Dư nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ tồn đọng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 49 - 97)

5. Bố cục của luận văn

2.3.5.Dư nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng

- Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền bị xâm tiêu, chiếm dụng của đơn vị ở từng thời kỳ khác nhau.

- Công thức tính: Dx = Σ Kxi Trong đó:

+ Dx: Tổng dư nợ bị xâm tiêu chiếm dụng tại thời điểm tính.

+ Kxi: Dư nợ của khế ước bị xâm tiêu, chiếm dụng cùng thời điểm được hạch toán vào tài khoản "Nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng".

- Đơn vị tính: Đồng, Nghìn đồng.

2.3.6. Hiệu quả thu nợ tồn đọng

- Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ các chỉ tiêu đã nêu ở trên. Mỗi chỉ tiêu đều ảnh hưởng đến hiệu quả thu hồi nợ tồn đọng và chất lượng tín dụng nói chung. Hoạt động của Ngân hàng phải đảm bảo các chỉ tiêu ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trong mức cho phép và có mối liên hệ biện chứng với nhau. Ví dụ: Nợ quá hạn và nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng tăng thì lãi tồn đọng tăng và ngược lại lãi tồn đọng lớn thì nguy cơ nợ quá hạn tăng cao.

Chỉ tiêu hiệu quả thu nợ tồn đọng phản ánh Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đồng bộ hoặc đơn lẻ các biện pháp để thu hồi được nợ. Các nhân chỉ tiêu đánh giá nợ tồn đọng càng giảm thì khẳng định hiệu quả thu hồi nợ tồn đọng càng cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ THU HỒI NỢ TỒN ĐỌNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN HIỆP HOÀ 3.1. Đặc điểm, tình hình hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hiệp Hoà

3.1.1. Tổng quan về tình hình kinh tế, xã hội huyện Hiệp Hoà

Hiệp Hoà là một huyện trung du của tỉnh Bắc Giang, có 26 đơn vị hành chính bao gồm 25 xã và 01 thị trấn, có diện tích đất tự nhiên là 20.108 ha, trong đó đất nông nghiệp là 11.597 ha; dân số 217.430 người, 53.973 hộ, số hộ nghèo theo tiêu chí mới là 4.263 hộ chiếm tỷ lệ 7,9% tổng số hộ trong toàn huyện.

Hiệp Hòa chủ yếu sản xuất lương thực, rau màu, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Nhờ hệ thống mương máng người dân có thể trồng hai vụ lúa và một vụ hoa màu trong một năm.Trong những năm gần đây Hiệp Hòa đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng các cụm công nghiệp nhằm thu hút đầu tư, nâng cấp hệ thống chợ nông thôn để phát triển thương mại.

Giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng trên địa bàn huyện đạt trên 200 triệu USD. Một số ngành công nghiệp thế mạnh của huyện là may mặc, bia hơi, khai thác cát sỏi, gạch. Hiện huyện đã quy hoạch được 7 cụm công nghiệp, trong đó có 4 cụm đã được đưa vào sử dụng với tổng diện tích 124,5 ha.

3.1.2. Tình hình hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Hiệp Hoà Hiệp Hoà

Đến thời điểm 31/12/2012, trên địa bàn huyện thực hiện 06 chương trình cho vay. Tổng dư nợ đến thời điểm 31/12/2012 là 313.049 triệu đồng, với 17.784 hộ vay vốn; trong đó:

- Dư nợ cho vay hộ nghèo là 111.656 triệu đồng với 10.795 hộ, mức nợ bình quân 10,3 triệu đồng/hộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Dư nợ cho vay Học sinh - Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thông qua hộ gia đình là 173.420 triệu đồng, với 7.819 hộ, mức dư nợ bình quân là 22,18 triệu đồng/hộ.

- Dư nợ cho vạy Giải quyết việc làm là 6.254 triệu đồng, với 314 hộ, mức dư nợ bình quân là 19,9 triệu đồng/hộ.

- Dư nợ cho vay các Đối tượng chính sách khác đi lao động có thời hạn ở nước ngoài là 1.006 triệu đồng, 46 hộ còn dư nợ.

