Dư nợ tín dụng tiêu dùng tại Techcombank Bạch Đằng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI TECHCOMBANK BẠCH ĐẰNG (Trang 70 - 73)

Tốc độ tăng trưởng tín dụng nói chung của Techcombank Bạch Đằng trong năm 2011 là 67%. Tuy tốc độ tăng trưởng thấp hơn năm 2010 (77%) nhưng quy mô được mở rộng rất lớn, tổng dư nợ của Techcombank Bạch Đằng tính đến

31/12/2011 là 156,57 tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng tiêu dùng là 133,35 tỷ đồng, chiếm 85%. Trong năm 2011 tín dụng tiêu dùng tăng hơn 57% so với năm 2010. Tuy tốc độ tăng thấp hơn năm 2010 (112%) nhưng dư nợ tín dụng tiêu dùng đã đạt một mức ấn tượng, chất lượng tín dụng được cải thiện nhiều hơn. Mặt khác, tốc độ tăng năm 2010 là so với năm 2009 là mới chính thức hoạt động nên sau một thời gian với các biện pháp khuếch trương và chiến lược kinh doanh đúng đắn thì tốc độ tăng trưởng tín dụng tiêu dùng cao của năm 2010 là điều dễ hiểu.

BẢNG 2.3: DƯ NỢ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG

VÀ TỔNG DƯ NỢ TẠI TCB BẠCH ĐẰNG QUA CÁC NĂM

Dư nợ (triệu đồng) Tỷ trọng (%) STT Hình thức 2009 2010 2011 2009 2010 2011 01 Tín dụng tiêu dùng 40.050 84.840 133.350 76 91 85 02 Tín dụng khác 12.780 8.812 23.220 24 9 15 Tổng 52.830 93.652 156.570 100 100 100

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp TechcombankBạch Đằng)

Nhìn vào bảng 2.3. cho thấy qua những năm gần đây, dư nợ tín dụng tiêu dùng luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ (cả 3 năm 2009, 2010 và 2011 đều trên 75%). Điều đó cũng đồng nghĩa với tín dụng tiêu dùng là hoạt động chính, đóng vai trò quan trọng nhất, mang lại thu nhập lớn nhất cho TCB BĐ. Qua bảng tổng hợp này, ta cũng nhận thấy tỷ trọng tín dụng tiêu dùng năm 2010 là rất cao, đó là kết quả của việc tăng tốc đẩy mạnh doanh số cho vay sau thời gian khởi động (doanh số cho vay tăng trên 94%). Tuy nhiên, đến năm 2011, tỷ trọng tín dụng tiêu dùng giảm mạnh là do nhu cầu mở rộng kinh doanh, đơn vị bắt đầu khai thác các thị trường khác ngoài tín dụng tiêu dùng như tài trợ kinh doanh nhỏ, tài trợ dự án sản xuất,…

Mặc dù tỷ trọng giảm xuống nhưng quy mô lại không ngừng mở rộng. Bên cạnh đó, tỷ trọng này vẫn giữ ở mức cao và cao hơn cả năm 2009, điều đó đã một lần nữa khẳng định tín dụng tiêu dùng là lĩnh vực hoạt động chính yếu của Techcombank Bạch Đằng. Vì thế mà đơn vị đã có những hoạt động đầu tư thích đáng cho

việc phát triển hình thức tín dụng này.

BẢNG 2.4: DƯ NỢ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG THEO TỪNG SẢN PHẨM TẠI TECHCOMBANK BẠCH ĐẰNG QUA CÁC NĂM

Dư nợ (triệu đồng) STT Sản phẩm 2009 2010 2011 01 Ô tô xịn 1.300 28.450 58.260 02 Nhà mới 38.750 52.740 68.230 03 Du học tại chỗ - 1.250 5.780 04 Hạn mức trả góp - 800 430 05 Thấu chi F1 - 500 150 06 Thấu chi F2 - 1.100 500 Tổng 40.050 84.840 133.350

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp TechcombankBạch Đằng)

Các số liệu trong bảng 2.4. được phân tích như sau. Kể từ năm 2009, là giai đoạn thực hiện chiến lược khuếch trương, mang hình ảnh của Techcombank đến với cư dân địa phương, xây dựng đội ngũ chuyên viên khách hàng tài chính cá nhân không những chuyên nghiệp mà còn thân thiện, tích cực hỗ trợ cho khách hàng, rút ngắn thời gian từ khi tiếp xúc cho đến khi thực hiện giải ngân không quá 02 ngày làm việc. Tính đến thời điểm 31/12/2009, đối với tín dụng tiêu dùng chỉ có dư nợ của 2 sản phẩm là Ô tô xịn và Nhà mới. Trong đó, nhờ được tập trung khai thác bằng những hoạt động như trên nên sản phẩm Nhà mới có số dư nợ cuối năm tương đối cao với 38,75 tỷ đồng.

Bước sang năm 2010, Techcombank Bạch Đằng đề ra những chiến lược kinh doanh cụ thể, liên tục đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng, phát triển đồng đều ra các sản phẩm chưa có dư nợ, thừa hưởng thành quả của năm trước và tăng tốc hơn nữa các sản phẩm hiện hữu. Triển khai ngay việc thực hiện liên kết chặt chẽ với tất cả các

auto salon trên địa bàn và cả những nơi xa. Đặc biệt là các auto salon của Toyota, hãng có thị phần cao nhất tại Việt Nam, như Toyota Quang Trung, Toyota Đông Sài Gòn..Đồng thời cho chuyên viên khách hàng thường xuyên campus tại các salon ô tô chưa thể liên kết. Mặc dù 2010 là một năm đầy biến động nhưng nhờ vào những nỗ lực trên cùng với sự chuyển hướng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước từ thắt chặt sang nới lỏng kể từ tháng 10 mà đơn vị đã có những thành công vượt bậc. Từ 2 sản phẩm ban đầu thì đến cuối năm 2010, đơn vị đã triển khai được 6 sản phẩm có dư nợ. Trong đó, Ô tô xịn và Nhà mới tiếp tục là sản phẩm chủ lực với số dư nợ lần lượt là 28,45 tỷ đồng và 52,74 tỷ đồng. Các sản phẩm còn lại có số dư nợ không đáng kể.

Theo đà phát triển của năm trước, năm 2011 tín dụng tiêu dùng cũng gặt hái nhiều thành tích, tuy tốc độ tăng trưởng không quá đột biến như năm 2010 nhưng kết quả gặt hái được không hề nhỏ. Đặc biệt là sản phẩm Ô tô xịn có bước tăng đáng kể, dư nợ cuối năm 2011 là 58,26 tỷ đồng, tăng gần 48% so với cùng kỳ. Dư nợ Nhà mới đạt 68,23 tỷ đồng, dư nợ sản phẩm Du học tại chỗ tăng hơn 4 lần đạt 5,78 tỷ đồng. Như vậy, mặc dù từ đầu năm 2011, Techcombank Bạch Đằng bắt đầu chuyển hướng sang khai thác khách hàng doanh nghiệp nhưng vẫn phát huy thành quả tín dụng tiêu dùng của năm trước. Tuy nhiên, sau khi Ngân hàng Nhà nước chuyển hướng từ khuyến khích tăng trưởng tín dụng sang thắt chặt, do tăng trưởng quá nóng, thì các sản phẩm hạn mức trả góp, thấu chi và tín chấp được Techcombank chủ trương co hẹp lại, nhằm giảm bớt sự tăng trưởng quá nóng đồng thời giúp cho việc kiểm soát chất lượng tín dụng được chặt chẽ hơn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI TECHCOMBANK BẠCH ĐẰNG (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w