Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo thu hồi nợ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ tồn đọng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 86 - 87)

5. Bố cục của luận văn

4.3.3. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo thu hồi nợ

- Xây dựng quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thu hồi nợ cấp huyện và Ban thu hồi nợ tồn đọng cấp xã. Phân công nhiệm vụ thành viên và gắn trách nhiệm của các thành viên đối với công việc được giao.

- Xây dựng, hoàn thiện quy định về chấm điểm UBND xã, Chủ tịch UBND cấp xã trong việc thực hiện các chỉ tiêu tín dụng chính sách và công tác chỉ đạo điều hành trong lĩnh vực này. Đưa hoạt động tín dụng chính sách thành một chỉ tiêu thi đua hàng năm để UBND các xã có biện pháp chỉ đạo hoạt động của Ban thu hồi nợ.

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa Ban chỉ đạo thu hồi nợ cấp huyện với Ban đại diện HĐQT, với NHCSXH và các cơ quan, đơn vị khối nội chính để có biện pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thu hồi vốn. Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo tại cơ sở, bám sát vào những trường hợp nợ tồn đọng khó khăn, phức tạp, kéo dài.

- Duy trì chế độ hội họp định kỳ để phân tích, đánh giá thực trạng nợ tồn đọng và có biện pháp xử lý kịp thời. Ban chỉ đạo hoạt động đột xuất trong trường hợp có phát sinh đặc biệt phức tạp về nợ tồn đọng như trường hợp nợ tồn đọng phát sinh đột xuất, cao bất thường hoặc trong trường hợp phải giải quyết những trường hợp khó khăn đặc biệt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Cần phát huy vai trò của thành viên Ban chỉ đạo là lãnh đạo các cơ quan nội chính của huyện để phát huy về mặt pháp lý đối với các trường hợ cần thiết và là đầu mối để thực hiện nhiệm vụ giữa NHCSXH và cơ quan chủ quản.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ tồn đọng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)