- Dư nợ cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường là 11.998 triệu đồng, có 2.213 hộ còn dư nợ, mức dư nợ bình quân 5,4 triệu đồng/hộ.

- Dư nợ cho vay Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ là 5.624 triệu đồng, có 703 hộ còn dư nợ, mức dư nợ bình quân 8 triệu đồng/hộ, 100% hộ vay đủ điều kiện đã làm thủ tục đều được giải quyết cho vay.

Nhìn chung, công tác cho vay tại địa bàn những năm qua đạt được tốc độ tăng trưởng khá là do có sự quan tâm, tạo điều kiện về vốn từ nguồn vốn Ngân sách trung ương, Ngân sách tỉnh. Hoạt động của NHCSXH được sự quan tâm, vào cuộc của các cấp uỷ, chính quyền địa phương; được sự đồng tình, ủng hộ của nhân và có sự phối hợp chặt chẽ giữa NHCSXH huyện và các đơn vị nhận uỷ thác.

* Kết quả cho vay như sau 10 năm:

- Doanh số cho vay: 469.542 trđ. - Doanh số thu nợ: 131.089 trđ.

- Dư nợ đến 31/12/2012: 313.049 trđ, so với năm 2003 tăng 305.930 trđ.

3.1.3. Một số hoạt động nghiệp vụ đặc trưng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hiệp Hoà hội huyện Hiệp Hoà

- NHCSXH huyện Hiệp Hòa là đơn vị có dư nợ chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn lớn nhất tỉnh Bắc Giang và là một trong những huyện có dư nợ chương trình này cao nhất toàn quốc. Thời điểm 31/12/2012 dư nợ của chương trình này là 173.420 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 55% tổng dư nợ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Dư nợ bình quân / 01 cán bộ của NHCSXH huyện Hiệp Hòa là trên 31 tỷ đồng, bình quân mỗi cán bộ trong biên chế quản lý trên 1.700 hộ vay. Với những số liệu trên, khối lượng công việc của cán bộ NHCSXH huyện Hiệp Hòa lớn hơn gấp 2 lần mức bình quân của cán bộ NHCSXH trên cả nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Theo quy chế hoạt động và các quy định của nhà nước, hoạt động của NHCSXH các cấp không có Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng. Tuy nhiên, tại huyện Hiệp Hòa, NHCSXH huyện đã tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng cấp huyện và chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng vốn vay NHCSXH trên địa bàn.

- Tuy nhiên, là huyện Trung du, không có dân tộc thiểu số và vùng khó khăn nên NHCSXH huyện chỉ thực hiện 06/19 chương trình cho vay của NHCSXH.

3.2. Tình hình nợ tồn đọng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hiệp Hoà Hiệp Hoà

3.2.1. Nợ quá hạn

- Phân tích chỉ tiêu nợ quá hạn tại bất kỳ đơn vị cho vay nào của Ngân hàng Chính sách xã hội ta cần phân chia làm 02 giai đoạn: Giai đoạn 2003 - 2008 là giai đoạn mới thành lập, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ cho vay, chưa đặt ra áp lực thu nợ và giai đoạn sau 2008 là giai đoạn bước vào quá trình thu hồi nợ. Tuy nhiên, với việc thực hiện Quyết định số 157/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2007 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên thì giai đoạn thu hồi nợ của NHCSXH bắt đầu tăng về khối lượng kể từ năm 2013.

- Nợ quá hạn của NHCSXH Hiệp Hòa thời điểm từ 2008 trở về trước chủ yếu là nợ quá hạn nhận bàn giao từ Kho bạc nhà nước huyện và Ngân hàng NN&PTNT huyện, một phần nợ quá hạn là do nhận bàn giao từ NHCSXH tỉnh chuyển về.

