Vận dụng chế độ lãi suất linh hoạt

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại bidv chi nhánh hai bà trưng hà nội (Trang 84 - 86)

VÀ PHÁT TRIỂN HAI BÀ TRƯNG

3.3.3. Vận dụng chế độ lãi suất linh hoạt

Lãi suất là một công cụ quan trọng trong công tác huy động vốn của các ngân hàng đặc biệt là huy động vốn từ các tầng lớp dân cư, do đó một chính sách lãi suất linh hoạt vừa có sức cạnh tranh vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng là rất cần thiết. Tuy nhiên nếu tăng lãi suất tiền gửi thì lại phải tăng lãi suất cho vay điều đó sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp sử dụng vốn vay và gây áp lực cho cơng tác tín dụng. Do vậy, ngân hàng cần phải có chính sách lãi suất vừa hấp dẫn người gửi tiền, vừa hạn chế gia tăng lãi suất đầu ra:

Với mục tiêu tăng huy động vốn nhưng phải đảm bảo lãi suất huy động vốn đầu vào khơng tăng và chi phí huy động vốn phải ở mức hợp lý chi nhánh cần phải có chính sách lãi suất hết sức linh hoạt. Như đã phân tích ở phần thực trạng thì nguồn vốn huy động khơng kỳ hạn có tỷ suất thu nhập rịng cao nhất(0.225) và kỳ hạn 13-36 tháng có tỷ trọng thu nhập cao nhất (40.22%) từ đó BIDV HBT cần phải có biện pháp ưu đãi hơn đối với hai nguồn vốn huy động này. Với nguồn tiền gửi không kỳ hạn không nhạy cảm với lãi suất ngân hàng cần phải nâng cao tiện ích đi kèm như dịch vụ rút tiền tự động, chuyển tiền, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi,… còn đối với nguồn tiền gửi 13-36 tháng ngân hàng cần chú trọng vào lãi suất huy động, khuyến mại quà tặng cho khách hàng,… để có thể thu hút nguồn tiền này. Đối với nguồn tiền gửi 6-9 tháng với tỷ trọng thu nhập không cao (9.68%) mà tỷ suất thu nhập ròng thấp nhất (chỉ là 0.012) thì ngân hàng có thể xem xét giảm lãi suất để có thể đảm bảo lãi suất huy động bình quân khơng tăng. Nhìn chung, đối với nhu cầu vốn trung và dài hạn đang tăng lên và cũng đảm bảo điều kiện thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao ngân hàng có thể xem xét nâng cao lãi suất tiền gửi trung và dài hạn, hạ lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn, đảm bảo lãi suất trung bình vẫn khơng tăng lên đối với tồn bộ nguồn huy động, như vậy cần phải tạo một khoản cách rõ rệt giữa lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn. Bên cạnh đó, mục đích của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng là thu được lãi suất thực dương tức là lãi suất thu được trừ đi tỷ lệ lạm phát phải dương vì vậy ngân hàng cần phải đảm bảo cho khách hàng một mức lãi suất thực dương.

Có biện pháp khuyến khích khách hàng duy trì được số dư tài khoản với thời gian dài hơn thời hạn ban đầu bằng cách thưởng phần trăm lãi suất. Trong trường hợp khách hàng rút tiền gửi trước hạn ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất của kỳ hạn ban đầu vậy thì trong trường hợp ngược lại với những khách hàng có tiền gửi với thời hạn thực tế dài hơn

kỳ hạn trên sổ ngân hàng có thể khuyến khích khách hàng bằng cách thưởng thêm % lãi suất tùy theo từng loại kỳ hạn gửi và thời gian quá hạn là dài hay ngắn, hoặc có thể bằng tỷ lệ % chênh lệch giữa lãi suất kỳ hạn thực gửi của khách hàng với lãi suất của kỳ hạn tương ứng mà ngân hàng huy động tại cùng thời gian. Ví dụ nếu lãi suất tiết kiệm 06 tháng trên sổ của khách hàng là 7.2%/năm trong khi đó lãi suất 12 tháng tiết kiệm tại cùng thời điểm đó ngân hàng huy động là 8.28%/năm, sau 12 tháng khách hàng mới rút tiền như vậy khách hàng sẽ được 2 kỳ hạn 6 tháng với lãi suất kỳ đầu là 7.2%/năm, kỳ hạn sau là lãi suất tiết kiệm 06 tháng tại thời điểm đáo hạn 06 tháng đầu tiên. Như vậy Ngân hàng có thể xem xét thưởng cho khách hàng 0,3%-0,5% như vậy khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng khi để sổ tiết kiệm của mình quá hạn quá nhiều lần mà lại không được hưởng lãi suất cao hơn như khi chọn kỳ hạn dài, đồng thời lại thuận tiện cho khách hàng vì khách hàng chưa xác định thời gian chính xác cần dùng đến.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại bidv chi nhánh hai bà trưng hà nội (Trang 84 - 86)