Phương hướng thực hiện, phát triển mô hình trong thờ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ tồn đọng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 81 - 82)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2.Phương hướng thực hiện, phát triển mô hình trong thờ

- Tiếp tục tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện kịp thời củng cố, kiện toàn Ban đại diện HĐQT, Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng khi có sự thay đổi công tác của các thành viên.

- NHCSXH phát huy vai trò là cơ quan thường trực, thường xuyên tham mưu đổi mới phương pháp làm việc; duy trì các cuộc họp thường xuyên của Ban, đề nghị các cuộc họp đột xuất khi cần thiết. Sau mỗi kỳ họp cần có thông báo nghị quyết và tổ chức thực hiện tốt nghị quyết của các Ban chỉ đạo. Trực tiếp tham mưu cho trưởng Ban trong việc thực hiện nhiệm vụ của Ban; tham mưu họp Ban đột xuất vào thời điểm có nợ tồn đọng phát sinh cao; trực tiếp tham mưu về các biện pháp thực hiện thu hồi nợ tại địa bàn có phát sinh nợ tồn đọng lớn.

- Tham mưu phân công rõ ràng nhiệm vụ của từng thành viên các Ban chỉ đạo; phân công cán bộ Ngân hàng giúp việc các thành viên Ban chỉ đạo; thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các thành viên thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.

- Đối với Ban chỉ đạo giảm nghèo, Ban thu hồi nợ tồn đọng cấp xã: Tăng cường chất lượng hoạt động trực tiếp tại cơ sở; tiến hành họp định kỳ, ra nghị quyết để tổ chức thực hiện và chỉ đạo các tổ TK&VV, các đơn vị nhận ủy thác nâng cao năng lực hoạt động. Thường xuyên phối hợp với các tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hội, đoàn thể, chính quyền thôn, đài truyền thanh tuyên truyền về quyền lợi, nghĩa vụ của hộ vay đối với nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Thường xuyên báo cáo các khó khăn, vướng mắc, tồn tại với UBND cấp xã và Ban chỉ đạo thu hồi nợ cấp huyện để có biện pháp tháo gỡ.

- Cần xác định thực hiện tốt tất cả các công đoạn trong quá trình cho vay, gắn việc thực hiện tốt các khâu với công tác thu hồi nợ khi đến hạn. Đặc biệt chú trọng đến khâu bình xét, xác nhận đối tượng vay vốn; hạn chế tối đa việc cho các đối tượng không đủ điều kiện được vay vốn làm ảnh hưởng đến uy tín của nguồn vốn chính sách và gây tâm lý chống đối của hộ vay khác. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện kịp thời các biểu hiện xâm tiêu, chiếm dụng vốn để có biện pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ tồn đọng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 81 - 82)