Đảm bảo đủ vốn để NH thực hiện nhiệm vụ kinh doanh theo từng giai đoạn

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại bidv chi nhánh hai bà trưng hà nội (Trang 26 - 28)

giai đoạn

- Vốn huy động phải có sự tăng trưởng ổn định: Vốn huy động tăng trưởng ổn định theo thời gian sẽ đáp ứng nhu cầu tín dụng, cũng như hoạt động kinh doanh khác ngày càng tăng của ngân hàng. Nếu ngân hàng huy động được một lượng vốn lớn nhưng khơng ổn định thường xun, có khả năng khi một lượng tiền lớn bị rút ra thì sẽ ảnh hưởng đến lượng vốn dành cho vay và đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn sẽ không cao, ngân hàng thường xuyên phải gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản.

- Cơ cấu nguồn vốn huy động phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn về kỳ

hạn, loại tiền: Xuất phát từ kế hoạch sử dụng vốn để có chiến lược huy động

vốn phù hợp. Huy động vốn đảm bảo phù hợp với sử dụng vốn cả về loại tiền, kỳ hạn, lãi suất sẽ góp phần đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

- Chi phí huy động vốn bình qn hợp lý: Việc tính tốn chi phí huy động vốn rất quan trọng đối với ngân hàng bởi:

Thứ nhất, ngân hàng bao giờ cũng cố gắng tìm kiếm cho mình một tổ hợp các kênh huy động vốn khác nhau trên thị trường với mức chi phí thấp nhất. Việc giả thiết coi tất cả các yếu tố khác là như nhau thì ngân hàng nào có mức chi phí huy động vốn thấp nhất mà khơng phải chấp nhận mức rủi ro cao hơn thì ngân hàng đó sẽ có mức lợi nhuận cao hơn.

Thứ hai, việc tính tốn chính xác một cách tương đối chi phí huy động vốn là yếu tố cơ bản để xác định mức lợi nhuận mà ngân hàng cần thu được từ các tài sản sinh lời của mình, căn cứ vào chi phí, ngân hàng định giá cho mỗi sản phẩm dịch vụ mà mình cung ứng cho khách hàng.

Thứ ba, việc xác định chi phí huy động vốn sẽ giúp cho ngân hàng chủ động trong kinh doanh, giảm được các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động ngân hàng: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro vốn,…

Lãi suất đầu vào bình quân Tổng số dư nguồn thứ i * Lãi suất huy động của nguồn thứ i Tổng số dư các nguồn vốn

Hoặc:

Lãi suất đầu vào bình quân = Σ (Tỷ trọng loại tiền gửi thứ i *Lãi suất loại tiền gửi i) Với i = 1-n

Như vậy, có thể với biểu lãi suất như nhau nhưng do khác nhau về tỷ trọng từng loại tiền gửi dẫn đến lãi suất huy động bình qn giữa các NHTM rất khác nhau. Chi phí huy động thấp là một trong những điều kiện cơ bản giúp NHTM tăng khả năng sinh lời nhưng ít gặp rủi ro. Ưu thế này thường gặp ở các NHTM hoạt động mạnh, trường vốn, có uy tín cao, năng lực quản trị của Ban Giám đốc tốt, nhân viên có chuyên môn giỏi, khả năng giải quyết vấn đề nhanh, thái độ phục vụ khách hàng lịch sự.

Vì vậy, các ngân hàng ln phấn đấu đạt được chi phí huy động bình quân hợp lý nhất, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cho vay, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay lớn nhất có thể và đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Hệ số đo lường an toàn vốn của ngân hàng CAR (Capital Adequacy Ratio hay còn gọi là hệ số COOKE tên của người thiết lập ra hệ số này):

Tháng 12/1987, một quy chế an toàn về vốn cho các ngân hàng đã được ủy ban Basle soạn thảo. Dự thảo bàn về nhiều vấn đề, trong đó có nêu ra chỉ số đo lường độ an tồn về vốn của các NHTM, cịn gọi là hệ số COOKE. Đến 1/1/1993 những yêu cầu mới về vốn này thực sự trở thành bắt buộc đối với các Ngân hàng.

Hệ số này được xác định theo cơng thức sau: Σ vốn tự có*100

Giá trị quy đổi của tài sản có rủi ro

Trong đó Σ giá trị quy đổi của tài sản có rủi ro = Σ (tài sản rủi ro nội bảng* Hệ số rủi ro) + Σ (Tài sản rủi ro ngoại bảng * Hệ số rủi ro).

Tài sản có rủi ro là những khoản mục tài sản có được phản ánh trong và ngồi bảng tổng kết tài sản có thể bị tổn thất trong q trình kinh doanh như:

H =

cho vay khơng thu hồi được vốn, ngân hàng phải trả tiền cho khách hàng được bảo lãnh, giá trị hạch tốn giảm, cơng ty được ngân hàng hùn vốn kinh doanh bị thua lỗ,…

Theo thông lệ quốc tế, ngân hàng đạt mức an tồn khi duy trì hệ số COOKE này trên 8%. Tuy nhiên, cho tới nay hầu hết các NHTM Việt Nam đều có hệ số COOKE vẫn ở mức thấp hơn quy định.

Khi vốn huy động tăng dẫn tới tổng tài sản của ngân hàng tăng, tuy nhiên nếu các ngân hàng không tăng vốn chủ sở hữu thì hệ số an tồn vốn giảm. Điều này cho thấy đồng thời với việc tăng cường vốn huy động các NHTM phải có kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại bidv chi nhánh hai bà trưng hà nội (Trang 26 - 28)