ thiên tai; môi tr−ờng; y tế… Hầu hết các nhóm công tác này đều lập bộ máy và kéo theo những chi phí hành chính. Trên thực tế, 20 nhóm quan hệ đối tác là quá nhiều, làm quá tải về quản lý của một số cơ quan chủ quản, đồng thời cũng gây khó khăn cho các nhà tài trợ.

Hài hoà thủ tục ở cấp độ song ph−ơng cũng thu đ−ợc những kết quả đáng khích lệ nh−:

+ Chính phủ và UBND đã ban hành sổ tay h−ớng dẫn ph−ơng thức quốc gia điều hành (NEX)

+ Bộ kế hoạch và Đầu t− đã phối hợp với một số nhà tài trợ chuẩn bị và công bố các quy trình hài hoà nh− thủ tục AFD, Tây Ban Nha, Italia, Quỹ đoàn kết hợp tác −u tiên của Pháp….

+ Bộ kế hoạch và Đầu t− đang phối hợp với một số nhà tài trợ chuẩn bị và công bố các tài liệu hài hoà thủ tục nh− với UNICEF, ADB, Đan Mạch, CHLB Đức…

Đồng tài trợ và cùng chia sẻ chi phí cũng là một hình thức hài hoà thủ tục đ−ợc khuyến khích, góp phần giảm chi phí giao dịch, đẩy mạnh giải ngân và nâng cao hiệu quả ODẠ

Vừa qua đã hình thành hai Nhóm các nhà tài trợ làm việc với Chính phủ về hài hoà thủ tục, đó là:

Nhóm 3 Ngân hàng (JBIC, WB, ADB) và Chính phủ. Nhóm này đã tổ chức hai cuộc hội thảo lớn với sự tham gia đông đảo của các cơ quan Việt Nam để tìm kiếm những khâu công việc cần −u tiên hài hoà thủ tục. Thủ tục mua sắm, theo dõi và đánh giá dự án hiện đ−ợc Chính phủ và các Ngân hàng rất quan tâm.

Nhóm một số nhà tài trợ Châu Âu bao gồm Anh, Hà Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ, Phần Lan và Nauy (Nhóm các nhà tài trợ đồng t− t−ởng - LMDG)

KILOBOOKS.COM

hiện rất tích cực và phấn khích trong các nỗ lực nghiên cứu và hoạt động thực tiễn hài hoà thủ tục.

EU cũng đã bắt đầu hài hoà thủ tục trong nội bộ các quốc gia thành viên bằng việc thống nhất và công bố áp dụng Định mức chi phí chung cho các dự án do EU hoặc các n−ớc thành viên tài trợ.

Những hoạt động cụ thể trên là những nỗ lực của Chính phủ và các nhà tài trợ làm cho hài hoà thủ tục trở thành hoạt động thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả ODA ở Việt Nam.

Hài hoà thủ tục là một quá trình rất phức tạp và lâu dài, do vậy cần có các b−ớc đi có lựa chọn phù hợp với khả năng thực tế của Chính phủ và của các nhà tài trợ. Trên cơ sở thực tiễn về hoạt động ODA nghiên cứu ở Ch−ơng II, Ch−ơng III của đề tài sẽ đề xuất một số khuyến nghị gợi ý cho tiến trình hài hoà thủ tục ODA ở Việt Nam.

KILOBOOKS.COM

Ch−ơng III

Khuyến nghị hài hoà thủ tục ODA tại Việt Nam

Nh− đã trình bày ở ch−ơng II: “Hài hoà thủ tục ODA ở Việt Nam là xu h−ớng tất yếu”. Thực tiễn thu hút, quản lý và sử dụng ODA ở Việt Nam thời gian qua còn rất nhiều yếu kém, bất cập. Trọng tâm Ch−ơng III của đề tài là đề xuất một số khuyến nghị hài hoà thủ tục ODA ở Việt Nam.

Ị Định h−ớng chung

Phần này sẽ đề cập tới hai vấn đề, một là định h−ớng thu hút và sử

Một phần của tài liệu giải pháp hài hoà thủ tục oda ở việt nam (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)