4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.2. Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA đến chỉ số hàm lượng diệp lục (chỉ số SPAD) của đậu tương DT
(chỉ số SPAD) của đậu tương DT84
Hàm lượng diệp lục được đánh giá thông qua chỉ số SPAD. Chỉ số SPAD càng cao thì hàm lượng diệp lục càng cao. Nếu chỉ số SPAD càng thấp, hàm lượng diệp lục càng thấp.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm EMINA đến chỉ số SPAD được chúng tôi trình bày ở bảng số liệu 4.2.
- Thời kỳ 3 – 4 lá thật: Chế phẩm EMINA tác động không rõ rệt tới chỉ số SPAD. Sự sai khác giữa các công thức so với đối chứng không có ý nghĩa thống kê vì EMINA phun lần đầu tiên vào thời kỳ 3 – 4 lá thật nên tác động đến hàm lượng diệp lục ở cây đậu tương không rõ.
- Thời kỳ ra hoa rộ: Các công thức xử lý EMINA ở nồng độ 0,4% - 0,8% so với đối chứng có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, dao động từ 39,40 đến 40,33. Tuy nhiên, ở các nồng độ xử lý từ 0,4% - 0,8%, chỉ số SPAD không có sự khác biệt.
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA đến chỉ số SPAD của đậu tương DT84
Công thức Thời kỳ 3 - 4 lá thật Thời kỳ ra hoa rộ Thời kỳ quả non
Nước lã (đ/c) 35,60 36,53 37,13 EMINA 0,2% 35,80 37,13 38,00 EMINA 0,4% 36,07 39,40 39,53 EMINA 0,6% 36,27 39,53 41,13 EMINA 0,8% 36,40 40,33 41,33 LSD0,05 2,37 3,02 CV% 3,3 4,1
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….. 53 - Thời kỳ quả non: Các công thức xử lý EMINA 0,6 và 0,8% so với đối chứng là hai công thức có sự khác nhau ở ý nghĩa ở mức 5%. Chỉ số SPAD cao nhất ở công thức xử lý EMINA nồng độ từ 0,6 - 0,8%.