Những mặt làm được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ tồn đọng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 64 - 68)

5. Bố cục của luận văn

3.5.1.Những mặt làm được và nguyên nhân

- Tỉ lệ nợ quá hạn và lãi tồn đọng thấp; một số xã có tỉ lệ nợ quá hạn rất thấp (dưới 0,5%) và duy trì được chất lượng tín dụng tốt qua nhiều năm.

- Số Tổ TK&VV xếp loại kém rất ít, đa số các xã không có tổ nào, tỷ lệ tổ TK&VV đạt loại tốt và khá chiếm trên 90% tổng số tổ.

- Không có xã nào có tỷ lệ nợ quá hạn trên 2% phải xây dựng phương án nâng cao chất lượng tín dụng theo sự chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam.

- Nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng không phát sinh mới và có chuyển biến giảm đi do công tác thông tin, tuyên truyền đến người dân được nâng cao và NHCSXH huyện có các biện pháp đôn đốc, xử lý tích cực, hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Về phía NHCSXH:

* Công tác chỉ đạo điều hành:

- Đơn vị thực hiện tốt việc phân công trách nhiệm giữa các thành viên trong Ban giám đốc; phân công cán bộ lãnh đạo theo dõi, chỉ đạo hoạt động tại các xã, thị trấn.

- Ban Giám đốc có cơ chế thường xuyên bám sát địa bàn và phối hợp với các đơn vị nhận ủy thác cấp huyện, UBND cấp xã để xử lý các vấn đề liên quan đến chất lượng tín dụng; bám sát các địa bàn có tỷ lệ nợ tồn đọng cao.

* Năng lực làm việc và tinh thần trách nhiệm của cán bộ:

- Năng lực của cán bộ lãnh đạo tốt, tinh thần trách nhiệm cao, thường xuyên kiểm tra đột xuất các điểm giao dịch.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng làm việc của cán bộ tác nghiệp tốt; cán bộ phụ trách địa bàn am hiểu địa phương, tổ chức Hội, đoàn thể và các tổ TK&VV. Nhiều cán bộ trong quá trình tác nghiệp trực tiếp tại địa bàn đã xử lý kịp thời, hiệu quả các nghiệp vụ phát sinh. Chẳng hạn: Giải thích rõ ràng, chính xác những thắc mắc của tổ trưởng tổ TK&VV về chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.

* Về hoạt động của PGD và Tổ giao dịch lưu động tại Điểm giao dịch xã:

- Đơn vị đã triển khai kịp thời những văn bản mới của Trung ương, của chi nhánh tỉnh; đôn đốc các tổ chức Hội, đoàn thể, các xã, phường, thị trấn triển khai kịp thời để đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm và chỉ tiêu đề ra trong từng giai đoạn.

- Các điểm giao dịch xã đều công khai các chính sách tín dụng, dư nợ, nội quy giao dịch, hòm thư góp ý.

- Thực hiện giao dịch theo qui định, có họp giao ban với các Hội đoàn thể và Tổ TK&VV.

- Làm tốt công tác chuẩn bị trước khi đi giao dịch. Nhờ vậy quá trình giao dịch đã diễn ra nhanh, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của đơn vị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Các tổ giao dịch lưu động đã chuẩn bị tốt nội dung giao ban, đảm bảo giao ban có chất lượng, khắc phục được những tồn tại, đóng góp đến việc nâng cao chất lượng tín dụng của PGD.

- Kết quả giao dịch và giao ban đạt cao: tỷ lệ giải ngân, thu nợ, thu lãi ở một số xã đạt khá cao (giải ngân đạt trên 90%, thu nợ đạt gần 90%, thu lãi đạt gần 100%).

* Về công tác tham mưu và phối kết hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương:

- Tham mưu cho UBND huyện cân đối ngân sách, bố trí nguồn vốn để ủy thác qua NHCSXH cho vay.

- Chủ động tham mưu cho Ban đại diện HĐQT và chính quyền các cấp trong việc phân bổ nguồn vốn, chỉ đạo đôn đốc các tổ chức Hội, đoàn thể và tổ TK&VV làm tốt hoạt động ủy thác.

- Tham mưu, phối hợp tốt và kịp thời xử lý nợ xấu, nợ chây ỳ như: Có đánh giá nhận xét từng món vay của từng tổ, từng Hội, đoàn thể quản lý.

- Tham mưu những nội dung công việc tại các xã chưa thực hiện, nhất là xử lý nợ xấu, hộ vay chây ỳ, thực hiện chỉ tiêu phương án giảm thiểu nợ xấu.

- Đôn đốc UBND các xã, phường, thị trấn để chỉ đạo duy trì thường xuyên các cuộc họp giao ban hàng tháng, nắm bắt, thu thập thông tin về tình hình trả nợ, trả lãi cũng như sử dụng vốn vay một cách hiệu quả và kịp thời.

- Duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, đài phát thanh về chính sách chủ trương của Đảng, Nhà nước... nêu gương những hộ vay làm tốt, thông báo danh sách những hộ vay chây ỳ không chịu trả lãi, trả gốc cho ngân hàng.

* Công tác tập huấn cho cán bộ địa phương, Tổ TK&VV và tổ chức Hội đoàn thể:

Đơn vị đã lập kế hoạch tập huấn cho cán bộ Hội đoàn thể phụ trách, cán bộ giảm nghèo xã, trưởng thôn (ấp), ban quản lý tổ TK&VV ít nhất một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ năm một lần. Kiến nghị với địa phương cố gắng ổn định tổ chức, hạn chế việc luân chuyển cán bộ để giảm tải việc đào tạo bổ sung đồng thời nâng cao được chất lượng hoạt động ủy thác do năng lực cán bộ Hội, đoàn thể trực tiếp thực hiện các hoạt động ủy thác được cải thiện khi tích lũy được kinh nghiệm từ trải nghiệm thực tiễn.

Đối với Ban đại diện HĐQT:

- Ban đại diện HĐQT đã họp đúng định kỳ; chỉ đạo đôn đốc các Hội đoàn thể thực hiện tốt một số nội dung công việc ủy thác như đôn đốc việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc Tổ trưởng Tổ TK&VV về thu lãi, đôn đốc việc trả nợ của các hộ vay, thu tiết kiệm của tổ viên; nắm bắt thông tin nhu cầu về nguồn vốn; việc sử dụng vốn, những phát sinh của hộ vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ban đại diện HĐQT đã chỉ đạo Hội đoàn thể nhận ủy thác và cán bộ ngân hàng xử lý kịp thời những vấn đề nảy sinh trong khi triển khai tín dụng chính sách tại địa phương.

Đối với các tổ chức Hội:

- Tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác ở nhiều địa phương đã phân công trách nhiệm cụ thể trong Ban thường vụ Hội, phân công cụ thể cán bộ chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động ủy thác của NHCSXH.

- Hội đoàn thể nhận ủy thác các cấp ở nhiều nơi đã có chương trình/kế hoạch hoạt động theo nghiệp vụ ủy thác.

- Ở một số địa phương, Hội đoàn thể đã làm tốt các nội dung công việc nhận ủy thác như:

+ Công tác bình xét cho vay tại tổ theo đúng quy trình, thực hiện công khai, dân chủ công tác xử lý nợ tại tổ thôn/ấp và đối với các hộ vay.

+ Nhiều tổ chức Hội nhận ủy thác đã thường xuyên lồng ghép tuyên truyền công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao công nghệ vật nuôi cây trồng đến tận hộ vay.

+ Đơn vị đã và đang làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, trước, trong và sau khi cho vay. Điều này đã tạo dựng thói quen hướng cho hộ vay làm giầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tại quê hương, có ý thức trả lãi, trả nợ ngân hàng, không trông chờ ỷ lại. Nhiều nơi đã hướng dẫn các Tổ TK&VV bầu chọn được những người có tâm huyết, nhiệt tình vào Ban quản lý (BQL) tổ nên chất lượng hoạt động của nhiều tổ rất tốt.

+ Ở một số địa phương, các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác đã thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc BQL tổ trong việc thu lãi, đôn đốc hộ vay trả nợ đúng hạn, làm tốt công tác xử lý nợ bị rủi ro khi có phát sinh.

Đối với các Tổ TK&VV:

- Ban quản lý tổ (đặc biệt là tổ trưởng) đã kiên trì hướng dẫn hộ vay, không làm thay làm hộ vay.

- Nhiều tổ đã thu lãi tốt (thu róc lãi), thu tiền tiết kiệm đầy đủ theo đúng qui ước của tổ, đã đôn đốc tốt việc trả nợ gốc (nhất là việc thu nợ dứt điểm theo kỳ con).

- Số tổ thực hiện gửi tiền tiết kiệm chiếm tỉ lệ rất cao (gần 100%).

Việc chỉ đạo của chính quyền địa phƣơng đối với các tổ chức Hội đoàn thể:

- Nhiều địa phương, chính quyền cấp cơ sở đã quan tâm, sát sao trong việc chỉ đạo các Hội, đoàn thể nhận ủy thác thực hiện tốt các nội dung công việc theo hợp đồng đã thỏa thuận với NHCSXH.

- Ở một số địa phương, chính quyền đã thể hiện trách nhiệm cao trong rà soát phân loại và cập nhật các đối tượng chính sách, xác nhận chính xác các hộ được bình xét cho vay, đảm bảo cho vay đúng đối tượng thụ hưởng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của NHCSXH.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ tồn đọng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 64 - 68)