Nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ tồn đọng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 55 - 97)

5. Bố cục của luận văn

3.2.3.Nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng

Nợ bị chiếm dụng, xâm tiêu của NHCSXH tập trung ở chương trình cho vay hộ nghèo theo hai dạng chính: Nợ nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cho vay theo Dự án SUCK.

Các trường hợp xâm tiêu, chiếm dụng vốn đều do cán bộ hội nhận ủy thác hoặc tổ trưởng tổ TK&VV. Nguyên nhân chính làm phát sinh nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng là do phương pháp quản lý vốn chưa chặt chẽ của cho vay hộ nghèo trước đây và cho vay theo dự án SUCK. Các món giải ngân đều ủy nhiệm công đoạn phát tiền vay cho tổ trưởng; công tác kiểm tra, đối chiếu,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ giám sát của Ngân hàng còn nhiều hạn chế dẫn đến cán bộ hội và tổ trưởng xâm tiêu tiền của hộ vay ngay từ khâu giải ngân. Diễn biến nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng như sau:

Bảng 3.3: Diến biến nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm thực hiện Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Dư nợ 24,727 28,415 32,145 41,995 65,982 116,866 175,713 227,261 290,359 313,049 Nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng 0 96 108 105 135 127 127 127 103 86

Nguồn: NHCSXH huyện Hiệp Hòa từ năm 2003 đến năm 2012

3.3. Mô hình, nội dung thu hồi nợ tồn đọng đƣợc áp dụng tại NHCSXH huyện Hiệp Hoà

3.3.1. Vai trò của Chính quyền các cấp

3.3.1.1. Công tác tham mưu của Ngân hàng Chính sách xã hội

Xét trên khía cạnh cơ cấu tổ chức của bộ máy chính trị, NHCSXH huyện được coi là một ngành thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, phục vụ tín dụng cho các đối tượng chính sách, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Thực tế cho thấy, thời gian mới thành lập, NHCSXH huyện chưa có hình ảnh và được ghi nhận kể cả đối với các cấp chính quyền địa phương và nhân dân. Sau thời gian 10 năm hoạt động, dư nợ của đơn vị lớn dần lên, phục vụ một lượng lớn khách hàng trên địa bàn. Hình ảnh của NHCSXH huyện từng bước được cải thiện trong con mắt chính quyền và nhân dân.

Trong quá trình hoạt động, NHCSXH thường xuyên bám sát, tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ của chính quyền cấp huyện, cấp xã để gắn nhiệm vụ thu hồi nợ nguồn vốn chính sách vào nhiệm vụ chung của các cấp chính quyền. Ở cấp huyện, nội dung tăng cường sức mạnh của hệ thống chính trị được thống nhất thông qua các cuộc họp của Ban đại diện HĐQT, nơi đồng chí Trưởng Ban là lãnh đạo của UBND huyện và thành viên là lãnh đạo của các cơ quan, đơn vị thuộc huyện. Sau thời gian dài có sự tham mưu, chỉ đạo của Ban đại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ diện HĐQT NHCSXH huyện, Chủ tịch UBND huyện đã ra Quyết định riêng có thành lập Ban chỉ đạo thu hồi nợ vốn vay NHCSXH huyện và chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thành lập Ban thu hồi nợ tồn đọng cấp xã.

3.3.1.2. Công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện.

UBND huyện giao cho đồng chí Phó Chủ tịch thường trực kiêm Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện, Trưởng Ban chỉ đạo thu hồi nợ quá hạn vốn vay NHCSXH và trực tiếp phụ trách, theo dõi hoạt động của NHCSXH huyện. UBND huyện chỉ đạo hoạt động của NHCSXH trong các lĩnh vực như phân bổ nguồn vốn đến các địa phương, thực hiện sự chỉ đạo của chính quyền cấp trên về hoạt động tín dụng chính sách, chỉ đạo bình xét, xác nhận đối tượng vay vốn; trực tiếp chỉ đạo Ban đại diện HĐQT NCHSXH huyện, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra; Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở ...

NHCSXH huyện là đơn vị chuyên môn thường trực, trực tiếp tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện về công tác chỉ đạo, điều hành các cơ quan, đơn vị, UBDN các xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụ triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn. Trong thời gian gần đây, do có sự tham mưu tích cực, trực tiếp của NHCSXH; công tác chỉ đạo của UBND huyện đã bám sát hơn tới cơ sở, giúp cho việc thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn đồng bộ, dư nợ tín dụng chất lượng tín dụng và chất lượng tín dụng ngày càng tăng.

3.3.1.3. Công tác chỉ đạo, thực hiện của UBND cấp xã.

UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã bám sát sự chỉ đạo của UBND huyện, Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng vốn vay NHCSXH, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện phối hợp chặt chẽ với NHCSXH và các cơ quan, đơn vị liên quan, đặc biệt là 04 đơn vị nhận ủy thác để thực hiện nhiệm vụ.

UBND các xã, thị trấn đã thường xuyên chỉ đạo Ban chỉ đạo giảm nghèo, Ban thu hồi nợ tồn đọng vốn vay NHCSXH, các đơn vị nhận ủy thác cấp xã, các tổ TK&VV và chính quyền cấp thôn bám sát chế độ, chính sách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ phối hợp thực hiện nhiệm tín dụng chính sách tại cơ sở. Trong đó, cơ chế chỉ đạo của UBND cấp xã đối với các đơn vị trên địa bàn là trực tiếp

3.3.2. Nội dung hoạt động của Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng các cấp

Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng là mô hình riêng có của NHCSXH huyện Hiệp Hòa, được Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo thành lập nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm của chính quyền các địa phương, các ngành đối với hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, nâng cao chất lượng tín dụng.

Ở huyện, Chủ tịch UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng gồm các thành viên là thủ trưởng các cơ quan khối nội chính, các đơn vị nhận ủy thác cho vay và một số ngành hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực kinh tế, an sinh xã hội. Hoạt động của Ban chỉ đạo thu hồi nợ của huyện chủ yếu mang tính chất định hướng, chỉ đạo các xã, thị trấn và cung cấp các biện pháp chuyên môn để UBND cấp xã chỉ đạo hoạt động của Ban chỉ đạo tại các địa bàn. Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng họp theo quý để đánh giá kết quả thu hồi nợ tồn đọng quý trước, phân tích nợ tồn đọng quý này và đề ra các giải pháp thu hồi nợ tồn đọng quý tiếp theo.

Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng cấp xã được thành lập trên cơ sở quyết định của Chủ tịch UBND các xã, thị trấn. Thành phần gồm có các thành viên là Trưởng Công an xã, các đơn vị nhận ủy thác, cán bộ văn hóa xã hội, trưởng một số thôn, xóm khu phố và một số cán bộ khác tùy thuộc vào hoạt động cụ thể của từng địa bàn. Ban chỉ đạo cấp xã trực tiếp thực hiện các biện pháp thu hồi nợ tồn đọng đối với khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

3.3.2.1. Cơ cầu tổ chức, nội dung hoạt động của Ban chỉ đạo thu hồi nợ cấp huyện

Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng vốn vay NHCSXH huyện Hiệp Hoà được thành lập theo Quyết định số 5992/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 của Chủ tịch UBND huyện, gồm 13 thành viên do đồng chí Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện làm Trưởng ban, các thành viên gồm: Giám đốc NHCSXH huyện, Trưởng Công an huyện, Viện trưởng Viện KSND huyện, Chánh án

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tòa án nhân dân huyện, Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự huyện, Trưởng Phòng tài chính, Trưởng Phòng LĐTB&XH, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện, Chủ tịch Hội Nông dân huyện, Bí thư Huyện đoàn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện, Trưởng Đài truyền thanh huyện.

Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc UBND, Ban chỉ đạo giảm nghèo các xã, thị trấn, các đơn vị nhận uỷ thác, các Tổ tiết kiệm và vay vốn và hộ vay chấp hành nghĩa vụ trả nợ nhà nước, giảm thiểu nợ tồn đọng tín dụng chính sách trên địa bàn.

