Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI TECHCOMBANK BẠCH ĐẰNG (Trang 84 - 86)

3.2.6. Một số giải pháp khác

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng. 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước.

3.1. TIỀN ĐỀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP

3.1.1. Định hướng phát triển của Techcombank

3.1.1.1.Định hướng phát triển chung của Techcombank

Theo định hướng của Techcombank thì trong dài hạn sẽ trở thành ngân hàng thương mại cổ phần số một Việt Nam, và năm 2012 là năm bản lề cho việc thực hiện mục tiêu đó. Có nghĩa là từ thời điểm này, toàn hệ thống Techcombank sẽ có hàng loạt các hoạt động sôi nổi. Hòa chung với xu thế đó Techcombank Bạch Đằng cũng liên tục đề ra các chiến lược kinh doanh mới.

Trong dài hạn, Techcombank Bạch Đằng định hướng trở thành chi nhánh, một điểm kinh doanh uy tín với quy mô lớn trong hệ thống Techcombank ở vùng 3. Để thực hiện mục tiêu đó, lãnh đạo Techcombank Bạch Đằng đã cụ thể hóa thành các chỉ tiêu cho những năm sắp tới. Trong đó, năm 2012 sẽ là một năm thắng lợi của Techcombank Bạch Đằng với việc toàn thể cán bộ nhân viên quyết tâm thực hiện hoàn thành và vượt các chỉ tiêu sau:

Huy động từ khu vực dân cư: 500 tỷ VND.

Dư nợ tín dụng : 650 tỷ VND. Với tỷ lệ nợ xấu dưới 1%. 400 tài khoản Active, 550 thẻ Visa (Debit, Credit). Lợi nhuận đạt 8 tỷ VND.

Với định hướng rõ ràng và những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, dự định trong 1 đến 2 năm nữa Techcombank Bạch Đằng sẽ có những chuyển biến lớn, trở thành điểm sáng trong kinh doanh của Techcombank. Hiện nay, Techcombank Bạch Đằng đang mở rộng kinh doanh, tăng cường đội ngũ kinh doanh và nâng cao chất lượng nhân viên để đáp ứng cho việc tái cơ cấu tổ chức và nhu cầu phát triển mới SVTH: Lê Nguyên

3.1.1.2. Định hướng phát triển tín dụng tiêu dùng của TCB BĐ

Định hướng phát triển kinh doanh đối với tín dụng tiêu dùng của Techcombank là tiếp tục phát triển các nhóm khách hàng dân cư tại các đô thị, đặc biệt là nhóm khách hàng có thu nhập từ trung bình trở lên, trẻ tuổi và thành đạt. Thúc đẩy việc bán các sản phẩm tín dụng tiêu dùng hiện có, trong đó chú trọng đặc biệt vào các sản phẩm thẻ, tài trợ mua nhà và mua ô tô trả góp.

Đối với Techcombank Bạch Đằng, mục tiêu trong năm 2012 là tăng thêm 50% dư nợ tín dụng tiêu dùng vào thời điểm cuối năm với dư nợ là 200 tỷ đồng. Trong đó, vẫn tiếp tục tập trung vào các sản phẩm chủ lực như tài trợ mua sửa xây nhà và mua ô tô. Đồng thời nâng cao dư nợ của các sản phẩm phụ.

3.1.2. Nền tảng và xu hướng phát triển của thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam

Với những nền tảng như hơn 10% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng, cho thấy mức độ sử dụng tiền ngân hàng đã hình thành và chuẩn bị cho một đà phát triển mạnh mẽ. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đã thực hiện trả lương qua thẻ. Với trình độ công nghệ tiến bộ ngày nay, dịch vụ thanh toán qua thẻ đã trở thành công cụ phổ biến, người dân đã có thói quen chi trả tiền qua tài khoản, nhất là qua các năm gần đây thị trường thẻ ATM ở Việt Nam tăng đột biến mạnh. Đây là một thị trường đầy tiềm năng để phát triển mạng lưới dịch vụ tín dụng qua thẻ của ngân hàng (như cho vay thấu chi, thẻ tín dụng).

Bên cạnh đó, hệ thống bán lẻ đã có tốc độ phát triển chóng mặt, Việt Nam trở thành mảnh đất màu mỡ cho các tập đoàn bán lẻ hàng đầu như BigC, Metro, Lotte… Thị trường tiêu dùng ở nước ta ngày càng phong phú và đa dạng. Mặt khác, Việt Nam được đánh giá là nước có nền chính trị ổn định vào bậc nhất Châu Á, nền kinh tế với tốc độ phát triển khá cao thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài.

