3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Bố trí thí nghiệm
* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống đậu tương DT84 tại Tứ Kỳ - Hải Dương.
- Công thức 1: Phun nước lã (đối chứng) - Công thức 2: Phun phân bón lá K - Humat - Công thức 3: Phun phân bón lá Đầu trâu 702 - Công thức 4: Phun phân bón lá A-K Bắc Á - Công thức 5: Phun phân bón lá PanHumat - P
* Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm EMINA đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống đậu tương DT84 tại Tứ Kỳ - Hải Dương.
- Công thức 1: Phun nước lã (đối chứng);
- Công thức 2: Phun dung dịch chế phẩm EMINA nồng độ 0,2%; - Công thức 3: Phun dung dịch chế phẩm EMINA nồng độ 0,4%; - Công thức 4: Phun dung dịch chế phẩm EMINA nồng độ 0,6%; - Công thức 5: Phun dung dịch chế phẩm EMINA nồng độ 0,8%.
Các thí nghiệm được tiến hành với 5 công thức, các công thức được bố trí trên một nền chung (tính cho 1ha) là: 650kg phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + 40kg N + 100kg P2O5 + 60kg K2O; Phân bón lá và chế phẩm EMINA được phun ở các thời kỳ: 3 lá thật, bắt đầu ra hoa (dưới 10% số cây ra hoa) và thời kỳ quả non
Thể tích dung dịch chế phẩm tính trên ha: 300 – 600l /lần phun tùy theo từng giai đoạn:
+ Giai đoạn 3 lá thật: 10 lít/sào Bắc bộ + Các giai đoạn sau: 20 lít/sào Bắc bộ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….. 32 Các chế phẩm được phun vào lúc trời mát (sáng sớm hoặc chiều tối), không phun vào lúc trời có mưa hoặc nắng to.
Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB) với 3 lần lặp lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 5m2. Mật độ trồng vụ Đông là 42,8 cây/m2 (khoảng cách hàng: 38 cm, khoảng cách cây: 8 cm).
DẢI BẢO VỆ CT2 CT1 CT3 CT5 CT4 CT1 CT3 CT5 CT4 CT2 TN2 TN1 Nhắc lại 3 CT5 CT3 CT4 CT2 CT1 CT2 CT5 CT4 CT3 CT1 CT4 CT5 CT1 CT3 CT2 CT5 CT1 CT2 CT4 CT3 TN2 TN1 TN2 TN1 DẢI BẢO VỆ Nhắc lại 2 Nhắc lại 1 SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM