Cơ cấu nguồn vốn tài trợ tín dụng tiêu dùng tại TCB BĐ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI TECHCOMBANK BẠCH ĐẰNG (Trang 68 - 133)

Lợi ích mà nguồn vốn tự huy động mang lại là khả năng chủ động sử dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, không phải lúc nào nguồn vốn tự huy động cũng có thể đáp ứng kịp thời cho những giai đoạn hoặc thời điểm tín dụng tiêu dùng tăng trưởng mạnh do hạn chế về số dư có hoặc thời hạn huy động.

Lúc này, vốn điều chuyển từ trung tâm nguồn vốn lại tỏ ra vô cùng hữu ích. Tuy nhiên, đây không phải nguồn vốn sẵn có ở ngân hàng nên để sử dụng được ngân hàng không chỉ phải trả giá sử dụng cao hơn mà còn không thể sử dụng ngay vì còn phải bị động, phụ thuộc vào trung tâm nguồn vốn về thời gian cung cấp cũng như có thể bị áp đặt tỷ lệ điều chuyển khi trung tâm nguồn vốn cũng bị áp lực về vốn.

Như đã phân tích, việc sử dụng nguồn vốn nào kể trên cũng đều có những mặt lợi và bất lợi. Mặt khác, đơn vị cũng cần chú ý rằng các khoản tín dụng tiêu dùng chủ yếu là trung và dài hạn. Do đó, ngân hàng luôn phải linh hoạt sử dụng và có một cơ cấu phù hợp sao cho phát huy tối đa mặt lợi ích mà từng nguồn vốn mang lại. Đồ thị 2.4. đã chỉ rõ cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho hoạt động tín dụng tiêu dùng ở đơn vị trong thời gian qua.

Vốn tự huy động

Vốn điều chuyển từ trung tâm nguồn vốn

2009 2010 2011

Đồ thị 2.4: CƠ CẤU NGUỒN VỐN TÀI TRỢ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI TECHCOMBANK BẠCH ĐẰNG QUA 3 NĂM 2009, 2010, 2011

Tóm lại, nhận định chung về nguồn vốn cung cấp cho tín dụng tiêu dùng tại Techcombank Bạch Đằng được sử dụng một cách linh hoạt, phát huy được hiệu quả tương đối tốt từ nguồn vốn tự huy động. Cơ cấu sử dụng vốn cho hoạt động này trong những năm qua là tương đối phù hợp. Ngân hàng cũng đã tích cực trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng số dư có huy động bằng việc triển khai tất cả các hình thức tiết kiệm và phát hành chứng chỉ tiền gửi, giao chỉ tiêu huy động cho cả chuyên viên khách hàng, quan tâm đúng mức đến công tác chiêu thị và xây dựng hình ảnh ngân hàng tại địa phương.

Tuy nhiên, vẫn cần đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn vì Techcombank Bạch Đằng đang trên đà mở rộng hoạt động và tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng như các hoạt động sử dụng vốn khác đang tăng mạnh, trong đó, chỉ tiêu tăng trưởng hình thức tín dụng tiêu dùng là 50%. Một hạn chế lớn nữa đó là thực trạng công tác điều chuyển vốn từ trung tâm nguồn vốn về đơn vị trong những năm qua luôn gặp khó khăn, thường bị trì hoãn về thời gian do sự phối hợp chưa tốt của cả hai phía.

2.2.4. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại TCB BD

2.2.4.1. Doanh số phát vay tín dụng tiêu dùng tại TCB BĐ

Hoạt động tín dụng tại Techcombank Bạch Đằng tương đối đa dạng, bao gồm cả tín dụng bán lẻ (cho vay cá nhân) và tín dụng doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì mới bắt đầu hoạt động từ tháng 3 năm 2009, đồng thời do đặc điểm khách hàng và chiến lược kinh doanh mà hầu như đơn vị chỉ tập trung vào cho vay cá nhân. Trong đó, doanh số phát vay cho hình thức tín dụng tiêu dùng là chủ yếu.

Các sản phẩm tín dụng tiêu dùng tại Techcombank thường chia theo mục đích sử dụng của khách hàng. Mục đích vay tiêu dùng của khách hàng rất đa dạng như vay để mua ô tô, vay để xây sửa nhà, mua sắm đồ dùng tiện nghi, cưới hỏi, du lịch, học

tập… Danh mục sản phẩm tín dụng tiêu dùng tuy rất đa dạng nhưng thời gian qua đơn vị chỉ phát vay được một số sản phẩm là cho vay mua ô tô, xây sửa mua nhà, du học tại chỗ, hạn mức trả góp và hạn mức thấu chi. Trong đó, nhìn chung doanh số cho vay chỉ tập trung vào 2 sản phẩm chủ lực là Ô tô xịn và Nhà mới.