Từ khi được thành lập, Ban chỉ đạo đã hoạt động tích cực, góp phần giảm thiểu nợ tồn đọng, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn; hoạt động của Ban chỉ đạo, làm thay đổi một bước nhận thức của UBND các xã, thị trấn về trách nhiệm đối với tín dụng chính sách và ý thức, trách nhiệm của các đối tượng về nghĩa vụ trả nợ vốn đối với nhà nước.

Ban chỉ đạo đã duy trì họp hàng quý kể từ quý I năm 2013 để đánh giá diễn biến nợ tồn đọng trên địa bàn và bàn các phương hướng thu hồi nợ tồn đọng. Trong đó, Ban chỉ đạo quan tâm phân tích các món nợ tồn đọng lâu ngày; trưng cầu ý kiến của các thành viên là lãnh đạo các cơ quan nội chính của huyện về tính pháp lý của một số món nợ tồn đọng lâu ngày, đặc biệt là các món nợ tồn đọng có tài sản đảm bảo, món nợ tồn đọng đang trong quá trình thi hành án.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Ban chỉ đạo đã có biện pháp quyết liệt để thu hồi nợ quá hạn đến cơ sở. Ngày 01/3/2012, Trưởng Ban chỉ đạo đã thành lập 02 đoàn công tác tiến hành đôn đốc nợ đến hộ vay và làm việc với các tổ TK&VV, các đơn vị nhận ủy thác, Ban chỉ đạo và UBND của 08 xã có tỷ lệ nợ quá hạn cao. Kết quả là sau khi các Đoàn làm việc trực tiếp tại UBND xã, nhận thức của chính quyền các địa phương và nhân dân có sự thay đổi cơ bản về nghĩa vụ trả nợ; các Đoàn trực tiếp thu hồi được một số lượng nợ quá hạn và lãi tồn đọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2.2. Ban thu hồi nợ cấp xã - Điểm mới trong mô hình tổ chức thu hồi nợ tồn đọng của NHCSXH

- Ban thu hồi nợ tồn đọng các xã, thị trấn được thành lập, hoạt động theo quyết định và sự chỉ đạo, điều hành của UBND cấp xã. Ban thu hồi nợ cấp xã có nhiệm vụ chính là bám sát tình hình nợ tồn đọng trên địa bàn để có biện pháp tham mưu cho UBND xã, chỉ đạo các đơn vị nhận ủy thác cấp xã, các tổ TK&VV, chính quyền cấp thôn và phối hợp với NHCSXH để thu hồi, nâng cao chất lượng tín dụng.

- Cơ cấu, thành phần Ban thu hồi nợ cấp xã gồm: Chủ tịch UBND xã, Trưởng Ban chỉ đạo giảm nghèo là Trưởng Ban, các thành viên gồm lãnh đạo công an xã, xã đội, các đơn vị nhận ủy thác, cán bộ Văn phòng, cán bộ lao động thương binh xã hội, các Trưởng thôn, xóm, khu phố. Ngoài ra, một số UBND xã, thị trấn có thể bổ sung các thành phần khác theo tình hình thực tế của từng địa phương.

- Cơ chế hoạt động của Ban thu hồi nợ cấp xã có sự khác biệt so với Ban chỉ đạo cấp huyện. Ban chỉ đạo cấp xã cần nắm được từng trường hợp nợ tồn đọng cụ thể, tìm hiểu nguyên nhân nợ tồn đọng; tìm các biện pháp xử lý và trực tiếp đôn đốc đến tận hộ vay. Thông thường, Ban thu hồi nợ hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng Ban khi có vụ việc phát sinh và không tiến hành họp theo định kỳ. Hoạt động của Ban thu hồi nợ ở từng xã cũng có sự khác nhau. Đối với các xã có chất lượng tuyên truyền về nghĩa vụ trả nợ tốt, ít phát sinh nợ tồn đọng thì Ban thu hồi nợ hoạt động ít hơn; với các xã có tỷ lệ nợ quá hạn cao, Ban thu hồi nợ thường xuyên phải hoạt động, đôn đốc để giảm tỷ lệ nợ tồn đọng.

