Những tồn tại và nguyên nhân làm hạn chế chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ tồn đọng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 68 - 97)

5. Bố cục của luận văn

3.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân làm hạn chế chất lượng tín dụng

- Thực trạng thời gian qua cho thấy vấn đề nợ quá hạn còn tiềm ẩn, tồn tại ngay cả với một số xã có chất lượng tín dụng tốt.

- Việc lập hồ sơ và xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan còn chưa kịp thời. Một số nơi hộ vay thực sự bị rủi ro do dịch bệnh cây trồng vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nuôi hoặc do thiên tai hạn hán nhưng việc tập hợp hồ sơ còn chậm trễ, dẫn đến việc xử lý nợ bị rủi ro chậm, gây nhiều khó khăn cho hộ vay.

- Một số xã có tỷ lệ nợ quá hạn còn cao, kéo dài không được xử lý. - Một số xã lãi chưa thu còn tồn đọng một tỷ lệ tương đối cao so với tổng dư nợ.

- Vấn đề chiếm dụng vốn của cán bộ Hội, đoàn thể và Tổ TK&VV vẫn còn chưa được xử lý dứt điểm, ngay cả với xã có chất lượng tín dụng tốt. Tỉ lệ vốn bị chiếm dụng ở một số xã có chất lượng tốt đôi khi còn cao hơn cả đối với xã có chất lượng tín dụng trung bình.

Về phía NHCSXH:

* Công tác tổ chức điều hành:

- Số lượng cán bộ trong biên chế còn thiếu so với yêu cầu thực tế. Số cán bộ ở Phòng giao dịch bình quân trên toàn quốc là 11, với dư nợ bình quân dưới 200 tỷ đồng nhưng với dư nợ trên 300 tỷ, thời gian kéo dài NHCSXH Hiệp Hòa chỉ có 10 cán bộ trong biên chế.

* Trình độ năng lực và tinh thần trách nhiệm trong công việc của cán bộ:

- Chất lượng cán bộ tác nghiệp còn hạn chế như việc nắm bắt văn bản chưa kịp thời nên việc xử lý tình huống nảy sinh khi giao dịch chưa hiệu quả. Hoặc hiểu chưa rõ một số qui định nên dẫn đến các sai sót khi kiểm tra hồ sơ cho vay. Đặc biệt là nghiệp vụ thẩm định tín dụng ở nhiều chi nhánh còn hạn chế nên lập phiếu thẩm định còn sai sót.

- Việc hướng dẫn nghiệp vụ và cách ứng xử của một số cán bộ khi đi giao dịch xã chưa tốt như không trả lời, không giải đáp hoặc không hướng dẫn cho tổ trưởng hoặc hộ vay về đăng ký trả lãi hoặc không hướng dẫn rõ hộ vay để làm thủ tục xin gia hạn nợ. Vì vậy BQL tổ không hiểu rõ cách làm khi hộ vay thu lãi, hoặc làm hộ vay lúng túng khi làm thủ tục xin gia hạn nợ, cách trả lãi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Ví dụ: Việc đăng ký trả lãi theo tháng của chương trình HSSV có hoàn cảnh khó khăn hoặc việc xử lý tình huống hộ vay chương trình HSSV chưa đăng ký trả lãi theo tháng và chưa có sao kê trên mẫu 13/TD nhưng vẫn trả lãi theo tháng.

- Cán bộ tổ giao dịch lưu động còn chưa nghiêm túc thực hiện triệt để qui định của hệ thống như việc thu nợ gốc của một số tổ trưởng.

- Tính chủ động của cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn còn hạn chế. Ví dụ: có một số nơi số lượng thành viên của một số Tổ TK&VV lên tới gần 100 nhưng vẫn không chủ động phối hợp với Hội cấp xã và Tổ TK&VV để chia tách tổ.

* Về hoạt động của Tổ giao dịch lưu động tại Điểm giao dịch xã:

- Trong một số phiên giao dịch, cán bộ được giao nhiệm vụ còn phát hành biên lai thu lãi chưa kịp thời.

- Giao biên lai không cho Tổ TK&VV ký nhận hoặc không thu lại biên lai chưa thu được lãi của tổ. Điều này có thể dẫn đến không kiểm soát được số tiền lãi mà tổ thu được và tiềm ẩn nguy cơ chiếm dụng lãi thu được của BQL Tổ TK&VV.