Thêm vào đó khi cuộc sống ngày càng khấm khá lại sinh ra những nhu cầu cao hơn về giải trí, giáo dục, y tế,… người Việt Nam đặc biệt chuộng du học và chữa bệnh ở nước ngoài. Ngoài những nhu cầu thiết yếu (như ăn mặc, ở, đi lại,…) họ chỉ mong muốn được thỏa mãn những nhu cầu cao hơn (như vui chơi, giải trí, du lịch, du học,…), mức sống người dân được nâng cao, yêu cầu trong cuộc sống cao hơn (như nhu cầu được tôn trọng, vị trí trong xã hội).

Kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng ngày càng cao, nhất là ngân hàng bán lẻ, dịch vụ thường đơn giản, dễ thực hiện, trong đó chú trọng phát triển các dịch vụ tín dụng tiêu dùng như: cho vay thế chấp nhà, cho vay tín chấp, cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng, cầm cố sổ tiết kiệm,... Cần có một chính sách khách hàng nhất quán để có thể quản lý tập trung và phân đoạn khách hàng theo từng mạng lưới chi nhánh, nhằm khai thác hết nguồn lực rất lớn trong dân cư.

Từ khi đất nước hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, đời sống nhân dân thêm chất lượng, nhu cầu cuộc sống ngày càng nâng cao và xu hướng tiêu dùng hiện đại dần được hình thành. Đặc biệt là dịch vụ ngân hàng đã trở thành công cụ hữu dụng cho cuộc sống người dân trong thanh toán, cất giữ tiền tiết kiệm (hạn chế không sử dụng tiền mặt, tiết kiệm chi phí), ngân hàng còn hỗ trợ vốn cho người dân trong kinh doanh, chi tiêu, học hành,...

Để đáp ứng những xu hướng tiêu dùng mới đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đặc biệt các sản phẩm tín dụng tiêu dùng, đây là xu thế tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của các ngân hàng trong khu vực và thế giới, phục vụ đối tượng khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ, đảm bảo cho các ngân hàng quản lý rủi ro hữu hiệu, cung ứng dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng, định hướng kinh doanh, thị trường sản phẩm mục tiêu, giúp ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu.

Như vậy tại Việt Nam, kinh tế tăng trưởng liên tục, môi trường pháp lý hoàn thiện dần, nhu cầu xã hội ngày càng tăng, thị trường sản phẩm tín dụng tiêu dùng còn rất nhiều tiềm năng phát triển.

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI TCB BĐ

3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tự chủ về nguồn vốn phục vụ cho tín dụng tiêu dùng tại đơn vị

Cũng như các ngân hàng khác, TCB BĐ đang xảy ra tình trạng thừa vốn ngắn hạn nhưng lại thiếu vốn trung và dài hạn. Về lâu dài, để có thể mở rộng hoạt động tín dụng tiêu dùng, TCB BĐ cần từng bước tạo lập một nguồn vốn trung và dài hạn thực sự vững chắc. Do vậy, đơn vị nên tiếp tục hoàn thiện và phát triển các hình thức huy động vốn trung và dài hạn theo hướng đa dạng hoá các loại hình huy động vốn, hoàn thiện các loại hình tiền gửi truyền thống, xây dựng thêm các hình thức huy động vốn mới thông qua hai biện pháp sau.

3.2.1.1. Tăng cường hình ảnh ngân hàng và công tác huy động vốn

Đối với một ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, việc huy động vốn là một vấn đề hết sức cần thiết bởi nhu cầu về vốn của xã hội ngày càng tăng lên. Để đáp ứng được nhu cầu đó thì Ngân hàng cần phải có được một nguồn vốn huy động ngày càng tăng cao và ổn định. Trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt thì TCB BĐ phải có những phương sách huy động vốn thích hợp nhất.

Áp dụng các hình thức huy động đa dạng hơn để phù hợp với từng khách hàng từ trẻ đến già, từ mọi thành phần kinh tế. Chẳng hạn, với những khoản tiền lớn sẽ có người đến tận nhà, cơ quan... để nhận. Ngân hàng nên phát triển việc nhận và trả tiền gửi tiết kiệm tại nhà theo yêu cầu của khách hàng (có thu phí với mức thấp). Thể thức này sẽ đáp ứng được nhu cầu cho những người, đặc biệt là người già muốn tránh được rủi ro khi mang tiền trên đường.

