Sử dụng phân bón lá cho cây là hính thức dinh dưỡng qua lá, mà lá là cơ quan quang hợp quan trọng nên khi sử dụng phải theo nguyên tắc đảm bảo hiệu quả sử dụng phân bón cao mà không gây tổn hại cho bộ lá . Vì vậy cần áp dụng các nguyên tắc:
+ Phun nhiều lần trong một vụ để tăng hiệu quả;
+ Phun lên bề mặt lá có nhiều khí khổng nhất (ở cây đậu tương, mặt dưới lá có nồng độ khí khổng cao hơn mặt trên);
+ Phun phân bón lá vào lúc khí khổng đang mở: Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng. Do đó, nên phun khi nhiệt độ từ 10 – 300C, trời không nắng, không mưa, không có gió khô; Phân bón lá chỉ phát huy tác dụng khi cung cấp đủ nước qua rễ.
- Phải đảm bảo dung dịch phun nồng độ không quá cao, không bị rửa trôi hoặc bốc hơi quá nhanh, cần đủ thời gian để lá hấp thu;
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….. 27 dung dịch sẽ bị rửa trôi, hiệu ứng kém hoặc không có hiệu ứng. Sau khi mưa có thể phun lại, tuy nhiên sẽ gây tốn kém và mất thời gian. Nếu phun sau khi trời mưa khả năng hấp thụ dung dịch kém do cây đã no nước.
- Phun đúng thời điểm: Thời điểm thích hợp để phun phân là vào lúc trời râm mát như khi chiều tối hoặc sáng sớm vừa tránh tổn hại cho cây trồng vừa tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng (vào lúc trời sẩm tối, hệ thống khí khổng ở bề mặt lá mở to hơn). Thời gian phun: 9 – 10h sáng và 2 – 3h chiều về mùa đông; 7 – 8h sáng hoặc 5 – 6h chiều về mùa hè; Mỗi phân bón lá định hướng cho từng giai đoạn phát triển của loại cây như: Cây lấy hoa, lấy củ, lấy hạt... phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì của nhà sản xuất, phun đúng thời điểm cây cần.