4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.5. Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng tích lũy chất khô của đậu tương DT
4.1.5. Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng tích lũy chất khô của đậu tương DT84 tương DT84
Sự tích lũy chất khô ở cây trồng phụ thuộc vào diện tích lá, hiệu suất quang hợp và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cây trồng. Lượng chất khô tích lũy trên một đơn vị diện tích là yếu tố tạo nên năng suất cây trồng. Sự tích lũy này càng lớn thì khả năng cho năng suất càng cao. Sự tích lũy chất khô phụ thuộc vào đặc tính nông sinh học của giống và sự tác động của điều kiện ngoại cảnh, trong đó yếu tố dinh dưỡng góp phần quan trọng. Ở từng giai đoạn khác nhau, khả năng tích lũy chất khô khác nhau và ở mỗi giai đoạn đều có ý nghĩa nhất định góp phần tăng năng suất cây trồng.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng tích lũy chất khô của đậu tương DT84 được trình bày ở bảng 4.5 và hình 4.1.
- Thời kỳ 3 – 4 lá thật: Do phân bón lá bắt đầu phun nên hiệu quả tác động của chúng lên khả năng tích lũy chất khô chưa được thể hiện rõ.
- Thời kỳ ra hoa rộ: Phân bón lá đã tác động rõ hơn tới khả năng tích lũy chất khô ở cây đậu tương. Cả 3 loại phân bón: Đầu trâu 702, K-Humat và A-K Bắc Á đều làm tăng khả năng tích lũy chất khô rõ rệt so với đối chứng.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….. 43 Tuy nhiên sự sai khác giữa các công thức này không có ý nghĩa thống kê. Trong 4 loại phân bón trên thì PanHumat-P không có tác dụng làm tăng khả năng tích lũy chất khô của cây đậu tương ở độ tin cậy 95%. Kết quả này phù hợp với ảnh hưởng của phân bón lá đến diện tích lá.
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng tích lũy chất khô của đậu tương DT84
Công thức Thời kỳ 3 - 4 lá thật (g/cây)
Thời kỳ hoa rộ (g/cây)
Thời kỳ quả non (g/cây) Nước lã (đ/c) 4,29 6,16 11,10 K-Humat 4,67 7,69 15,60 Đầu trâu 702 4,81 7,72 14,93 A-K Bắc Á 4,86 7,39 13,20 PanHumat-P 4,65 6,82 12,53 LSD0,05 0,84 1,23 CV% 6,3 4,9 0 2 4 6 8 10 12 14 16 K h ố i lư ợ n g c h ấ t k h ô (g /c â y )
Thời kỳ 3 - 4 lá thật Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ quả non
Nước lã (đ/c) K-Humat Đầu trâu 702 A-K Bắc Á PanHumat-P
Hình 4.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng tích lũy chất khô của đậu tương DT84
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….. 44 - Thời kỳ quả non: Số liệu thu được ở bảng trên cho thấy, phân bón K- Humat có tác động lớn nhất tới khả năng tích lũy chất khô của cây đậu tương. Ở thời kỳ này, tác động của phân bón K-Humat được thể hiện rõ hơn so với thời kỳ ra hoa rộ. Cụ thể: Ở thời kỳ ra hoa rộ, xử lý phân bón K-Humat đã làm tăng trung bình 1,53g chất khô/cây nhưng sang thời kỳ quả non, xử lý phân bón K-Humat đã làm tăng 4,5g chất khô/cây.
Các loại phân bón lá đều có khả năng làm tăng sự tích lũy chất khô của đậu tương so với đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên mức độ tác động của các công thức khác nhau là khác nhau: Hai loại phân bón lá K- Humat và Đầu trâu 702 có ảnh hưởng rõ rệt hơn so với hai loại phân bón còn lại ở mức có ý nghĩa.
Như vậy, xử lý phân bón lá có tác dụng tăng khả năng tích lũy chất khô. Mang lại hiệu quả cao nhất là phân bón Đầu trâu 702 và K-Humat.