5. Bố cục của luận văn
4.2.1. Quan điểm về mô hình, tổ chức, biện pháp nâng cao chất
dụng; giảm thiểu nợ tồn đọng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hiệp Hòa
- Nhất quán quan điểm mô hình tổ chức NHCSXH cấp huyện như hiện tại và bổ sung Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng vốn vay NHCSXH huyện; Ban thu hồi nợ tồn đọng cấp xã. Nâng cao chất lượng tham mưu của NHCSXH huyện để tăng cường tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền địa phương. Nâng cao hơn nữa nhận thức của nhân dân và chính quyền các cấp về chức năng, nhiệm vụ của tín dụng chính sách đối với công tác xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội trên địa bàn. Đưa hoạt động của Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng vốn vay NHCSXH trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các thành viên; Ban chỉ đạo trở thành công cụ đắc lực của UBND huyện trong công tác chỉ đạo, điều hành.
- Về cơ cấu, số lượng thành viên Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng cấp huyện: Đồng chí lãnh đạo thường trực UBND huyện phụ trách khối làm Trưởng ban, thành viên gồm có lãnh đạo 04 ngành nội chính gồm: Công an huyện, Tòa án nhân dân huyện, Viện kiểm sát nhân dân huyện, Chi cục Thi hành án dân sự huyện; lãnh đạo các ngành có liên quan: Đài Truyền thanh huyện, Phòng LĐTBXH huyện, 04 đơn vị nhận ủy thác cho vay, Phòng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ TCKH huyện và Lãnh đạo NHCSXH. Ngoài ra, NHCSXH cần thành lập tổ giúp việc Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng cấp huyện để cung cấp số liệu và tham mưu các vấn đề liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ của NHCSXH. Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện và thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc UBND, Ban chỉ đạo giảm nghèo các xã, thị trấn, các đơn vị nhận uỷ thác, các Tổ tiết kiệm và vay vốn và hộ vay chấp hành nghĩa vụ trả nợ nhà nước, giảm thiểu nợ tồn đọng tín dụng chính sách trên địa bàn.
- Về Ban thu hồi nợ tồn đọng cấp xã: Tùy theo địa bàn và con người cụ thể, Chủ tịch UBND xã quy định số lượng thành viên cụ thể nhưng nên có các thành phần sau: Chủ tịch UBND xã làm trưởng Ban, thành phần khác gồm lãnh đạo các Hội nhận ủy thác cho vay, công an xã, Cán bộ Văn phòng, Cán bộ LĐTBXH, Trưởng cấp thôn.
- Về cơ chế phối hợp, chỉ đạo thực hiện công tác thu hồi nợ tồn đọng: UBND huyện chỉ đạo sự phối hợp giữa Ban đại diện HĐQT, Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng với các cấp, các ngành, UBND các xã, thị trấn. NHCSXH là cơ quan chuyên môn trực tiếp tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện về công tác chỉ đạo, điều hành; thường trực của Ban đại diện HĐQT và Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng.
- Nâng cao trách nhiệm của Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trong việc chỉ đạo Ban chỉ đạo giảm nghèo, Ban thu hồi nợ tồn đọng, các đơn vị nhận ủy thác, các tổ TK&VV tác nghiệp. Phát huy vai trò giám sát của trưởng thôn, xóm, ấp, khu phố. Đưa chỉ tiêu chất lượng tín dụng của NHCSXH làm một tiêu chí để đánh giá, chấm điểm UBND xã và Chủ tịch UBND xã.
- Tăng cường vai trò chủ quản, thường trực của NHCSXH trong việc làm đầu mối tham mưu cho cấp chính quyền, phối hợp với các đơn vị nhận ủy thác, UBND cấp xã và các ban, nghành liên quan. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, phong cách phục vụ, chất lượng giao dịch; tăng cường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của ngành tới quần chúng nhân dân. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa từ xa các trường hợp có dấu hiệu xâm tiêu, chiếm dụng vốn.
- Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị nhận ủy thác là 04 tổ chức chính trị - xã hội từ cấp huyện tới cơ sở. Phát huy sức mạnh của mạng lưới tổ TK&VV tại địa bàn cấp thôn; coi tổ TK&VV là hạt nhân, quyết định hiệu quả thu hồi nợ tồn đọng.