- Vẫn còn trường hợp BQL thu nợ gốc.

- Mẫu biểu 13/TD có BQL ghi số tiền không chính xác (Ví dụ: 10.000 đồng thì ghi số 10) nhưng cán bộ giao dịch vẫn không hướng dẫn ghi lại hoặc không yêu cầu BQL tổ ghi đúng số tiền tổ viên nộp. Có BQL tổ thu lãi của tổ viên có chữ ký nhưng lại không ghi số tiền mà chỉ ghi tổng số lãi thu được. Cán bộ kế toán của Tổ giao dịch lưu động vào Chương trình phần mềm KTGD theo số tiền ghi của từng tổ viên theo bảng kê 13/TD, chênh lệch tổng số tiền thu giữa bảng kê 12/TD và 13/TD không được phát hiện và thông báo với BQL tổ, đến tháng sau khi tổ viên thắc mắc mới xử lý vấn đề.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Có Tổ TK&VV đăng ký miệng với Tổ giao dịch lưu động về một số hộ trả lãi vay Chương trình HSSV có hoàn cảnh khó khăn theo tháng nhưng số lãi phải thu chưa được cập nhật lên bảng 13/TD, BQL tổ vẫn thu. Tổ giao dịch đã không giải thích rõ cách thức tiến hành để số lãi phải thu được cập nhật lên bảng 13/TD của tháng tiếp theo.

- Việc kiểm quỹ khi kết thúc giao dịch tại xã không có sự tham gia của Tổ trưởng tổ giao dịch lưu động vì việc họp giao ban được tổ chức đồng thời với việc kiểm quỹ. Điều này có thể dẫn đến hệ quả không xác định rõ trách nhiệm trong trường hợp thừa thiếu tiền khi kiểm quĩ.

- Có trường hợp Giám đốc đã phê duyệt hồ sơ và thông báo giải ngân đối với hộ vay nhưng do trong Tổ TK&VV có thành viên chưa trả được nợ gốc đến hạn thì cũng không giải ngân cho những hộ đã được phê duyệt.

- Một số nơi nội dung họp giao ban trong sổ họp giao ban chưa phản ánh hết những tồn tại, không nêu rõ nguyên nhân những tổ không đến nộp lãi trong phiên giao dịch để đôn đốc các tổ đến trong tháng tiếp theo. Trên sổ họp giao ban còn nhiều mục để trống, nội dung biên bản họp giao ban còn sơ sài, thiếu chữ ký của đại diện tổ chức Hội đoàn thể ký; có nơi các thành phần Hội đoàn thể ký trước vào các trang chưa họp.

* Về thực hiện nghiệp vụ:

- Còn tình trạng triển khai Quy trình nghiệp vụ của NHCSXH ban hành chưa bài bản hoặc còn sai sót nghiệp vụ: Vẫn còn hiện tượng sai sót, tẩy xóa hồ sơ, không thực hiện phân kỳ hạn trả nợ hoặc phân kỳ trả nợ chưa chính xác, gia hạn vượt thời gian qui định hoặc không cập nhật vào sổ lưu tờ rời, tên đệm khác nhau giữa tờ lưu tờ rời và trên mẫu 13/TD... Nguyên nhân là do trình độ một bộ phận cán bộ còn hạn chế hoặc do tinh thần trách nhiệm với công việc chưa cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Công tác lập và triển khai kế hoạch tín dụng ở một số xã chưa hiệu quả (kế hoạch lập thiếu chi tiết, không giám sát khi triển khai).

* Công tác đào tạo tập huấn cho các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác và BQL các Tổ TK&VV:

- Chất lượng công tác tập huấn chính sách tín dụng còn hạn chế nên việc am hiểu các quy định chính sách của Đảng, Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của NHCSXH của các Hội đoàn thể nhận ủy thác và BQL Tổ TK&VV còn hạn chế.

- Ở một số xã, việc triển khai tập huấn các văn bản nghiệp vụ cho các tổ chức Hội, đoàn thể và Tổ TK&VV chưa kịp thời nên chất lượng hoạt động ủy thác và ủy nhiệm không tốt làm giảm chất lượng tín dụng của đơn vị.