Tăng cường hình ảnh của TCB BĐ với công chúng làm cho nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư có thể tập trung về ngân hàng. Ví dụ như chiều thứ 7 toàn bộ cán bộ công nhân viên của TCB BĐ mặc đồng phục, dương băng rôn, biểu ngữ cùng nhau làm sạch con đường, tuyến phố mà ngân hàng đang hoạt động. Nếu được triển khai

thì hình ảnh của ngân hàng ngày càng được khắc ghi trong tâm trí người dân vì đây là khu vực đông dân cư, gần chợ và trường học.

3.2.1.2. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn trung dài hạn

Huy động vốn từ dân cư là đối tượng cơ bản và lâu dài, đảm bảo tăng trưởng nguồn vốn ổn định và vững chắc, vì vậy TCB BĐ cần triển khai nhiều hình thức huy động đa dạng, phong phú về loại hình lãi suất, về kỳ hạn gửi… Mở rộng và đa dạng các hình thức huy động như: Trái phiếu, kỳ phiếu tiết kiệm gửi một nơi lĩnh nhiều nơi, tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm có thưởng…

TCB BĐ nên tiến hành áp dụng các hình thức huy động như phát hành trái phiếu trên một năm hoặc huy động tiết kiệm dài hạn với các mức lãi suất cao hơn lãi suất ngắn hạn. Các công cụ đó có thể hữu danh hoặc vô danh, có thể chuyển nhượng tự do mua bán trên thị trường. Ngoài ra, ngân hàng cần thực hiện nghiệp vụ chiết khấu các kỳ phiếu, trái phiếu chưa đến hạn thanh toán, bên cạnh các công tác tuyên truyền, quảng cáo để thu hút nguồn vốn trung - dài hạn trong và ngoài địa bàn. Đồng thời, TCB BĐ cũng cần phải chuyển hoá năng động, hợp lý các nguồn vốn ngắn hạn vừa bảo đảm nhu cầu vừa có khả năng thanh toán cao.

Hình thức huy động bằng kỳ phiếu, trái phiếu ngoại tệ tuy chưa được đông đảo người dân biết đến nhưng TCB BĐ cũng nên mạnh dạn thử nghiệm trong lĩnh vực này để có thể mở ra một hướng đi mới cho mình. Một trong những ưu điểm của loại hình này là khả năng thanh toán cao do có thể mua bán trên thị trường thứ cấp nên tương đối hấp dẫn các nhà đầu tư, lý do này cho phép người phát hành có thể được hưởng mức lãi suất ưu đãi hơn so với các hình thức vay nợ khác.

Thêm vào đó, TCB BĐ có thể đưa ra các hình thức tiền gửi tiết kiệm mới như: tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm có đảm bảo bằng vàng... với các điều kiện hợp lí và hấp dẫn hơn đối với khách hàng.

Bên cạnh việc đa dạng hoá các hình thức, kì hạn tiền gửi, cần phải nâng cao tinh thần, tác phong phục vụ, giáo dục cán bộ công nhân viên trong giao tiếp. Cải thiện một bước đáng kể chất lượng dịch vụ, cải tiến quy trình nghiệp vụ giảm bớt thủ tục giấy tờ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tạo niềm tin, thông qua khách hàng cũ mở rộng marketing tới khách hàng mới.

3.2.2. Nhóm giải pháp đẩy mạnh dư nợ của các sản phẩm phụ

3.2.2.1. Xây dựng chiến lược khách hàng phù hợp với TCB BĐ

Chiến lược khách hàng là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi ngân hàng, vì vậy việc đưa ra chiến lược khách hàng và thực hiện tốt chiến lược đó là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Kinh doanh dịch vụ ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt đòi hỏi phải có mối quan hệ rộng lớn và sự tin cậy của khách hàng. Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho sự thành công và phát triển của ngân hàng.

Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngân hàng thì hạn chế rủi ro là tiêu chí then chốt nhất. Rủi ro trong hoạt động tín dụng tiêu dùng là một điều tất yếu, nhất là khi tín dụng tiêu dùng chủ yếu là trung – dài hạn. Phân tán rủi ro là một giải pháp có tính chủ động và ngăn ngừa tích cực những hậu quả lớn có thể xảy ra với ngân hàng. Việc phân tán rủi ro được thực hiện thông qua phân tán dư nợ và đồng tài trợ. Đối với tín dụng tiêu dùng thì thường sử dụng phương pháp phân tán qua dư nợ. Nó được biểu hiện cụ thể dưới hình thức ngân hàng không nên tập trung quá nhiều vốn cho một người vay. Muốn vậy TCB BĐ cần thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm.

