Đối với hoạt động của NHCSXH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ tồn đọng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 87 - 91)

5. Bố cục của luận văn

4.3.4. Đối với hoạt động của NHCSXH

- Đối với các xã đã có chất lượng tín dụng khá và tốt cần xây dựng kế hoạch duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng; Xây dựng Đề án củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng đối với xã có nợ quá hạn trên 2% . Với những xã có tỉ lệ nợ quá hạn trên 2% hoặc tỉ lệ nợ quá hạn dưới 2% nhưng có xu hướng nợ xấu phát sinh tăng, cần xây dựng phương án củng cố nâng cao chất lượng tín dụng riêng cho từng xã.

- Cần lập kế hoạch tín dụng chi tiết và giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch được duyệt một cách có hiệu quả.

- Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền/đào tạo cho cán bộ tổ chức Hội, đoàn thể, cán bộ Ban giảm nghèo để họ hiểu rõ nghiệp vụ ủy thác, thực hiện hiệu quả các hoạt động tín dụng chính sách tại địa phương.

- Chú trọng làm tốt công tác tham mưu (đặc biệt là tham mưu trong việc phân bổ vốn và điều chuyển vốn giữa các xã) hoặc chủ động điều chuyển khi được ủy quyền phân bổ.

- Chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với cấp ủy và chính quyền địa phương để tranh thủ được nguồn vốn của địa phương và tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác.

- Phát động phong trào thi đua trong toàn đơn vị.

Bài học của một số xã có chất lượng tín dụng tốt:

- Thực hiện kịp thời, công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách tại các Điểm giao dịch xã.

- Phát tờ rơi về “Một số điều cần lưu ý khi vay vốn NHCSXH” đến từng hộ vay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Chỉ đạo cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn tham gia họp với Tổ TK&VV, lập kế hoạch tham dự cuộc họp với các tổ yếu kém và trung bình trước. Lập kế hoạch hàng tháng tham dự họp với các Tổ TK&VV gửi chi nhánh tỉnh. Ban giám đốc đột xuất kiểm tra việc tham gia sinh hoạt tổ của cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn hoặc đột xuất kiểm tra tại các Điểm giao dịch.

- Trích quỹ khen thưởng của chi nhánh để khen thưởng các Tổ TK&VV hoạt động tốt.

- Khi kết thúc phiên giao dịch phải in sao kê nợ đến hạn tháng tới gửi cho Tổ trưởng Tổ TK&VV và các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác.

- Phân kỳ trả nợ theo kỳ con và theo dõi đôn đốc trả nợ sát sao theo kỳ con.

Với xã có NQH trên 2%:

- Xây dựng Đề án củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng đối với toàn xã (nếu chưa xây dựng).

- Thường xuyên tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, BĐD HĐQT chỉ đạo đôn đốc cán bộ giảm nghèo, các Hội đoàn thể nhận ủy thác, trưởng ấp, Tổ TK&VV, xây dựng đề án, phương án... thực hiện từng chỉ tiêu trong từng giai đoạn, giao chỉ tiêu tới Tổ TK&VV của các Hội, đoàn thể quản lý.

- Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát để thực hiện hiệu quả phương án/đề án đã được phê duyệt (nếu đã xây dựng xong).

- Thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ (chấn chỉnh, tăng cường, bố trí, sắp xếp cán bộ, luân chuyển cán bộ).

- Nghiêm túc chấp hành việc đánh giá xếp loại Tổ TK&VV 3 tháng/lần; coi việc củng cố Tổ TK&VV, xử lý nợ tại hộ vay là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.

Để các tổ chức Hội, đoàn thể làm tốt các nội dung công việc được ủy thác, sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương đối với các tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hội, đoàn thể nhận ủy thác là rất quan trọng. Vì vậy, xây dựng được mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương sẽ giúp NHCSXH huyện tranh thủ được sự chỉ đạo của UBND huyện, xã đối với Hội đoàn thể cấp huyện và cấp xã. Xây dựng được mối quan hệ tốt đối với chính quyền cấp huyện cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tranh thủ được nguồn vốn địa phương ủy thác cho NHCSXH để cho vay.

- Làm tốt hoạt động phối hợp với UBND huyện/xã, Hội đoàn thể nhận ủy thác, Tổ TK&VV:

Quá trình triển khai các chương trình tín dụng chính sách và hiệu quả của hoạt động ủy thác ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng trên địa bàn. Vì vậy, NHCSXH huyện cần phối hợp tốt với chính quyền địa phương, các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác và các Tổ TK&VV nhằm đảm bảo tất cả các công đoạn trong qui trình cho vay được triển khai một cách có chất lượng và hiệu quả để nâng cao chất lượng tín dụng trên toàn địa bàn huyện.

