Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm EM trên thế giớ

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và chế phẩm emina đến sinh trưởng, phát triển, năng suất giống đậu tương dt84 tại tứ kỳ - hải dương (Trang 31 - 32)

* Những nghiên cứu về chế phẩm EM

Năm 1980, chế phẩm EM đã được ứng dụng rất có hiệu quả ở Nhật Bản trong các lĩnh vực: Cây trồng, vật nuôi và xử lý môi trường. Năm 1982, EM đã được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp và mở ra một hướng mới cho sản xuất nông nghiệp công nghệ mới – công nghệ canh tác tự nhiên – bền vững [14]. EM được nhìn nhận như “một công cụ tiềm tàng có giá trị có thể giúp đỡ nông dân phát triển hệ thống canh tác bền vững” [32].

Cho đến nay, công nghệ EM đã được ứng dụng ra khắp các lục địa và đã được sản xuất ở hơn 50 quốc gia [24]. Các tổ chức nghiên cứu công nghệ EM được hình thành ở nhiều nước trên thế giới, gọi tắt là EMRO (EM Research Organization) và có quan hệ chặt chẽ với EMRO ở Nhật Bản.

Sau hơn 20 năm nghiên cứu EM, tác giả Teruo Higa cùng các đồng nghiệp đã phát triển từ 5 lớp sinh vật đến 9 lớp, từ 83 loài vi sinh vật lên đến 130 loài trong EM [47].

Qua các báo cáo khoa học tại các Hội nghị Quốc tế về công nghệ EM cho thấy, công nghệ EM có thể gia tăng cân bằng sinh quyển, tính đa dạng của đất nông nghiệp, tăng chất lượng đất, khả năng sinh trưởng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

- Tại Hội nghị Quốc tế lần thứ nhất về Nông nghiệp thiên nhiên cứu thế và nông nghiệp EM, nhiều báo cáo khoa học nghiên cứu về ứng dụng của EM trong sản xuất nông nghiệp đã kết luận rằng: EM đã làm thay đổi trạng thái cân bằng vi sinh vật, tạo ra môi trường phù hợp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, ngăn chặn bệnh cây, bảo tồn năng lượng trong cây, làm tan các chất khoáng trong đất, tăng hiệu lực quang hợp và cố định N sinh học [34, 41, 45].

- Hội nghị Quốc tế lần thứ hai cũng đã có một loạt các báo cáo về hiệu quả của EM đến sinh trưởng, phát triển và năng suất một số cây trồng: lúa, khoai lang, khoai tây, cải bắp, ớt… [34, 35, 40, 42, 49].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….. 22 Bên cạnh những tác dụng tích cực của EM với cây trồng, EM còn được khẳng định có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người tại các hội nghị quốc tế thảo luận về tác dụng của EM trong y học năm 2001 và 2003 [25, 33].

* Tình hình ứng dụng công nghệ EM trên thế giới

Năm 1996, tác giả Milagrosa S.P và E.T. Balaki [27] cho rằng: Bón riêng biệt Bokashi (2000 kg/ha) hoặc sử dụng dung dịch EM gốc với nồng độ 0,2% cho cây khoai tây sẽ hạn chế được bệnh héo xanh vi khuẩn

pseudomonas solanacearum. Năng suất khoai tây ở trường hợp bón Bokashi cao hơn so với bón riêng dung dịch EM gốc. Bón kết hợp Bokashi và dung dịch EM gốc làm tăng kích cỡ củ so với bón phân NPK + phân gà. Tác giả cho rằng: Việc tăng kích cỡ củ và tăng năng suất là do Bokashi và dung dịch EM gốc có hiệu lực trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trong suốt các thời kỳ sinh trưởng, phát triển.

Năm 2000, tác giả Rochayat Y và cs nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón Bokashi, phân lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất khoai tây đã đưa ra kết luận: Bón 20 tấn Bokashi/ha đã làm tăng các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất củ một cách rõ rệt.

Năm 2002, Susan Carrodus cho rằng: Bokashi đã có ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng, làm tăng hàm lượng diệp lục của bắp cải và cải củ, làm tăng số rễ, thúc đẩy sự hoạt động của bộ rễ. Tác giả phân tích rằng: Kết quả trên có được là do sự cung cấp chất dinh dưỡng liên tục cho cây từ Bokashi, còn EM có chứa các phyto hoóc môn hoặc các hoạt chất sinh học khác làm trì hoãn sự già hóa của cây.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và chế phẩm emina đến sinh trưởng, phát triển, năng suất giống đậu tương dt84 tại tứ kỳ - hải dương (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)