Khác với số dư nợ chỉ phản ánh thời điểm, doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nhất định, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Do đó chỉ tiêu này phản ánh được quá trình phát vay của đơn vị. Doanh số phát ra cho vay tín dụng tiêu dùng trong các năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là 40,55 tỷ đồng, 78,74 tỷ đồng và 81,1 tỷ đồng. Căn cứ vào số liệu này ta có được nhận định tổng quan về quy mô phát vay tiêu dùng của đơn vị liên tục tăng qua từng năm. Tuy nhiên, để đánh giá được cụ thể về hiệu quả sử dụng nguồn vốn phục vụ cho vay, kết quả dư nợ, tốc độ tăng trưởng, chất lượng hoạt động, tìm ra được những thành công, hạn chế và tiềm năng phát triển tín dụng tiêu dùng; cần phải phân tích số dư nợ, cơ cấu cho vay theo sản phẩm, theo thời gian, chiến lược kinh doanh, quá trình thực hiện và đội ngũ chuyên viên khách hàng. Những nội dung sau đây sẽ đề cập chi tiết về những vấn đề đó.

2.2.4.2. Dư nợ tín dụng tiêu dùng tại Techcombank Bạch Đằng

Tốc độ tăng trưởng tín dụng nói chung của Techcombank Bạch Đằng trong năm 2011 là 67%. Tuy tốc độ tăng trưởng thấp hơn năm 2010 (77%) nhưng quy mô được mở rộng rất lớn, tổng dư nợ của Techcombank Bạch Đằng tính đến

31/12/2011 là 156,57 tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng tiêu dùng là 133,35 tỷ đồng, chiếm 85%. Trong năm 2011 tín dụng tiêu dùng tăng hơn 57% so với năm 2010. Tuy tốc độ tăng thấp hơn năm 2010 (112%) nhưng dư nợ tín dụng tiêu dùng đã đạt một mức ấn tượng, chất lượng tín dụng được cải thiện nhiều hơn. Mặt khác, tốc độ tăng năm 2010 là so với năm 2009 là mới chính thức hoạt động nên sau một thời gian với các biện pháp khuếch trương và chiến lược kinh doanh đúng đắn thì tốc độ tăng trưởng tín dụng tiêu dùng cao của năm 2010 là điều dễ hiểu.

BẢNG 2.3: DƯ NỢ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG

VÀ TỔNG DƯ NỢ TẠI TCB BẠCH ĐẰNG QUA CÁC NĂM

Dư nợ (triệu đồng) Tỷ trọng (%) STT Hình thức 2009 2010 2011 2009 2010 2011 01 Tín dụng tiêu dùng 40.050 84.840 133.350 76 91 85 02 Tín dụng khác 12.780 8.812 23.220 24 9 15 Tổng 52.830 93.652 156.570 100 100 100

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp TechcombankBạch Đằng)

Nhìn vào bảng 2.3. cho thấy qua những năm gần đây, dư nợ tín dụng tiêu dùng luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ (cả 3 năm 2009, 2010 và 2011 đều trên 75%). Điều đó cũng đồng nghĩa với tín dụng tiêu dùng là hoạt động chính, đóng vai trò quan trọng nhất, mang lại thu nhập lớn nhất cho TCB BĐ. Qua bảng tổng hợp này, ta cũng nhận thấy tỷ trọng tín dụng tiêu dùng năm 2010 là rất cao, đó là kết quả của việc tăng tốc đẩy mạnh doanh số cho vay sau thời gian khởi động (doanh số cho vay tăng trên 94%). Tuy nhiên, đến năm 2011, tỷ trọng tín dụng tiêu dùng giảm mạnh là do nhu cầu mở rộng kinh doanh, đơn vị bắt đầu khai thác các thị trường khác ngoài tín dụng tiêu dùng như tài trợ kinh doanh nhỏ, tài trợ dự án sản xuất,…

Mặc dù tỷ trọng giảm xuống nhưng quy mô lại không ngừng mở rộng. Bên cạnh đó, tỷ trọng này vẫn giữ ở mức cao và cao hơn cả năm 2009, điều đó đã một lần nữa khẳng định tín dụng tiêu dùng là lĩnh vực hoạt động chính yếu của Techcombank Bạch Đằng. Vì thế mà đơn vị đã có những hoạt động đầu tư thích đáng cho

việc phát triển hình thức tín dụng này.