Mặc dù danh mục các sản phẩm đã vô cùng đa dạng nhưng các sản phẩm có dư nợ thì còn quá đơn điệu. Đơn vị chỉ chú trọng vào các sản phẩm chủ lực như nhà mới và ô tô xịn. Trong thời gian tới, TCB BĐ cần xây dựng chiến lược đa dạng khách hàng, đa dạng đối tượng cho vay bằng cách đẩy mạnh phát triển các sản phẩm phụ vô cùng phong phú của TCB và tạo sự gắn bó giữa công chúng và ngân hàng.

Yếu tố cần thiết để đảm bảo sự gắn bó lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng là ngân hàng phải tìm hiểu nhu cầu của khách hàng cung ứng nhu cầu của khách hàng, cung ứng cho khách hàng nhiều sản phẩm trên nguyên tắc bình đằng, hợp tác phát triển cùng có lợi.

TCB BĐ cần thực hiện đơn giản hoá các thủ tục trong điều kiện có thể, nhưng phải đảm bảo hiệu quả an toàn vốn tín dụng. Thoả mãn kịp thời đầy đủ mọi nhu cầu vốn hợp lý của khách hàng, không để khách hàng vì chờ vốn ngân hàng mà lỡ mất cơ hội kinh doanh, phát triển tín dụng phải gắn với hiệu quả và bảo toàn vốn tín dụng.

Tiến hành phân loại khách hàng theo nhiều tiêu thức như phân loại theo nghành nghề, theo thành phần để qua đó có thể xem xét nâng cao tỉ trọng bộ phận có lợi nhuận dễ thu hồi vốn. Phân loại theo tình hình tài chính, vay trả sòng phẳng, để có đối tác thích hợp chọn lọc khách hàng, ưu tiên những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, trả nợ đúng kỳ hạn.

3.2.2.2. Thay đổi hệ thống chấm điểm áp dụng cho chuyên viên khách hàng

Có thể nói rằng hệ thống chấm điểm áp dụng cho chuyên viên khách hàng mang một tầm ảnh hưởng to lớn đến cơ cấu dư nợ tại TCB BĐ. Nó như một công cụ, một chiếc vô lăng định hướng đi, hướng phát triển của sản phẩm này hay sản phẩm khác. Thiếu nó, hoạt động tín dụng tiêu dùng như mất đi phương hướng. Tuy nhiên, dùng nó cũng phải hết sức cẩn trọng để có thể giúp cho hoạt động tín dụng tiêu dùng tại đơn vị có thể phát triển cân đối và bền vững.

Hiện nay tại TCB BĐ, hệ thống chấm điểm áp dụng bậc 5 cho những sản phẩm chủ lực như ô tô xịn và nhà mới. Những sản phẩm phụ chỉ ở bậc 2 hoặc 3, thậm chí có sản phẩm chỉ hưởng bậc 0 ở một số thời điểm như sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp, có nghĩa là dù có thực hiện giải ngân sản phẩm này với dư nợ bao nhiêu đi nữa cũng sẽ không được chấm điểm thi đua.

Tất nhiên, không phải ngẫu nhiên mà TCB đưa ra thang điểm thi đua như thế, những sản phẩm ngân hàng nhận thấy lợi nhuận cao, mức độ an toàn có thể chấp nhận được thì áp dụng bậc điểm cao để khuyến khích chuyên viên khách hàng tìm kiếm khách hàng. Những sản phẩm ít lợi nhuận hơn hoặc quá mạo hiểm hoặc ngân hàng muốn siết chặt một sản phẩm nào đó, do nhiều nguyên nhân thì sẽ không khuyến khích bằng cấp áp dụng thang điểm thấp hoặc không tính điểm.

Tuy nhiên, tùy theo tình hình mà cần có sự thay đổi hợp lý. Nhìn vào cơ cấu dư nợ của TCB BĐ cho thấy hai sản phẩm chủ lực chiếm một tỷ trọng quá lớn (3 năm đều hơn 90%) là do hậu quả của việc áp dụng cứng nhắc hệ thống chấm điểm rập

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI TECHCOMBANK BẠCH ĐẰNG (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w