Cơ sở khoa học của sử dụng phân bón lá cho cây trồng

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và chế phẩm emina đến sinh trưởng, phát triển, năng suất giống đậu tương dt84 tại tứ kỳ - hải dương (Trang 34 - 35)

Phân bón qua lá là những hợp chất dinh dưỡng, có thể là các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung hoặc vi lượng và cả các chất điều hòa sinh trưởng được hòa tan vào nước và phun lên cây để cây hấp thu.

Bón phân qua lá là biện pháp phun một hay nhiều chất dinh dưỡng lên các phần ở phía trên mặt đất của cây (lá, thân, hoa, quả) với mục đích nâng cao sự hấp thu dinh dưỡng qua các phần trên không của cây trồng.

Bên cạnh quá trình hút chất dinh dưỡng thông qua hệ thống lông hút của rễ, các ion khoáng còn có thể xâm nhập vào cây trồng thông qua hệ thống khí khổng và cả qua lớp cutin mỏng trên bề mặt lá. Tuy nhiên, chất dinh dưỡng chủ yếu xâm nhập qua hệ thống khí khổng và hệ thống lỗ nhỏ trên bề mặt lá. Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95%. Trong khi đó, bón qua đất, cây chỉ sử dụng được 45 – 50% chất dinh dưỡng. Sở dĩ như vậy là vì tổng diện tích bề mặt các lá trên một cây rộng gấp 15 – 20 lần diện tích đất được che phủ bởi cành và lá, nghĩa là diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng của lá rộng hơn rất nhiều so với diện tích đất trồng của một cây. Qua khí khổng, các chất dinh dưỡng được dẫn đến các tế bào, mô cây để sử dụng.

Trong thành phần chất dinh dưỡng của phân bón lá ngoài các nguyên tố đa lượng như N, P, K còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng như Fe, Zn, Cu, Mg,... các nguyên tố này tuy có hàm lượng thấp nhưng lại giữ vai trò rất quan trọng vì trong môi trường đất thường thiếu hoặc không có. Do đó, khi bổ sung các chất này trực tiếp qua lá sẽ đáp ứng đủ nhu cầu và cân đối dinh dưỡng cho cây, tạo điều kiện cho cây phát triển đầy đủ trong từng giai đoạn sinh trưởng. Phân bón lá có tác dụng đặc biệt trong những trường hợp cần bổ sung khẩn cấp chất dinh dưỡng N, P, K hay các nguyên tố vi lượng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….. 25 giúp cây trồng tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất, kích thích đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu quả, giảm hiện tượng rụng quả non, giúp quả to đẹp, phẩm chất ngon và tăng cường khả năng đề kháng, chống chịu sâu bệnh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và chế phẩm emina đến sinh trưởng, phát triển, năng suất giống đậu tương dt84 tại tứ kỳ - hải dương (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)