BẢNG 2.4: DƯ NỢ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG THEO TỪNG SẢN PHẨM TẠI TECHCOMBANK BẠCH ĐẰNG QUA CÁC NĂM

Dư nợ (triệu đồng) STT Sản phẩm 2009 2010 2011 01 Ô tô xịn 1.300 28.450 58.260 02 Nhà mới 38.750 52.740 68.230 03 Du học tại chỗ - 1.250 5.780 04 Hạn mức trả góp - 800 430 05 Thấu chi F1 - 500 150 06 Thấu chi F2 - 1.100 500 Tổng 40.050 84.840 133.350

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp TechcombankBạch Đằng)

Các số liệu trong bảng 2.4. được phân tích như sau. Kể từ năm 2009, là giai đoạn thực hiện chiến lược khuếch trương, mang hình ảnh của Techcombank đến với cư dân địa phương, xây dựng đội ngũ chuyên viên khách hàng tài chính cá nhân không những chuyên nghiệp mà còn thân thiện, tích cực hỗ trợ cho khách hàng, rút ngắn thời gian từ khi tiếp xúc cho đến khi thực hiện giải ngân không quá 02 ngày làm việc. Tính đến thời điểm 31/12/2009, đối với tín dụng tiêu dùng chỉ có dư nợ của 2 sản phẩm là Ô tô xịn và Nhà mới. Trong đó, nhờ được tập trung khai thác bằng những hoạt động như trên nên sản phẩm Nhà mới có số dư nợ cuối năm tương đối cao với 38,75 tỷ đồng.

Bước sang năm 2010, Techcombank Bạch Đằng đề ra những chiến lược kinh doanh cụ thể, liên tục đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng, phát triển đồng đều ra các sản phẩm chưa có dư nợ, thừa hưởng thành quả của năm trước và tăng tốc hơn nữa các sản phẩm hiện hữu. Triển khai ngay việc thực hiện liên kết chặt chẽ với tất cả các

auto salon trên địa bàn và cả những nơi xa. Đặc biệt là các auto salon của Toyota, hãng có thị phần cao nhất tại Việt Nam, như Toyota Quang Trung, Toyota Đông Sài Gòn..Đồng thời cho chuyên viên khách hàng thường xuyên campus tại các salon ô tô chưa thể liên kết. Mặc dù 2010 là một năm đầy biến động nhưng nhờ vào những nỗ lực trên cùng với sự chuyển hướng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước từ thắt chặt sang nới lỏng kể từ tháng 10 mà đơn vị đã có những thành công vượt bậc. Từ 2 sản phẩm ban đầu thì đến cuối năm 2010, đơn vị đã triển khai được 6 sản phẩm có dư nợ. Trong đó, Ô tô xịn và Nhà mới tiếp tục là sản phẩm chủ lực với số dư nợ lần lượt là 28,45 tỷ đồng và 52,74 tỷ đồng. Các sản phẩm còn lại có số dư nợ không đáng kể.

Theo đà phát triển của năm trước, năm 2011 tín dụng tiêu dùng cũng gặt hái nhiều thành tích, tuy tốc độ tăng trưởng không quá đột biến như năm 2010 nhưng kết quả gặt hái được không hề nhỏ. Đặc biệt là sản phẩm Ô tô xịn có bước tăng đáng kể, dư nợ cuối năm 2011 là 58,26 tỷ đồng, tăng gần 48% so với cùng kỳ. Dư nợ Nhà mới đạt 68,23 tỷ đồng, dư nợ sản phẩm Du học tại chỗ tăng hơn 4 lần đạt 5,78 tỷ đồng. Như vậy, mặc dù từ đầu năm 2011, Techcombank Bạch Đằng bắt đầu chuyển hướng sang khai thác khách hàng doanh nghiệp nhưng vẫn phát huy thành quả tín dụng tiêu dùng của năm trước. Tuy nhiên, sau khi Ngân hàng Nhà nước chuyển hướng từ khuyến khích tăng trưởng tín dụng sang thắt chặt, do tăng trưởng quá nóng, thì các sản phẩm hạn mức trả góp, thấu chi và tín chấp được Techcombank chủ trương co hẹp lại, nhằm giảm bớt sự tăng trưởng quá nóng đồng thời giúp cho việc kiểm soát chất lượng tín dụng được chặt chẽ hơn.

2.2.4.3. Cơ cấu tín dụng tiêu dùng tại Techcombank Bạch Đằng

Trong phần phân tích số dư nợ, các vấn đề về chiến lược kinh doanh và quá trình thực hiện chiến lược đã được đề cập một cách chi tiết. Cả số dư nợ và cơ cấu số dư nợ đều phụ thuộc rất lớn vào hai yếu tố trên. Vì lẽ đó, ở phần phân tích cơ cấu dư nợ này sẽ không đi sâu vào quá trình thực hiện mà chủ yếu là phân tích sự cân đối và tỷ trọng từng sản . Kết hợp với thực tiễn tìm hiểu và quan sát được trong quá

trình thực tập để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trên. Đồng thời chỉ ra những nguy cơ trong hoạt động sử dụng nguồn vốn.

