Lãi suất huy động vốn và cơ chế giá vốn FTP:

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại bidv chi nhánh hai bà trưng hà nội (Trang 59 - 61)

6. Cho vay ngoại tệ/Nguồn vốn ngoại tệ 113% 71% 334%

2.2.3.2. Lãi suất huy động vốn và cơ chế giá vốn FTP:

Lãi suất giữ vị trí quan trọng trong việc huy động vốn của NHTM, thông thường lãi suất huy động vốn càng cao thì doanh số huy động vốn được càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, khơng phải NH cứ thích huy động theo lãi suất bao nhiêu cũng được, mà lãi suất huy động còn phụ thuộc vào lãi suất cho vay và tình hình hoạt động kinh doanh của NH và các quy định của NHNN trong từng thời kỳ. Kể từ khi NHNN ban hành cơ chế lãi suất thoả thuận từ tháng 06/2002 (theo công văn số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/5/2002) thì lãi suất cho vay bằng đồng VND được xác định trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng. NHNN cũng sẽ tiếp tục công bố lãi suất cơ bản trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cho vay thương mại đối với nhóm khách hàng tốt nhất của nhóm TCTD được lựa chọn trong từng thời kỳ, để làm cơ sở tham khảo và định hướng lãi suất theo thị trường, phù hợp với quy định của Luật NHNN Việt Nam, đồng thời chủ động áp dụng các biện pháp để kiểm soát biến động của lãi suất thị trường, đảm bảo yêu cầu và mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh của cả hệ thống BIDV có hiệu quả, BIDV ln thực hiện việc điều hành cơ chế lãi suất linh hoạt, nhạy bén, phù hợp với tín hiệu của thị trường. Trong những năm gần đây, lãi suất trên thị trường biến động không ngừng, các NH, đặc biệt là các NHTM cổ phần, tham gia vào các cuộc chạy đua lãi suất để thu hút vốn TG nhàn rỗi trong xã hội. BIDV cũng sử dụng lãi suất như một công cụ huy động vốn với những chính sách riêng của mình.

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam là một NHTM nhà nước với hệ thống chi nhánh rộng lớn, có mặt tại mọi miền của đất nước. Từ đó phát

sinh ra một vấn đề chung là có những chi nhánh thừa vốn huy động nhưng cũng có những chi nhánh thiếu vốn huy động để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh. Để đảm bảo cho hoạt động thơng suốt của tồn hệ thống, hiện nay BIDV thực hiện cơ chế điều chuyển và tập trung vốn nội bộ. Có nghĩa là, tất cả các chi nhánh của BIDV trong cả nước khi huy động được bao nhiêu vốn sẽ thực hiện điều chuyển hết về Trung tâm vốn tại HO như một khoản TG và được hưởng một mức lãi suất theo quy định tại từng thời điểm. Đồng thời, khi các chi nhánh có nhu vốn để cho vay, thì chi nhánh sẽ thực hiện vay vốn của Trung tâm vốn cũng với một mức lãi suất đã được quy định. Mức lãi suất mà chi nhánh và Trung tâm vốn thực hiện áp dụng theo cơ chế định giá chuyển vốn nội bộ (viết tắt là FTP). Cơ chế này không áp dụng đối với một số trường hợp sử dụng vốn đặc biệt như là nguồn vốn tài trợ uỷ thác và những trường hợp được BIDV HO chấp nhận.

Như vậy, trong từng thời kỳ, Trung tâm vốn tại HO sẽ trách nhiệm phối hợp với các Ban của BIDV thảo luận, thống nhất đưa ra căn cứ xây dựng mức FTP, và tuỳ theo tình hình thị trường vốn để đưa ra mức FTP. Các chi nhánh căn cứ vào mức FTP đã được đưa ra, tình hình kinh doanh, nhu cầu về nguồn vốn và sử dụng vốn cũng như tình hình thị trường, để đưa ra mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay của chi nhánh mình trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, mức lãi suất mà chi nhánh đưa ra phải dựa trên nguyên tắc lãi suất huy động vốn phải nhỏ hơn hoặc bằng “FTP thu nhập” (là số tiền mà các đơn vị kinh doanh nhận được từ Trung tâm vốn do gửi nguồn vốn huy động được về Trung tâm vốn), và lãi suất cho vay phải lớn hơn hoặc bằng “FTP chi phí” (là số tiền mà các đơn vị kinh doanh phải trả cho Trung tâm vốn để được quyền sử dụng vốn). Như vậy, các chi nhánh huy động được càng nhiều vốn thì được hưởng FTP thu nhập càng lớn, và khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng, các chi nhánh cũng được hưởng phần thu nhập cho vay. Đây là một cơ chế

khuyến khích các chi nhánh tích cực thực hiện hoạt động huy động vốn, nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của mình, đồng thời cũng giúp các chi nhánh hạn chế được những rủi ro nhất định như rủi ro về lãi suất, rủi ro thừa hoặc thiếu vốn… Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng của các chi nhánh cũng được HO quy định về kế hoạch và hạn mức tín dụng trong từng năm tài chính.

Trên cơ sở thực hiện cơ chế FTP, trong thời gian vừa qua, CN HBT đã thực hiện tốt cơng tác nguồn vốn của mình. Trong từng thời kỳ, căn cứ vào tình hình huy động vốn, tình hình kinh doanh, tình hình thị trường, CN HBT đã ln cố gắng đưa ra được mức lãi suất hợp lý, có tính cạnh tranh cao và đóng vai trị là cơng cụ thể hiện chính sách của mình. Chính vì vậy, nguồn vốn huy động của CN HBT không những ổn định, mà ngày càng tăng mạnh trong những năm vừa qua, đặc biệt là năm 2007 số dư huy động vốn của CN HBT đã lên đến 19.281 tỷ đồng. CN HBT đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo điều hành trong công tác nguồn vốn của HO và kịp thời điều chỉnh lãi suất khi có sự thay đổi về giá vốn theo cơ chế FTP và sự biến động của thị trường. Đồng thời, CN HBT cũng chủ động tiếp cận, giữ vững quan hệ và vận động khách hàng đầu tư TG mới, tiếp tục đầu tư gửi tiền khi đến hạn với lãi suất hấp đẫn đối với từng nhóm khách hàng, đặc biệt là những khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng là các Tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty CK, công ty quản lý quỹ…

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại bidv chi nhánh hai bà trưng hà nội (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w