Diễn biến nợ quá hạn tại NHCSXH huyện Hiệp Hòa kể từ khi mới thành lập cụ thể như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1: Diễn biến nợ quá hạn theo thời kỳ

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm thực hiện Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Dư nợ 24,727 28,415 32,145 41,995 65,982 116,866 175,713 227,261 290,359 313,049 Nợ quá hạn 39 421 485 632 614 965 987 1,069 1,269 1,219 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0,15 0,14 1,5 1,5 0,93 0,83 0,56 0,47 0,44 0,39

(Nguồn: NHCSXH huyện Hiệp Hòa từ năm 2003 đến 2012)

Có thể thấy, ngoài 02 năm đầu tiên chỉ thực hiện nghiệp vụ cho vay là chính, NHCSXH huyện Hiệp Hòa chỉ có nợ quá hạn ở các dự án cho vay giải quyết việc làm nhận bàn giao từ Kho bạc nhà nước huyện. Từ năm 2005 trở đi, nợ quá hạn liên tục tăng về số tuyệt đối nhưng tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm đi do dư nợ tăng lên tương đối nhanh.

3.2.2. Lãi tồn đọng

Trước năm 2009, lãi tồn đọng tại NCHSXH huyện Hiệp Hòa tập trung ở các chương trình cho vay không có thời gian ân hạn trả lãi. Trong đó, chủ yếu tập trung ở chương trình cho vay hộ nghèo. Chương trình cho vay Giải quyết việc làm, thời gian đầu mới thành lập mặc dù có dư nợ rất nhỏ bé nhưng tỷ lệ dư nợ tồn đọng lãi rất lớn, thời gian tồn lãi kéo dài ở hầu hết các món vay do dư nợ của chương trình này thời gian đầu là do nhận bàn giao từ kho bạc nhà nước hoặc do NHCSXH cho vay trực tiếp; không áp dụng việc ủy thác, ủy nhiệm cho vay. Chương trình cho vay nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn mặc dù có lãi suất cao (0,9%) nhưng đối tượng cho vay đại trà nên tỷ lệ tồn đọng lãi không lớn. Chương trình cho vay XKLĐ có tồn tại lãi tồn ở một số khế ước cục bộ.

Từ năm 2009 đến nay, áp lực thu lãi của NHCSXH tập trung chủ yếu vào chương trình cho vay HSSV do chương trình này có thời gian ân hạn trả lãi trong suốt thời gian HSSV theo học và sau khi ra trường được 01 năm. Khi bắt đầu có HSSV ra trường và phải trả lãi phân bổ thì việc thu hồi lãi gặp nhiều khó khăn do lượng lãi phát sinh tương đối lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tuy nhiên, thời gian đầu do NHCSXH tập trung thực hiện công tác cho vay và đôn đốc thu lãi nên tỷ lệ thu lãi tương đối lớn và đạt kết quả cao. Áp lực với lãi tồn của NHCSXH Hiệp Hòa chỉ trở nên lớn kể từ khi đơn vị bước vào thời kỳ nợ đến hạn ồ ạt, các nguồn lực về con người tập trung vào nhiều nội dung công việc. Số liệu lãi tồn cụ thể của đơn vị qua các năm như sau:

Bảng 3.2: Diễn biến lãi tồn đọng

Đơn vị tính: Triệu đồng Thời điểm 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 30/9/2013 Dƣ nợ 175,713 227,261 290,359 313,049 314,525 Lãi tồn đọng 2.113 3.624 5.954 4.876 2.371 Trong đó: Lãi tồn HSSV 1.008 1.976 3.845 3.914 1.879

(Nguồn: NHCSXH huyện Hiệp Hòa từ 2009 đến 30/9/2013)

Có thể thấy, với dư nợ tăng lên hàng năm, lượng lãi tồn của NHCSXH Hiệp Hòa cũng lớn dần. Tốc độ tăng lên của lãi tồn đọng chủ yếu chịu sự chi phối của lãi tồn đọng chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Từ năm 2012 trở về đây, do đơn vị áp dụng một số nghiệp vụ và sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, tỷ lệ lãi tồn đang được khống chế và có xu hướng giảm dần.

3.2.3. Nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng

Nợ bị chiếm dụng, xâm tiêu của NHCSXH tập trung ở chương trình cho vay hộ nghèo theo hai dạng chính: Nợ nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cho vay theo Dự án SUCK.