* Công tác tham mưu, phối kết hợp:

- Còn có lúc chưa chủ động tham mưu kịp thời cho UBND/Trưởng Ban đại diện HĐQT huyện có văn bản chỉ đạo UBND xã và các ngành trong việc triển khai thực hiện việc rà soát, bổ sung hộ nghèo/ cận nghèo; hoặc có các xã thành lập Ban thu hồi nợ tồn đọng mang tính chất hình thức.

- Một số chi nhánh chưa chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác trong việc tuyên truyền và đôn đốc hộ vay trả nợ theo phân kỳ (đặc biệt là đối với chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn).

* Công tác kiểm tra giám sát:

- Chưa thật sự quyết liệt trong chỉ đạo làm rõ những vụ chiếm dụng vốn hoặc sử dụng vốn sai mục đích.

- Một số tồn tại sai sót qua kiểm tra chưa được chỉnh sửa triệt để như sai sót về hộ vay ké hoặc sử dụng vốn sai mục đích chưa thu hồi được. Văn bản chỉ đạo chấn chỉnh sai sót sau kiểm tra chỉ được tổng hợp và chỉ đạo 6 tháng 1 lần mà chưa chỉ đạo ngay sau từng đợt kiểm tra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Chưa làm tốt việc lồng ghép các chương trình tín dụng làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn ủy thác của địa phương.

- Chưa thực hiện nghiêm túc quy chế hoạt động: có thành viên BĐD HĐQT chưa tham gia kiểm tra, giám sát theo kế hoạch.

- Công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT còn hạn chế: không đăng ký lịch kiểm tra, nội dung kiểm tra, chưa tập trung vào việc xử lý những tồn tại, vướng mắc tại cơ sở. Kết quả kiểm tra, giám sát của một số thành viên chủ yếu lấy số liệu chuyên môn, chưa bám vào nội dung chương trình kiểm tra đã xây dựng; một số đợt kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT không lưu biên bản kiểm tra.

- Một số nơi công tác tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các xã về hoạt động của NHCSXH còn hạn chế như không có văn bản gửi các ngành liên quan, Hội đoàn thể nhận uỷ thác để đề nghị họ chỉ đạo việc triển khai thực hiện các văn bản tín dụng chính sách.

- Ở một số địa phương, UBND chưa kiên quyết trong việc chỉ đạo xử lý và thu hồi nợ xấu.

Hội, đoàn thể:

- Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi chưa tốt. Việc chỉ đạo bình xét cho vay công khai chưa tốt dẫn đến hiện tượng lợi dụng vay ké, cho vay không đúng đối tượng.

- Nhiều nơi tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác chưa chủ động phối hợp với NHCSXH để đào tạo tập huấn cho Hội, đoàn thể cấp xã và BQL Tổ TK&VV.

- Việc lưu trữ hồ sơ của Hội, đoàn thể cấp xã còn chưa khoa học, một số nơi lưu trữ chưa đầy đủ.

- Một số nơi các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác không có sổ họp giao ban hoặc không có biên bản bàn giao khi thay đổi Hội, đoàn thể quản lý các Tổ TK&VV.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Một số nơi vẫn còn hiện tượng Hội, đoàn thể nhận biên lai thu lãi để đưa cho Tổ TK&VV. Nguyên nhân là do một số tổ giao dịch lưu động không kịp in biên lai khi kết thúc giao dịch. Vấn đề này dẫn đến kết quả đôn đốc thu nợ và kết quả thu lãi các Tổ TK&VV không cao.

- Công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức Hội, đoàn thể cấp trên còn chưa tốt hoặc còn mang tính hình thức, không phát hiện sai sót của Hội, đoàn thể cấp dưới và Tổ TK&VV. Vấn đề này có thể sẽ tiềm ẩn vấn đề sử dụng vốn không hiệu quả nên khó hoàn trả gốc hoặc BQL tổ có thể chiếm dụng vốn nhưng không phát hiện được.

- Năng lực của một bộ phận cán bộ của các tổ chức Hội, đoàn thể còn hạn chế: phương pháp, kỹ năng làm việc yếu, nắm chưa vững các qui định chính sách nên tuyên truyền chính sách đến người dân chưa hiệu quả, ghi chép sổ sách, biên bản họp giao ban không rõ ràng.