- Thực hiện tốt Điểm giao dịch và hoạt động của Tổ giao dịch lưu động tại xã: Hoạt động giao dịch tại các điểm giao dịch xã chiếm gần 90% hoạt động của hệ thống NHCSXH. Vì vậy, chất lượng của điểm giao dịch và hoạt động giao dịch lưu động tại xã đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. Để thực hiện tốt điểm giao dịch và hoạt động của Tổ giao dịch lưu động, cần chú trọng các giải pháp sau đây:

+ Rà soát để bố trí lịch giao dịch hợp lý theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả các phiên giao dịch. Trong các phiên giao dịch cố định cần bố trí đủ cán bộ và phương tiện làm việc cho phù hợp; chú ý bố trí số lượng cán bộ hợp lý theo từng phiên giao dịch, đồng thời bố trí thời gian giao dịch và giao ban cho hợp lý.

+ Nâng cao chất lượng giao ban: Tổ giao dịch lưu động phải chuẩn bị trước nội dung giao ban một cách kỹ càng, có thể kết hợp phổ biến văn bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ mới. Khi giao ban cần tập trung phân tích những vấn đề tồn tại, xác định rõ nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục. Tránh họp giao ban mang tính hình thức, không mang lại hiệu quả.

+ Giám đốc phải thường xuyên nắm bắt diễn biến nợ xấu, quá hạn: nắm bắt cụ thể nợ ở đâu, ai nợ, phân tích nguyên nhân của từng khoản nợ cho từng đối tượng vay để có giải pháp và kế hoạch thu hồi. Cần phải trực tiếp xuống tận cơ sở cùng với lãnh đạo xã tìm biện pháp thu hồi. Đặc biệt phải có trách nhiệm trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện phương án củng cố nâng cao chất lượng tín dụng đối với các xã có nợ quá hạn trên 2%. Nội dung phương án phải đánh giá hoạt động tín dụng trên địa bàn xã, xây dựng một số chỉ tiêu cơ bản để củng cố nâng cao chất lượng tín dụng. Giám đốc NHCSXH huyện phải phê duyệt phương án cấp xã sau khi thống nhất với Hội đoàn thể và UBND xã.

- Cần đặc biệt chú trọng thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, tránh kiểm tra hình thức vì đây là chìa khóa để kịp thời phát hiện ra các sai sót tồn tại để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời.

- Lãnh đạo NHCSXH huyện cần bố trí thời gian tham gia họp với các tổ TK&VV và kiểm tra đột xuất các phiên giao dịch để nắm bắt kịp thời tình hình và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những điểm tồn tại.

Với xã có NQH trên 2%:

- Xây dựng phương án và tổ chức thực hiện phương án nâng cao chất lượng tín dụng đối với các xã có nợ quá hạn trên 2% .

- Lãnh đạo phải tham dự giao ban với chính quyền xã 1 lần/1 tháng.

Bài học của một số xã, thị trấn có chất lượng tín dụng tốt:

- Yêu cầu các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác lập kế hoạch cụ thể để theo dõi và chỉ đạo các Tổ TK&VV đôn đốc hộ vay thực hiện trả nợ gốc khi đến hạn, trả lãi và gửi tiết kiệm hàng tháng. Kế hoạch này phải làm hàng tháng và phải gửi đến NHCSXH vào cuối mỗi tháng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Có khen thưởng đối với đơn vị, cá nhân phát hiện và thông báo cho NHCSXH biết các trường hợp chiếm dụng vốn của NHCSXH.

- Một số PGD đã phân công cả cán bộ kế toán phụ trách địa bàn.

Cán bộ tín dụng được giao phụ trách theo dõi địa bàn:

- Cán bộ tín dụng được giao phụ trách địa bàn cần phải thường xuyên sâu sát các Tổ TK&VV để kịp thời đôn đốc các hộ vay trả lãi và nợ gốc đến hạn đúng theo thỏa thuận cũng như nắm rõ tình hình để ngăn chặn và phát hiện sớm nguy cơ nợ quá hạn, và sớm có biện pháp tháo gỡ kịp thời.

- Gắn trách nhiệm cán bộ và việc đánh giá, xếp loại cán bộ với địa bàn phụ trách: Việc đánh giá xếp loại cán bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cán bộ NHCSXH. Vì vậy, đây sẽ là giải pháp hữu hiệu để tăng cường tính trách nhiệm của cán bộ được giao phụ trách địa bàn trong việc củng cố và duy trì chất lượng tín dụng tại địa bàn mình phụ trách.

- Tham gia sinh hoạt với các Tổ TK&VV (đặc biệt là các Tổ TK&VV xếp loại yếu kém và trung bình).

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ tồn đọng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)