4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.7. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất đậu tương DT
Đơn vị: gam/m2 lá/ ngày đêm
Công thức Thời kỳ 3 - 4 lá thật đến ra hoa rộ Thời kỳ ra hoa rộ đến quả non Nước lã (đ/c) 2,28 4,12 K-Humat 3,02 5,02 Đầu trâu 702 2,87 4,83 A-K Bắc Á 2,62 4,26 PanHumat-P 2,41 4,35 LSD0,05 0,33 0,49 CV% 6,7 5,8
- Giai đoạn từ ra hoa rộ đến quả non: Trong giai đoạn này, hiệu suất quang hợp đạt được cao nhất. Phân bón K-Humat và Đầu trâu 702 có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến hiệu suất quang hợp. Các phân bón còn lại không phát huy tác động đến hiệu suất quang hợp của cây đậu tương.
4.1.7. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất đậu tương DT84 tương DT84
Yếu tố cấu thành năng suất là những hợp phần rất quan trọng để tạo thành năng suất của cây và là cơ sở tạo nên năng suất của giống. Thực tiễn sản xuất cho thấy những giống đạt năng suất cao là những giống có các yếu tố cấu thành năng suất cao. Các yếu tố cấu thành năng suất có mối liên hệ mật thiết, chi phối lẫn nhau và liên qua chặt chẽ đến năng suất. Kết quả nghiên
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….. 46 cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất đậu tương DT84 được tổng hợp trong bảng số liệu 4.7.
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất đậu tương DT84 C.THỨC Tổng quả/cây TLQC (%) TLQ1H (%) TLQ2H (%) TLQ3H (%) P1000 (g) Nước lã (đ/c) 23,56 87,25 11,35 70,81 17,84 164,03 K-Humat 25,33 92,99 8,49 67,45 24,06 164,52 Đầu trâu 702 26,56 89,95 11,16 64,18 24,65 164,56 A-K Bắc Á 25,00 89,77 10,40 64,35 25,25 164,48 PanHumat-P 24,33 90,42 10,11 66,65 23,24 164,15 LSD0,05 1,69 CV% 3,6
- Tổng số quả/cây: Các công thức xử lý phân bón khác nhau sẽ cho tổng số quả trên cây khác nhau. Tổng số quả trên cây cao nhất ở công thức xử lý phân bón Đầu trâu 702 (cao hơn so với đối chứng 3 quả/cây) và công thức xử lý phân bón K-Humat (cao hơn đối chứng 1,77 quả/cây). Các công thức xử lý phân bón A-K Bắc Á và PanHumat-P lần lượt có trung bình số quả cao hơn đối chứng là 1,44 quả/cây và 0,77 quả/cây.
Như vậy, ở mức ý nghĩa 5% các loại phân bón: Đầu trâu 702 và K- Humat đã có tác dụng tăng số quả trên cây. Phân bón A-K Bắc Á và PanHumat-P không có tác dụng làm tăng số quả trên cây ở đậu tương DT84.
- Tỉ lệ quả chắc: Kết quả bảng trên cũng cho thấy, các loại phân bón khác nhau đã có tác động làm tăng tỉ lệ quả chắc/cây so với công thức đối chứng. Cao nhất ở công thức phun phân bón K-Humat, thấp nhất trong các công thức xử lý phân bón lá là A-K Bắc Á.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….. 47 - Tỉ lệ quả 1 hạt, 2 hạt và 3 hạt có liên quan đến tổng số hạt trên cây. Tỉ lệ quả 3 hạt càng cao thì số hạt/cây càng nhiều và năng suất càng cao. Tỉ lệ quả 3 hạt phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di truyền của giống, sau đó là biện pháp canh tác. Kết quả ở bảng số liệu trên cho thấy: Các công thức xử lý phân bón lá đều làm tăng tỉ lệ quả 3 hạt so với đối chứng. Trong đó tỉ lệ quả 3 hạt ở công thức xử lý phân bón Đầu trâu 702 đạt cao nhất. Thấp nhất trong các công thức có xử lý là K-Humat.
- Khối lượng 1000 hạt là chỉ tiêu góp phần quyết định đến năng suất đậu tương. Bên cạnh đó nó cũng là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng hạt trên thị trường. Khối lượng 1000 hạt ít biến động và phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính di truyền của giống.
Như vậy, việc xử lý phân bón lá cho cây đậu tương DT84 đã có tác động làm tăng các yếu tố cấu thành năng suất. Hai loại phân bón: K-Humat và Đầu trâu 702 có ảnh hưởng lớn hơn so với hai phân bón còn lại