- Sự ra đời và hoạt động của Ban thu hồi nợ tồn đọng cấp xã là hoạt động riêng có của NHCSXH tỉnh Bắc Giang. Việc thành lập Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng cấp huyện, cấp xã được thực hiện theo Chỉ thị số 09/CT- UBND ngày 08/6/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh. Tuy nhiên, về thành phần,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cơ cấu, hoạt động thì tùy theo từng trường hợp cụ thể các huyện có sự triển khai khác nhau.

* Mục đích:

- Phát huy tối đa hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo tại địa bàn huyện.

- Hạn chế tình trạng một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở; một số tổ chức Hội, đoàn thể, ban, ngành chưa có sự quan tâm đúng mức trong việc lãnh đạo, chỉ đạo dẫn đến chất lượng hoạt động tín dụng ưu đãi trên địa bàn còn nhiều hạn chế, bất cập. Một bộ phận nhân dân còn chưa hiểu hết ý nghĩa và các chính sách tín dụng ưu đãi, còn tình trạng cố tình kéo dài thời gian trả nợ, lãi; một số Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn xâm tiêu tiền lãi, tiền gốc của hộ vay; còn tình trạng vay ké, sử dụng vốn vay không đúng mục đích; công tác phối hợp xử lý các trường hợp xâm tiêu, vay ké, nợ tồn đọng hiệu quả chưa cao.

- Ngăn ngừa và sử lý những trường hợp cố tình lợi dụng chính sách ưu đãi của nhà nước về tín dụng, không có ý thức thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với nhà nước. Phân loại hộ vay có nợ tồn đọng để đưa ra biện pháp xử lý thích hợp theo hướng tiếp tục giúp đỡ những hộ có ý thức làm ăn nhưng còn khó khăn và kiên quyết xử lý những trường hợp cố tình không chịu thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

* Yêu cầu:

- Làm thay đổi một bước sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các xã, thị trấn đối với công tác thu hồi nợ tồn đọng vốn vay NHCSXH; tăng cường chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng vốn vay NHCSXH các xã, thị trấn.

- Cán bộ được Chủ tịch UBND huyện giao nhiệm vụ tham gia Ban chỉ đạo phải tâm huyết với hoạt động tín dụng của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; kiên quyết đối với các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể ở địa phương không thực hiện hết chức trách, hộ vay cố tình chây ỳ không chịu trả nợ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - UBND các xã, thị trấn chỉ đạo các Hội, đoàn thể, các tổ tiết kiệm và vay vốn; các Ban chỉ đạo thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi tại đơn vị phối hợp tốt với Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng vốn vay NHCSXH nhằm giảm, tiến tới xóa bỏ các trường hợp nợ tồn đọng, xâm tiêu, vay ké, lợi dụng chính sách.

- Hoạt động của Ban chỉ đạo mang tính thường xuyên, liên tục và dứt điểm trước các hiện tượng chây ỳ, xâm tiêu, vay ké, lợi dụng vốn chính sách.

* Nội dung làm việc

- Kiểm tra, giám sát hoạt động của UBND các xã, thị trấn trong việc chỉ đạo hoạt động của Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng vốn vay NHCSXH; việc phối hợp của Ban chỉ đạo giảm nghèo với Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng xã, thị trấn.

- Lập biên bản, giao chỉ tiêu đối với Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng các xã, thị trấn; đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện; tiếp thu, tư vấn và chỉ đạo hướng xử lý của Ban chỉ đạo cấp xã đối với các trường hợp cụ thể.

- Kiểm tra, lập biên bản đối với các đơn vị nhận uỷ thác cấp xã và các Tổ TK&VV có nợ tồn đọng, kiến nghị biện pháp xử lý đối với các đơn vị yếu kém hoặc có dấu hiệu vi phạm.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ tồn đọng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 55 - 97)