Ảnh hưởng của phân bón lá đến hiệu quả kinh tế của đậu tương DT

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và chế phẩm emina đến sinh trưởng, phát triển, năng suất giống đậu tương dt84 tại tứ kỳ - hải dương (Trang 58 - 59)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.9.Ảnh hưởng của phân bón lá đến hiệu quả kinh tế của đậu tương DT

- Năng suất cá thể của đậu tương DT84 ở các công thức xử lý phân bón lá đều cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa 5%. Trong đó, năng suất cá thể của đậu tương DT84 chịu tác động nhiều hơn bởi phân bón lá K-Humat và Đầu trâu 702. Phân bón K-Humat đã làm năng suất cá thể tăng 1,36g/cây, phân bón Đầu trâu 702 đã làm tăng 1,40g/cây.

- Năng suất thực thu ở các công thức xử lý phân bón lá đều cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa 5%. Cao hơn đối chứng rõ rệt nhất ở công thức bón Đầu trâu 702 là 22,91%. Trong các loại phân bón lá được sử dụng, PanHumat-P có ảnh hưởng ít nhất tới năng suất thực thu của cây đậu tương. Điều này cũng phù hợp với sự tác động của phân bón lá đến năng suất cá thể.

Các loại phân bón lá do có tác động tích cực đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và các hoạt động sinh lý của cây đậu tương nên đã làm tăng năng suất đáng kể. Đây là biện pháp kỹ thuật đơn giản nhất nhưng có hiệu quả khá cao đến năng suất đậu tương.

4.1.9. Ảnh hưởng của phân bón lá đến hiệu quả kinh tế của đậu tương DT84 DT84

Hiệu quả kinh tế sản xuất đậu tương DT84 được tổng hợp và trình bày ở bảng 4.9.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….. 49

Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân bón lá cho đậu tương DT84 Công thức NSTT (tạ/ha) Tổng thu (Tr.đ/ha) Tổng chi (Tr.đ/ha) Lãi thuần (Tr.đ/ha) Tăng so với đ/c (%) Nước lã (đ/c) 22,83 37,67 21,36 16,31 - K-Humat 27,54 45,45 25,78 19,67 20,60 Đầu trâu 702 28,06 46,30 25,86 20,44 25,32 A-K Bắc Á 26,60 43,89 25,69 18,20 11,59 PanHumat-P 25,92 42,76 25,69 17,07 04,66

Kết quả cho thấy: Các công thức xử lý phân bón lá đều làm tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên các công thức xử lý khác nhau, mức độ gia tăng hiệu quả kinh tế so với đối chứng cũng khác nhau. Cao nhất là công thức xử lý phân bón Đầu trâu 702 và K-Humat (lần lượt tăng so với đối chứng là 25,32% và 20,60%). Hai công thức xử lý phân bón A-K Bắc Á và PanHumat-P chỉ tăng tăng hiệu quả kinh tế so với đối chứng là 11,59% và 04,66%.

Như vậy, việc xử lý phân bón lá cho đậu tương DT84 vào các thời kỳ 3 – 4 lá thật, ra hoa rộ và thời kỳ quả non góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiệu quả cao nhất thu được khi xử lý phân bón Đầu trâu 702.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và chế phẩm emina đến sinh trưởng, phát triển, năng suất giống đậu tương dt84 tại tứ kỳ - hải dương (Trang 58 - 59)