BẢNG 2.5: CƠ CẤU DƯ NỢ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI TECHCOMBANK BẠCH ĐẰNG QUA CÁC NĂM

Cơ cấu (%) STT Sản phẩm 2009 2010 2011 01 Ô tô xịn 3,25 33,53 43,69 02 Nhà mới 96,75 62,16 51,17 03 Du học tại chỗ - 1,47 4,33 04 Hạn mức trả góp - 0,94 0,32 05 Thấu chi F1 - 0,59 0,11 06 Thấu chi F2 - 1,30 0,37 Tổng 100 100 100

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Techcombank Bạch Đằng)

Theo bảng 2.5. ta nhận thấy cơ cấu của năm 2010 đã có những chuyển biến sâu sắc. Danh mục các sản phẩm có số dư nợ cuối năm đã tăng từ 2 lên 6 sản phẩm. Có được điều đó, không chỉ là nhờ vào chiến lược kinh doanh đúng hướng, công tác thực hiện về cơ bản là tương đối tốt mà còn bởi đội ngũ chuyên viên khách hàng được mở rộng, công tác huy động vốn có nhiều kết quả tích cực. Tại thời điểm cuối năm 2009, ngoài Ô tô xịn và Nhà mới thì các sản phẩm còn lại đều không có số dư nợ. Bên cạnh đó, năm 2010 hầu hết các sản phẩm còn lại đều có số dư nợ nhưng lại chiếm một tỷ trọng quá thấp (đều dưới 1,5%), cộng 4 sản phẩm này lại thì cũng chiếm chưa đến 5% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng. Năm 2011, tình hình cũng tương tự. Điều đó cho thấy cả lãnh đạo và chuyên viên khách hàng đều chưa có sự quan tâm đúng mức đến các sản phẩm ngoài sản phẩm chủ lực.

Đành rằng do những yếu tố khách quan như chính sách thắt chặt tiền tệ được chính thức áp dụng từ giữa năm 2009 đến hết quý 3 năm 2010; các khoản vay của các sản phẩm du học, hạn mức, thấu chi đều có giá trị nhỏ hơn các khoản vay mua ô tô, mua - sửa - xây nhà,… Tuy nhiên, cơ cấu như vậy là quá khập khiễng. Nguyên nhân chính xác của hệ quả này không chỉ bị tác động bởi các yếu tố khách quan trên mà còn do hệ thống chấm điểm nhân viên của Techcombank. Theo đó, các khoản vay ô tô xịn và nhà mới được cộng điểm với hệ số rất cao, còn các sản phẩm khác thì hệ số rất thấp hoặc không được chấm điểm (sản phẩm thấu chi tài khoản thanh toán không tài sản đảm bảo – F2). Một nguyên nhân nữa, đó là đường lối kinh doanh tuy tập trung vào bán lẻ, nhưng chỉ có những mục tiêu và nỗ lực tối đa cho các sản phẩm chủ lực. Tất cả những điều đó đã làm cho cả lãnh đạo lẫn chuyên viên khách hàng dồn hết tâm sức cho các sản phẩm này mà bỏ quên các sản phẩm khác.

Riêng về hai sản phẩm chủ lực thì cơ cấu đã có những chuyển biến mang dấu hiệu tích cực. Số dư nợ Ô tô xịn đã dần tăng tỷ trọng từ hơn 3% năm 2009 lên 33,53% vào năm 2010 và tiếp tục đóng vai trò làm cân đối cơ cấu cho vay của ngân hàng khi chiếm 43,69% vào năm 2011. Sản phẩm Nhà mới tuy vẫn tăng trưởng về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng giảm dần đến năm 2011 chỉ còn 51,17%. Kết quả này có được không thể phủ nhận vai trò của lãnh đạo và những nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ chuyên viên khách hàng. Những hoạt động tích cực của đơn vị tại các auton salon, sự liên kết chặt chẽ với các salon này đã mang lại hiệu quả to lớn, giúp cho cơ cấu giữa các sản phẩm chủ lực ngày càng cân đối hơn.

Trong 6 sản phẩm ở bảng 2.5. thì 3 sản phẩm Ô tô xịn, Nhà mới, Du học tại chỗ đều có số dư nợ trung và dài hạn, 3 sản phẩm còn lại đều là ngắn hạn. Tỷ trọng 3 sản phẩm dài hạn chiếm 97,16% trong năm 2010 và năm 2011 là 99,19%. Đây là điều vô cùng nguy hiểm khi cơ cấu nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn, tiềm ẩn nguy cơ về mất an toàn vốn. Mặt khác đây lại là sự mất cân đối rất lớn.

2.2.4.4. Doanh số thu nợ và rủi ro trong hoạt động tín dụng tiêu dùng tại TCB BĐ

Tình hình cho vay và thu nợ tín dụng tiêu dùng từng năm được tổng hợp cụ thể

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI TECHCOMBANK BẠCH ĐẰNG (Trang 68 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w