Các trường hợp xâm tiêu, chiếm dụng vốn đều do cán bộ hội nhận ủy thác hoặc tổ trưởng tổ TK&VV. Nguyên nhân chính làm phát sinh nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng là do phương pháp quản lý vốn chưa chặt chẽ của cho vay hộ nghèo trước đây và cho vay theo dự án SUCK. Các món giải ngân đều ủy nhiệm công đoạn phát tiền vay cho tổ trưởng; công tác kiểm tra, đối chiếu,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ giám sát của Ngân hàng còn nhiều hạn chế dẫn đến cán bộ hội và tổ trưởng xâm tiêu tiền của hộ vay ngay từ khâu giải ngân. Diễn biến nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng như sau:

Bảng 3.3: Diến biến nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm thực hiện Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Dư nợ 24,727 28,415 32,145 41,995 65,982 116,866 175,713 227,261 290,359 313,049 Nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng 0 96 108 105 135 127 127 127 103 86

Nguồn: NHCSXH huyện Hiệp Hòa từ năm 2003 đến năm 2012

3.3. Mô hình, nội dung thu hồi nợ tồn đọng đƣợc áp dụng tại NHCSXH huyện Hiệp Hoà

3.3.1. Vai trò của Chính quyền các cấp

3.3.1.1. Công tác tham mưu của Ngân hàng Chính sách xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xét trên khía cạnh cơ cấu tổ chức của bộ máy chính trị, NHCSXH huyện được coi là một ngành thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, phục vụ tín dụng cho các đối tượng chính sách, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Thực tế cho thấy, thời gian mới thành lập, NHCSXH huyện chưa có hình ảnh và được ghi nhận kể cả đối với các cấp chính quyền địa phương và nhân dân. Sau thời gian 10 năm hoạt động, dư nợ của đơn vị lớn dần lên, phục vụ một lượng lớn khách hàng trên địa bàn. Hình ảnh của NHCSXH huyện từng bước được cải thiện trong con mắt chính quyền và nhân dân.

Trong quá trình hoạt động, NHCSXH thường xuyên bám sát, tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ của chính quyền cấp huyện, cấp xã để gắn nhiệm vụ thu hồi nợ nguồn vốn chính sách vào nhiệm vụ chung của các cấp chính quyền. Ở cấp huyện, nội dung tăng cường sức mạnh của hệ thống chính trị được thống nhất thông qua các cuộc họp của Ban đại diện HĐQT, nơi đồng chí Trưởng Ban là lãnh đạo của UBND huyện và thành viên là lãnh đạo của các cơ quan, đơn vị thuộc huyện. Sau thời gian dài có sự tham mưu, chỉ đạo của Ban đại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ diện HĐQT NHCSXH huyện, Chủ tịch UBND huyện đã ra Quyết định riêng có thành lập Ban chỉ đạo thu hồi nợ vốn vay NHCSXH huyện và chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thành lập Ban thu hồi nợ tồn đọng cấp xã.

3.3.1.2. Công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện.

UBND huyện giao cho đồng chí Phó Chủ tịch thường trực kiêm Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện, Trưởng Ban chỉ đạo thu hồi nợ quá hạn vốn vay NHCSXH và trực tiếp phụ trách, theo dõi hoạt động của NHCSXH huyện. UBND huyện chỉ đạo hoạt động của NHCSXH trong các lĩnh vực như phân bổ nguồn vốn đến các địa phương, thực hiện sự chỉ đạo của chính quyền cấp trên về hoạt động tín dụng chính sách, chỉ đạo bình xét, xác nhận đối tượng vay vốn; trực tiếp chỉ đạo Ban đại diện HĐQT NCHSXH huyện, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra; Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở ...

NHCSXH huyện là đơn vị chuyên môn thường trực, trực tiếp tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện về công tác chỉ đạo, điều hành các cơ quan, đơn vị, UBDN các xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụ triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn. Trong thời gian gần đây, do có sự tham mưu tích cực, trực tiếp của NHCSXH; công tác chỉ đạo của UBND huyện đã bám sát hơn tới cơ sở, giúp cho việc thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn đồng bộ, dư nợ tín dụng chất lượng tín dụng và chất lượng tín dụng ngày càng tăng.

3.3.1.3. Công tác chỉ đạo, thực hiện của UBND cấp xã.

UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã bám sát sự chỉ đạo của UBND huyện, Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng vốn vay NHCSXH, Ban đại

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ tồn đọng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 49 - 97)