Thuận lợi

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ tồn đọng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 78 - 79)

5. Bố cục của luận văn

4.1.1. Thuận lợi

Hoạt động cho vay của NHCSXH nhận được sự quan tâm, đồng tình, ủng hộ ngày càng lớn của các tầng lớp nhân dân và chính quyền địa phương; có sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương. Theo đề án phát triển NHCSXH giai đoạn 2011 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoạt động của NHCSXH trong thời gian tới không ngừng được củng cố, nâng cao. Với khối lượng tín dụng ngày càng lớn, đối tượng chính sách và các chương trình thụ hưởng ngày càng được mở rộng.

Hoạt động của NHCSXH đã dần đi vào nề nếp, hoạt động tác nghiệp của cán bộ nhân viên và cơ chế quản lý của NHCSXH có sự nhất quán có tác động tích cực đến hiệu quả thu hồi nợ tồn đọng.

Chất lượng hoạt động nhận ủy thác của các tổ chức chính trị và hoạt động của các tổ TK&VV không ngừng được nâng lên. Công tác tham mưu, phối hợp của các hội đoàn thể cấp huyện, cấp xã đã góp phần đắc lực vào việc tuyên truyền, chỉ đạo thu hồi nợ. Hoạt động của tổ TK&VV được củng cố kiện toàn theo Văn bản 1617/NHCS-TDNN của Tổng Giám đốc NHCSXH đã đi vào nề nếp, các Tổ thực sự là cánh tay nối dài của NHCSXH đến địa bàn cấp thôn.

Sự ra đời của Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng vốn vay NHCSXH cấp huyện và Ban thu hồi nợ tồn đọng vốn vay NHCSXH cấp xã làm thay đổi phương thức đôn đốc, thu hồi nợ của NHCSXH với sự góp mặt của các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ tồn đọng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)