- Một số nơi tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình của cán bộ Hội, đoàn thể còn hạn chế, không sâu sát đến từng Tổ TK&VV, bàng quan với hoạt động tín dụng chính sách, thậm chí không nắm được và không cập nhật kết quả hoạt động ủy thác của Hội, đoàn thể mình quản lý. Chỉ đến khi nào làm báo cáo gửi Hội, đoàn thể cấp trên thì mới đến NHCSXH xin số liệu.

- Việc thay đổi nhân sự thường xuyên của các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác dẫn đến năng lực và kinh nghiệm của cán bộ Hội, đoàn thể trực tiếp thực hiện hoạt động ủy thác hạn chế nên chất lượng hoạt động ủy thác chưa tốt.

- Việc phối hợp giữa chính quyền địa phương, tổ chức Hội đoàn thể và NHCSXH ở nhiều nơi còn chưa chặt chẽ.

Đối với Tổ TK&VV:

- Còn khá nhiều Tổ TK&VV chưa thực hiện đúng quy ước hoạt động của tổ về gửi tiền tiết kiệm định kỳ. Có nơi hộ vay gửi tiền tiết kiệm ngay sau khi nhận tiền vay. Nguyên nhân là do việc tuyên truyền mục đích ý nghĩa của gửi tiền tiết kiệm chưa hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Nhiều BQL Tổ TK&VV hiểu chưa rõ quy định của các chương trình cho vay nên việc bình xét cho vay chưa hiệu quả, thiếu chính xác. Vẫn còn tình trạng một hộ gia đình vay vốn ở 2 tổ khác nhau. Có hộ gia đình không có phương án sử dụng vốn hiệu quả nhưng vẫn bình xét cho vay mức cao. Trong khi đó có nhiều hộ vay cần vốn nhiều và sử dụng vốn hiệu quả nhưng lại bình xét cho vay mức thấp. Có tổ có thành viên còn dư nợ vay chương trình Hộ nghèo đã tiếp tục bình xét cho vay chương trình hộ cận nghèo.

- Một số nơi thành lập Tổ TK&VV chưa đúng quy định: Vẫn còn tổ được thành lập không cùng địa bàn thôn/ấp mặc dù số lượng thành viên tổ ở các thôn đủ điều kiện thành lập trong cùng thôn/ấp.

- Năng lực của BQL tổ yếu, không hướng dẫn mà còn làm thay, viết thay mẫu biểu cho hộ vay. Có BQL tổ thu lãi ghi vào sổ tay, không thực hiện ghi vào mẫu 13/TD do không hiểu rõ nghiệp vụ của NHCSXH.

- Sinh hoạt Tổ TK&VV ở nhiều nơi không hiệu quả: Nhiều nơi sinh hoạt chỉ mang tính hình thức hoặc kết hợp với hoạt động của tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác nên khi họp tổ quá chú trọng vào vấn đề của Hội đoàn thể, ít thảo luận về vấn đề vay vốn và sử dụng vốn vay của NHCSXH.

- Công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn đối với hộ vay của nhiều BQL tổ còn hạn chế. Có tổ việc kiểm tra sử dụng vốn vay còn mang tính hình thức, đối phó.

- Vấn đề sắp xếp lại Tổ TK&VV tại PGD đôi khi gây khó khăn cho BQL tổ và ảnh hưởng không có lợi làm giảm lòng nhiệt tình của BQL tổ. Ví dụ: Do số lượng quá ít nên tổ mới sáp nhập có thành viên ở khác thôn hoặc khác khu phố làm việc thu lãi và đôn đốc trả nợ gốc của BQL tổ vất vả. Có tổ mới sáp nhập có nợ quá hạn của tổ khác sáp nhập vào nên cả tổ phải gánh chịu trách nhiệm và ảnh hưởng đến việc bình xét xếp loại tổ và ảnh hưởng đến nguồn vốn được phân bổ. Điều này làm giảm lòng nhiệt tình của BQL tổ mới được sáp nhập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Một số Tổ TK&VV công tác tuyên truyền, vận động tổ viên thực hiện gửi tiền tiết kiệm thông qua tổ còn hạn chế và việc thu lãi của một số chương trình còn chậm.

- Ở một số nơi, trình độ nhận thức, trách nhiệm của Tổ trưởng và BQL

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ tồn đọng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 68 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)