Cấp độ ngành

Một phần của tài liệu giải pháp hài hoà thủ tục oda ở việt nam (Trang 48 - 50)

2. Những khác biệt cần hài hoà

2.2 Cấp độ ngành

Giữa các ngành ở Việt Nam cũng tồn tại nhiều khác biệt. khuôn khổ pháp lý áp dụng cho quá trình thực hiện dự án đối với tất cả các ngành là nh− nhau vì các quy định quan trọng về dự án hiếm khi mang tính đặc thù của từng bộ ngành, nh−ng sự khác biệt lại lại nằm trong chính chu kì dự án, đặc biệt là quá trình xác định và thiết kế dự án. phân bổ chức năng của các bộ, ngành hiện nay trong công tác thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA hiện nay có lúc thì chồng chéo, lúc lại thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành.

Chẳng hạn trong Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (MARD) có những ban quản lý ngành bao gồm cả một đại diện của Bộ kế hoạch và Đầu t− (MPI), lí do là MARD có 3 khu vực chịu phạm vi quản lý của MPI gồm quản lý lâm nghiệp, nông nghiệp và n−ớc. Mối quan hệ liên bộ này liệu có thể đảm bảo một cách chắc chắn là các bộ ngành đều nắm bắt đ−ợc và có điều kiện thảo luận các thông tin về hoạt động ODA hay không vẫn là một vấn đề cần phải xem xét cẩn trọng hơn.

Ng−ợc lại, do thiếu một kênh thông tin chung về hoạt động ODA mà giữa các ngành với nhau lại thiếu sự phối hợp đồng bộ. Ví dụ nh− trong ngành lâm nghiệp, các nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ (NGO) đã làm việc trực tiếp với MARD hoặc với sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh thuộc MARD. MARD có thể không đ−ợc thông tin về các dự án d−ới 500.000 USD cho tới khi các dự án này đ−ợc trình lên MPỊ Vì vậy các bộ không biết không biết đ−ợc những gì đang diễn ra làm khả năng đặt kế hoạch và phối hợp phân bổ các nguồn lực trong cả n−ớc bị suy yếu nghiêm trọng. Công tác xác định và phê duyệt dự án thậm chí còn mang

KILOBOOKS.COM

tính phi tập trung hơn trong ngành y tế, giáo dục… Đây cũng là một vấn đề vì các dự án không có gì để đảm bảo đó là những dự án phù hợp với chính sách của Chính phủ đối với ngành này, mặt khác đôi khi còn dẫn tới sự trùng lặp do có quá nhiều nhà tài trợ cho ngành đó trong khi ngành khác cần có vốn ODA hơn lại không nhận đ−ợc gì cả.

Để làm rõ hơn nữa những lí do trên, xin nêu ra một số điểm khác biệt cơ bản giữa Việt Nam và nhà tài trợ trong một chu trình dự án trên thực tế. Phù hợp với ph−ơng pháp luận, những khác biệt này đ−ợc trình bày theo 4 giai đoạn:

+ xác định và chuẩn bị dự án

+ đàm phán và quản lý

+ kế toán kiểm toán và giải ngân

+ giám sát và đánh giá

khung 6

khái quát quy trình thu hút, quản lý và sử dụng ODA tại Việt Nam

(theo Nghị định 17/NĐ-CP)

Vận động, đàm phán, kí kết điều

−ớc quốc tế về ODA

Chuẩn bị, thẩm định, phê duyệt nội dung ch−ơng trình, dự án ODA

đàm phán , kí kết điều −ớc quốc tế về ODA

Quản lý, thực hiện ch−ơng trình, dự án ODA

Theo dõi, đánh giá ch−ơng trình, dự án ODA

KILOBOOKS.COM

Một phần của tài liệu giải pháp hài hoà thủ tục oda ở việt nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)